Thịnh Hành 5/2024 # Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối Nên Làm Gì ? # Top 9 Yêu Thích

Theo hệ thống phân loại giai đoạn ung thư gan TNM, ung thư gan giai đoạn cuối được hiểu là ung thư gan giai đoạn IVA và IVB:

Ung thư gan giai đoạn 4 (A)

Ở giai đoạn cuối ung thư gan 4A chưa xảy ra di căn xa.

Có di căn vào vùng hạch hoặc hạch vùng không thể đánh giá được (bao gồm hạch nằm dọc theo tĩnh mạch chủ dưới động mạch gan, tĩnh mạch cửa và hạch rốn gan)

Ung thư giai đoạn 4 (B)

Ở ung thư giai đoạn cuối này đã xảy ra di căn xa thường xảy ra ở xương và phổi, khối u có thể qua bao gan và tới cổ hoành.

Có di căn vào vùng hạch hoặc hạch vùng không thể đánh giá được (bao gồm hạch nằm dọc theo tĩnh mạch chủ dưới động mạch gan, tĩnh mạch cửa và hạch rốn gan)

Nhiều khối u ở nhiều thùy hay các khối u xâm lấn vào các nhánh chính của tĩnh mạch gan và cũng xâm lẫn vào các cơ quan khác.

Còn theo hệ thống phân loại ung thư gan BCLC, phân loại ung thư gan dựa vào 3 tiêu chí: Đặc điểm khối u (kích thước, số lượng, xâm lấn xung quanh), Chức năng gan (Child-Pugh); và Thể trạng chung PTS (performance status). Lúc này ung thư gan giai đoạn cuối được hiểu là ung thư gan giai đoạn D:

Đặc điểm khối u: ở bất cứ trạng trái nào

Chức năng gan Child C: 10-15 điểm

Các triệu chứng ung thư gan giai kỳ cuối thường nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, điển hình như:

Mệt mỏi: Mệt mỏi ở đây bao gồm cảm giác mệt mỏi về thể xác, tinh thần và cảm xúc

Xuất hiện các cơn đau nặng

Rối loạn tiêu hóa

Suy nhược cơ thể nghiêm trọng

Theo hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, tiên lượng của bệnh ung thư gan ở giai đoạn III – IV, chỉ còn khoảng từ 3 – 5 tháng.

Trong một số trường hợp, nếu không được chữa trị kịp thời, kết hợp tâm lý bi quan, người bệnh có thể tử vong sớm hơn rất nhiều.

Câu trả lời là không, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được khả năng lây lan của ung thư gan nói chung và ung thư gan giai đoạn cuối nói riêng có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua ăn uống chung, tiếp xúc gần gũi, sống chung, hôn hay thậm chí là quan hệ tình dục.

Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm để sống chung và chăm sóc sức khỏe cho những người bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối.

Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối phải đối mặt với các cơn đau đớn từ khối u gan gây ra cũng như việc can thiệp các biện pháp điều trị được chỉ định.

Trong quá trình điều trị, nhiều người bệnh ngã gục sau các ca mổ, các đợt hóa trị, xạ trị bởi quá nhiều tác dụng phụ, cơ thể suy nhược nghiêm trọng, không thể đủ sức khỏe để tiếp nhận hóa trị, xạ trị, hay tham gia ca phẫu thuật tiếp theo.

Nhiều trường hợp, người bệnh tử vong sớm hơn vì quá nhiều tác dụng phụ do phương pháp điều trị gây ra, khiến cơ thể người bệnh suy nhược trầm trọng.

Vì vậy việc chú ý nâng cao thể trạng, sức đề kháng, giảm đau đớn, tác dụng phụ của phương pháp điều trị đối với bệnh nhân giai đoạn cuối là rất quan trọng.

Trong suốt quá trình điều trị để hỗ trợ điều trị, kiểm soát, nâng cao chất lượng cuộc sống và thời gian sống cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối thì bản thân người bệnh cũng như người nhà cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về:

Chỉ định phương pháp điều trị

Thăm khám, tái khám theo định kỳ

Tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh, khiến tế bào ung thư phát triển mạnh

Đồng thời, cần lưu ý có chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập Yoga, đi bộ, luyện khí công… ở mức độ vừa với sức của mình; giữ tinh thần thoải mái, nuôi dưỡng ý chí chiến thắng bệnh tật mạnh mẽ.

Ngoài ra để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm tác dụng phụ của phương pháp điều trị người bệnh được khuyên nên sử dụng thực phẩm chức năng fucoidan trước, trong và sau quá trình điều trị.

Có lẽ, nhiều người bệnh sẽ bỏ qua vấn đề ăn uống trong chăm sóc người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, bởi ai cũng nghĩ rằng thời gian sống của người bệnh cũng không còn được nhiều nên ăn uống như thế nào cũng được, người bệnh thích gì thì cho ăn món đó.

Nhưng trên thực tế, để có thể kéo dài được thời gian sống cho người bệnh thì chế độ ăn uống phải được đảm bảo, thực đơn ăn uống phải đảm bảo được các nguồn dưỡng chất. Bởi lúc này, khi gan bị tổn thương trầm trọng, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ không còn được đảm bảo, cơ thể sẽ bị thiếu chất và người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi và suy kiệt về sức khỏe

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe thì người bệnh cũng cần tránh một số loại thực phẩm có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm giàu chất béo, đồ ngọt: Thức ăn nhiều chất béo như khoai tây chiên, bánh nướng, bánh ngọt… khi dung nạp vào cơ thể sẽ khó tiêu hóa gây áp lực cho dạ dày. Chúng còn khiến gan mệt mỏi trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì thế khi bị ung thư gan nên tránh những thực phẩm này, thay vào đó là những thực phẩm ít béo, ít ngọt.

Thực phẩm giàu protein: Những thực phẩm giàu protein như sữa, thịt lợn, thịt gia cầm, cá… Nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein có thể gan không xử lý kịp và tích tụ các chất thải độc hại ở gan và cơ thể, khiến bệnh ung thư gan nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm nhiều muối: Nếu ăn những thực phẩm chứa hàm lượng muối cao sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng ung thư gan. Do đó khi chế biến thức ăn nên cho ít muối.

Bên cạnh chú ý trong điều trị, dinh dưỡng, bệnh nhân cần được chăm sóc về mặt tinh thần. Bệnh nhân cần được quan tâm, hỏi han, giữ tinh thần vui vẻ.

BỔ SUNG FUNADIN PHÒNG CHỐNG CÁC TÁC NHÂN GÂY HẠI VÀ NGĂN NGỪA TINH TRẠNG PHÁT TRIỂN NẶNG Ở GAN