Thịnh Hành 5/2024 # Dấu Hiệu Ung Thư Da Thường Gặp Và Cách Điều Trị # Top 9 Yêu Thích

Thông thường, những dấu hiệu ung thư da rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh ngoài da thường gặp như viêm da, viêm da cơ địa, vảy nến, ngứa, mề đay, dị ứng… Vì vậy, bạn cần biết chính xác các dấu hiệu trên da để kịp thời có những phương pháp xử lý.

1. Dấu hiệu ung thư da thường gặp

Giai đoạn đầu, ung thư da không có dấu hiệu rõ ràng. Ở giai đoạn tiến triển, dấu hiệu của bệnh ung thư da bao gồm:

Loét lâu liền hoặc rớm máu.

Biến đổi dày sừng, có chảy máu, loét, nổi cục

Loét hoặc nổi cục ở sẹo cũ

Mảng đỏ mạn tính có loét nông

Các khối u dưới da phát triển rất nhanh

Nốt ruồi bẩm sinh phát triển nhanh, chuyển màu sang đen nhánh như than hoặc màu đỏ, bề mặt từ nhẵn chuyển sang gồ ghề, bờ nham nhở, có vảy hoặc loét, dễ chảy máu

Có thể sờ thấy hạch

Cần phân biệt rõ ung thư da và các bệnh khô da, bệnh vẩy nến, hoặc bệnh chàm mặc dù chúng có biểu hiện giống nhau. Mặc dù các dấu hiệu này không phải lúc nào cũng là ung thư da, tuy nhiên, nếu thấy bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

3. Chẩn đoán ung thư da như thế nào?

3.1. Chẩn đoán phân biệt

Dựa vào khám nghiệm lâm sàng và sinh thiết tổn thương. Có thể bị nhầm với các thương tổn sau:

Loét nhiễm trùng do nấm, viêm lao, giang mai.

Loét do thiểu dưỡng như ứ trệ tĩnh mạch, loét do thiếu máu động mạch, bệnh thần kinh, bệnh xơ da tiền ung thư.

Các ung thư hắc tố không có sắc tố.

3.2. Sinh thiết mảnh lấy ở rìa thương tổn

Cần lấy đủ độ sâu để xác định mức xâm nhập tế bào ung thư qua màng đáy.

Sinh thiết cắt bỏ những thương tổn dưới 3 cm, có thể làm chẩn đoán tức thì hoặc trong 48 giờ.

4. Các phương pháp điều trị ung thư da hiệu quả tốt nhất

Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư da nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì khả năng phục hồi rất cao. Mặc dù tế bào ung thư da phát triển chậm hơn so với các bệnh ung thư khác và khó có thể di căn sang các bộ phận khác của cơ thể nhưng bệnh nhân vẫn cần hết sức cẩn thận và lựa chọn kỹ những phương pháp điều trị ung thư da hợp lý theo tư vấn của chuyên gia.

Một số phương pháp điều trị ung thư da hiệu quả và tốt nhất hiện nay:

4.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ khối u là phương pháp điều trị ung thư phổ biến.

Nguyên tắc chung:

Ung thư biểu mô tế bào gai cần phẫu thuật rộng hơn, diện cắt trên 2cm so với loại ung thư biểu mô tế bài đáy diện cắt dưới 1cm.

Ung thư biểu mô tế bào đáy không cần điều trị hạch.

Ung thư biểu mô tế bào gai phải cân nhắc điều trị hạch bạch huyết vùng.

Nạo và đốt điện hoặc áp lạnh; ít dùng, nếu có thể chỉ dùng cho loại ung thư biểu mô đáy. Khi tái phát sẽ chống chỉ định.

Cắt bỏ rộng u: Trước mô cần điều trị chống viêm quanh u, chống nhiễm trùng. Cắt bỏ rộng u theo kỹ thuật cổ điển, dùng dao điện cắt u để tăng diện đốt rộng và đỡ chảy máu. Những vị trí khó lấy u, u rộng đôi khi phải tổ chức hai ê kíp mổ với hai mục đích khác nhau: lấy rộng u và tạo hình thay thế vùng khuyết bằng tổ chức da và dưới da.

