Thịnh Hành 5/2024 # Lên Lịch Tiêm Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung Ngay Hôm Nay Vì Sức Khỏe Của Bạn # Top 8 Yêu Thích

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm ở phái nữ bởi độ độ nguy hiểm của nó. Hiện nay, có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng vắc xin HPV, vì thế hãy lên lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung từ bây giờ để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân mình.

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung nếu làm xét nghiệm Pap thường xuyên. Bạn có thể chữa khỏi ung thư cổ tử cung có thể nếu phát hiện bệnh sớm. Ngày nay, có rất nhiều phương pháp khác nhau để làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đây là lý do số lượng trường hợp ung thư cổ tử cung đang giảm dần trên thế giới.

Ung thư cổ tử cung do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển quá nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung nguy hiểm đặc biệt với nữ giới bởi tử cung là nơi quan trọng của phụ nữ. Hiện đã có vắc xin phòng ngừa, bạn cần lên lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung sớm để có thể phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 2 trên thế giới (sau bệnh ung thư vú) ở phụ nữ

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Đa số các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung có nguyên nhân từ nhiễm Human Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao. Human Papillomavirus (HPV) nguy cơ cao – nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.

Hiện đã có vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung, bạn nên hẹn bác sĩ lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung để có thể bảo vệ sức khỏe của mình.

Bên cạnh Human Papillomavirus (HPV), một số yếu tố nguy cơ khác có thể tăng khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm:

Hút thuốc lá: phụ nữ hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng gấp đôi so với những phụ nữ không hút thuốc. Các chất độc hại có trong thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân gây nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không an toàn.

Sinh đẻ nhiều lần (có trên 5 đứa con).

Sinh con khi còn quá trẻ (< 17 tuổi).

Vệ sinh sinh dục không đúng cách.

Viêm cổ tử cung mãn tính.

Suy giảm miễn dịch: trên cơ thể suy giảm miễn dịch, nguy cơ nhiễm HPV nguy cơ cao tăng lên, dẫn tới tăng khả năng bị ung thư cổ tử cung.

Sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm.

Vắc xin HPV là gì?

Hiện đã có vắc xin phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung

Vắc xin Human papilloma virus (HPV) là các vắc xin giúp chống lại viêm nhiễm của virus papilloma ở người. Các vắc xin hiện có tác dụng chống lại hai, bốn, hoặc chín loại HPV. Tất cả các loại vắc xin đều có tác dụng chống lại ít nhất là hai loại HPV 16 và 18, bởi hai chủng này gây ra nguy cơ lớn nhất của ung thư cổ tử cung.

Người ta ước tính rằng các vắc xin này có thể ngăn chặn 70% ung thư cổ tử cung, 80% ung thư hậu môn, 60% ung thư âm đạo, 40% ung thư âm hộ, và có thể một số bệnh ung thư miệng. Thêm vào đó, các vắc xin này cũng ngăn ngừa một số bệnh gai sinh dục. Khi bạn hẹn bác sĩ lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng loại vắc xin nào cho phù hợp.

Liều và lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Hiện nay, vắc xin phòng ngừa HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Đây là thời điểm mà hiệu lực của vắc xin HPV đạt cao nhất. Với nữ giới dưới 40 tuổi, đã có quan hệ tình dục và có con vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nhưng hiệu quả của vắc xin sẽ không đạt được như mong muốn.

Do vậy, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin này sẽ có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm. Tuy nhiên, vắc xin này không có tác dụng đối với những người bệnh đã mắc ung thư cổ tử cung. Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng ngừa vi rút HPV được sử dụng tại Việt Nam gồm: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ).

Hai loại vắc xin này có một số điểm khác nhau cơ bản về số lượng chủng vi rút HPV có thể phòng ngừa, đối tượng tiêm, lịch tiêm cũng như tác dụng phòng ngừa. Cần tuân theo lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung để có thể đạt hiệu quả cao của vắc xin.

Cần lên lịch chích ngừa ung thư cổ tử cung khi đã đủ tuổi để bảo vệ sức khỏe của bản thân phái nữ

Tùy vào loại vắc xin được lựa chọn để tiêm mà sẽ có lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung khác nhau, tuy nhiên, cần phải lưu ý thói quen sinh hoạt khi tiêm ngừa để đảm bảo độ hiệu quả của vắc xin.

Vắc xin Gardasil:

Phòng 4 tuýp HPV đó là 6, 11, 16 và 18.

Độ tuổi tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi.

Lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung đối với vắc xin Gardasil: Mũi 1 là ngày tiêm mũi đầu tiên; mũi 2 là 2 tháng sau mũi đầu tiên; mũi 3 là 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Vắc xin Cervarix:

Phòng 2 tuýp HPV (16 và 18).

Độ tuổi tiêm cho nữ giới từ 10 tuổi đến 25 tuổi.

Lịch tiêm phòng ung thư cổ tử cung đối với vắc xin Cervarix: Mũi 1 là ngày tiêm mũi đầu tiên; mũi 2 là 1 tháng sau mũi đầu tiên; mũi 3 là 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Mẫn Mẫn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.