Phổ Biến 4/2024 # Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối Chữa Khỏi Được Không? # Top 7 Yêu Thích

Khi nhận được kết quả ung thư dạ dày giai đoạn cuối, câu hỏi nhiều người đặt ra: Vậy ung thư dạ dày giai đoạn cuối chữa khỏi được không? Đây có lẽ là câu hỏi rất khó trả lời bởi tỷ lệ sống của người bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khỏe, tinh thần và phương pháp điều trị. Do đó, người bệnh không nên từ bỏ niềm tin và hy vọng sống, vì ung thư dạ dày giai đoạn cuối vẫn có thể điều trị để kéo dài thời gian sống, miễn là bạn được điều trị đúng phương pháp và ngay lập tức.

1. Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày

Theo số liệu của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 10.400 người ung thư dạ dày được phát hiện, tỉ lệ tử vong của căn bệnh này lên tới 8000 ca/ năm trên tổng số 11000 ca mắc mới/năm, dự báo tăng lên khoảng 11.500 ca vào năm 2024. Ung thư dạ dày xếp thứ 3 trong số các bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam do tỷ lệ phát hiện sớm bệnh rất thấp. Phần lớn người bệnh không được tầm soát kịp thời khi đến bệnh viện điều trị đều ở giai đoạn cuối.

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên, một trong số các nguyên nhân phải được kể đến được coi là thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh như: Nhiễm vi khuẩn HP, tuổi tác và giới tính, hút thuốc lá, tiền sử bệnh từ người thân trong gia đình, do thói quen ăn mặn thường xuyên, thức khuya, stress, môi trường sống bị ô nhiễm, viêm, loét dạ dày mạn tính, từng phẫu thuật dạ dày.

2. Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Ung thư dạ dày phát triển qua 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn đánh dấu quá trình phát triển của tế bào ung thư và tình trạng bệnh và di căn trên cơ thể. Ở giai đoạn đầu bệnh thường khó phát hiện thường nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác như viêm loét dày, đau dạ dày… Tuy nhiên, khi tiến triển ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư bắt đầu di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể thì những triệu chứng của bệnh xuất hiện rõ ràng hơn. Người bệnh sẽ thường có những triệu chứng như sau:

2.1. Đau bụng dữ dội

Ở giai đoạn cuối, khi các khối u tế bào ung thư lây lan sang các bộ phận trong cơ thể, xâm lấn dạ dày và các mô cơ xa hơn như bạch huyết, gan, phổi, xương, túi mật, người bệnh thường xuất hiện những cơn đau dữ dội, không đau âm ỉ như giai đoạn đầu do khối u kích thước lớn chèn ép vào dây thần kinh.

2.2. Vùng bụng xuất hiện khối u

Do khối u phát triển dẫn tới tình trạng khi lấy tay sờ vào vùng bụng có thể cảm nhận khối u rắn xuất hiện ở vùng bụng, các khối u này chính là thủ phạm gây ra các cơn đau.

Khi khối u ung thư chèn ép dạ dày, dẫn đến việc khi nạp thức ăn, đồ uống vào cơ thể khó khăn gây ra hiện tượng buồn nôn và thậm chí nôn ra máu kèm theo thức ăn do khối u trong dạ dày lớn, bị vỡ và viêm loét gây chảy máu. Đồng thời, khi khối u dạ dày bị vỡ gây chảy máu, máu này sẽ được di chuyển qua hệ tiêu hóa để đưa xuống hậu môn, trải qua một quá trình dài hoạt động trong cơ thể máu sẽ chuyển sang màu thâm đen, do đó người bệnh sẽ có triệu chứng đi ngoài kèm máu đen.

2.4. Mất ngủ, sụt cân, thiếu máu

Ở giai đoạn cuối, do sức khỏe suy yếu, cộng với yếu tố tâm lý, tinh thần chán nản khiến cho người bệnh cảm thấy chán ăn, bỏ ăn, mất ngủ. Việc cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, cộng với hiện tượng ăn vào nôn ra làm cho bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, sút cân không kiểm soát. Ngoài các dấu hiệu kể trên, ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn có một số dấu hiệu khác như sốt, vàng da, khô miệng, nuốt nghẹn, táo bón, tiêu chảy….

3. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối chữa khỏi được không?

Vậy ung thư dạ dày giai đoạn cuối chữa khỏi được không? Theo các chuyên gia cho biết, ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối việc điều trị thành công khỏi rất khó.

Bởi lúc này, các tế bào ung thư phát triển vô cùng nhanh chóng và di căn đến các cơ quan lân cận trong cơ thể như gan, phổi, não…Mục đích điều trị ở giai đoạn cuối cho người bệnh chỉ có thể giúp kéo dài được tuổi thọ từ 1- 3 năm. Tùy theo từng trường hợp và sự quyết tâm, khát khao sống của người bệnh, sự tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ cũng như điều kiện của mỗi người. Việc chữa khỏi chỉ xảy ra khi người bệnh không phát hiện thấy khối u trong cơ thể, ung thư không bị tái phát lại.

Phương pháp điều trị giai đoạn cuối, chủ yếu dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn ung thư dạ dày, hóa trị, xạ trị. Đồng thời, điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân dạ dày giai đoạn cuối quyết định tuổi thọ được kéo dài hay không đó là yếu tố thể trạng, tinh thần và chế độ dinh dưỡng. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng, hãy giữ cho tinh thần luôn được vui vẻ, lạc quan, xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập khoa học hợp lý. Uống, sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ nâng cao thể trạng, đồng thời sử dụng các các loại thực phẩm sạch. Hạn chế bia rượu, thuốc lá, đồ ăn uống không lành mạnh… thực hiện được điều này việc kéo dài thời gian sống sẽ đạt kết quả tốt.

Trước tình trạng ngày càng nhiều người mắc và chết vì ung thư dạ dày, các chuyên gia cảnh báo, mọi người hãy nên tầm soát sức khỏe định kỳ và thường xuyên, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng của ung thư dạ dày, hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm tránh trường hợp rơi vào tình trạng “vô phương cứu chữa”.