Vét hạch: Nếu chưa di căn hạch có thể theo dõi khi u nguyên phát nhỏ. Trong ung thư da hạch hay phản ứng viêm, nên cần điều trị kháng sinh trước. Vét hạch theo nguyên tắc tùy các chặng hạch như cổ, nách, bẹn…

4.2. Xạ trị

Xạ trị là biện pháp điều trị ung thư da phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều hạn chế khi nó khiến cho tóc bệnh nhân rụng, sức khỏe suy kiệt.. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng sau xạ trị cần được hết sức quan tâm.

Ung thư biểu mô tế bào đáy nhạy cảm với tia xạ nên việc tia áp sát tại chỗ bằng cesium hay P32 cũng đem lại hiệu quả ngang với phẫu thuật. Tuy nhiên cần chú ý các vị trí gần mắt, niêm mạc mũi miệng dễ bị bỏng, bỏng do tia thứ phát. Loại ung thư biểu mô gai kháng tia mạnh nên có thể dùng nguồn tia áp sát mạnh nhưng kết quả không rõ ràng và tin cậy như dùng phẫu thuật.

4.3. Hóa trị

Hóa chất tại chỗ: dùng kèm 5FU 1-5% bôi 2 lần/ ngày, bôi trong 4-6 ngày có thể điều trị khỏi các thương tổn tiền ung thư hoặc ung thư biểu mô đáy nông nhỏ.

Hóa chất toàn thân: ít dùng để điều trị bổ sung. Trong một số trường hợp đặc biệt dùng điều trị tạm thời bằng 5FU và một số hóa chất khác theo chỉ định của bác sĩ khi ung thư di căn rộng.

5. Cách phòng tránh ung thư da hiệu quả

5.1. Phòng tránh ung thư da bằng cách ngồi xa cửa sổ

Cửa sổ cho dù có kính thì vẫn không chặn được hoàn toàn tia cực tím mặt trời. Và do không biết điều này nên nhiều người vẫn vô tư ngồi bên cửa sổ lúc trời nắng gắt làm tăng nguy cơ ung thư da khá cao.

Do đó, tốt nhất bạn không nên ngồi nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp qua cửa sổ. Nếu ngồi trên xe buýt thì nên kéo rèm cửa lại hoặc nếu lái xe hơi thì nên chọn loại kính chuyên dụng chống tia cực tím để giảm thiểu nguy cơ ung thư da.

5.2. Tránh xa rượu

Rượu có thể làm tăng hậu quả xấu của tia cực tím đối với da. Thậm chí khi bạn uống vào ban đêm hoặc ở trong nhà vẫn có nguy cơ gây hại. Một nghiên cứu năm 2024 trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers and Prevention cho biết rằng uống rượu mỗi ngày cho dù là số lượng ít vẫn làm tăng nguy cơ u ác tính lên 14%.

5.4. Vitamin B3 giúp phòng tránh ung thư da

Một dạng của vitamin B3 là nicotinamid có thể giúp hỗ trợ ADN phục hồi sau khi bị hư hại do ánh nắng mặt trời. Một nghiên cứu cho thấy những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da đã dùng 1.000mg nicotinamide mỗi ngày trong một năm đã giảm 23% nguy cơ ung thư tế bào đáy và tế bào vảy.

Do đó, bạn hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B3 như cá hồi, cá ngừ, lạc, thịt gà, hạt hướng dương, nấm… để ngăn ngừa ung thư da tấn công.

5.5. Tăng cường hệ miễn dịch

Nếu hệ thống miễn dịch suy yếu thì nguy cơ ung thư da tăng cao. Bởi khi hệ thống miễn dịch của bạn suy giảm, các tế bào ung thư mới hình thành không được tiêu diệt triệt để nên sẽ mạnh dần lên và gây bệnh.

Khi bạn bị ốm thường xuyên, đó là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn cần được tăng cường. Chăm tập thể dục đồng thời nạp một số thực phẩm như tỏi, sữa chua, trà đen và trà xanh đều mang lại lợi ích to lớn.