Thịnh Hành 5/2024 # Ung Thư Buồng Trứng Giai Đoạn Cuối Có Triệu Chứng Gì, Phương Pháp Điều Trị Ra Sao? # Top 9 Yêu Thích

Ung thư buồng trứng là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao thường gặp ở chị em phụ nữ. Bệnh nhân chỉ phát hiện được bệnh khi đã vào giai đoạn cuối với những biến chứng khó lường. Vậy ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có triệu chứng gì, điều trị ra sao?

1. Tìm hiểu bệnh lý ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là gì?

Ung thư buồng trứng là bệnh lý xuất hiện tế bào ung thư ác tính ở 1 hay cả 2 bên buồng trứng. Đây là các tế bào bất thường xuất hiện, lan nhanh mà cơ thể con người không thể tự kiểm soát được. Thậm chí các tế bào ung thư này còn lan sang các cơ quan khác với tốc độ nhanh chóng. Ung thư buồng trứng bao gồm: ung thư biểu mô buồng trứng, ung thư tế bào mầm và ung thư mô đệm.

Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là giai đoạn khối u đã phát triển nhanh. Chúng bắt đầu xâm lấn ra ngoài phạm vi buồng trứng và ống dẫn trứng. Khi đó, các tế bào ung thư ác tính này đã di căn toàn bộ khu vực ổ bụng đồng thời xuất hiện cả ở dịch màng phổi.

Ở giai đoạn này bệnh được chia làm 2 giai đoạn 4A và 4B với 2 trạng thái:

Giai đoạn 4A: Giai đoạn này được xác định qua việc tìm thấy tế bào ung thư trong dịch lỏng ở khoang bao quanh phổi.

Giai đoạn 4B: Tế bào ung thư ác tính đã lan nhanh khắp ổ bụng. Tại các hạch huyết và vùng bẹn xuất hiện các khối u ở gan, lách, thận, não, …

2. Các triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Cổ trướng

Nguyên nhân của tình trạng này là do các khối u ác tính phát triển, xâm lấn tới toàn bộ khu vực ổ bụng khiến chất lỏng tích tụ. Những chất lỏng này hình thành áp lực tới các tạng khiến bụng phình to hơn. Ngoài ra, chúng cũng đẩy cơ hoành lên cao, lồng ngực bị thu nhỏ hơn khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng như khó thở.

Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối gây tắc nghẽn đường tiêu hóa

Ở giai đoạn ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, các tế bào ung thư ác tính này đã di căn tới thành ruột. Chúng phát triển thành các khối u nhỏ, tiết dịch khiến thành ruột bị dính lại với nhau. Chức năng hấp thu và chức năng bài tiết vì thế cũng bị ảnh hưởng, rối loạn.

Thức ăn khi tới đường ruột bị cản không thể đi qua hoặc đi quá ít, khả năng hấp thu dinh dưỡng cũng bị hạn chế. Lâu dần, cơ thể sẽ suy kiệt do các chất dinh dưỡng không được cung cấp đủ. Bệnh nhân sẽ thường gặp tình trạng nôn, buồn nôn và chán ăn.

Các triệu chứng gặp phải tại một số cơ quan di căn

Tế bào ung thư buồng trứng giai đoạn cuối di căn tới gan tạo nên các khối u ác tính. Những khối u này có kích thước lớn dần tới một mức độ nhất định khiến đường ống dẫn mật vào gan tắc nghẽn. Quá trình chuyển hóa mật giảm, nồng độ bilirubin tăng cao khiến bệnh nhân xuất hiện triệu chứng như vàng da, ngứa, nước tiểu sẫm. Chuyển hóa hoóc môn tại gan cũng rối loạn dẫn tới hiện tượng khó cầm máu. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng xuất hiện những cơn đau tức tại vùng thượng vị, hạ sườn phải.

Các tế bào ung thư phát triển gây tràn dịch màng phổi. Khi đó bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau nhiều tại bên phổi tràn dịch, khó thở. Nếu dịch màng phổi bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ bị sốt. Ở những người cao tuổi có sức khỏe yếu, nhiệt độ cơ thể có thể không thay đổi hoặc tăng nhẹ.

Bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có tế bào ung thư phát triển thành u não sẽ khiến vùng não bị tổn thương. Bệnh nhân gặp các cơn đau đầu dữ dội, nôn mửa bởi khối u làm tăng áp lực nội sọ. Tùy thuộc vùng não bị tổn thương, bệnh nhân có thể gặp những triệu chứng khác như rối loạn thị giác, nói khó, lú lẫn, xuất hiện cơn động kinh, …

Bên cạnh biến chứng tại những cơ quan điển hình trên, các tế bào ác tính còn di căn tới nhiều nơi khác trong cơ thể bệnh nhân. Điều này khiến việc điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối gặp không ít khó khăn.

3. Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Quan tâm đến tâm lý bệnh nhân

Tâm lý bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường sợ sẽ bị mọi người bỏ rơi. Quá trình điều trị cũng khiến bệnh nhân rụng tóc, suy kiệt khiến họ tự ti. Do đó, người thân, bạn bè nên quan tâm nhiều hơn để bệnh nhân bớt đi nỗi sợ hãi. Họ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật.

Để bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối tự do

Tâm lý bệnh nhân thường bất ổn, họ luôn nghĩ tiêu cực. Gia đình nên động viên, tạo điều kiện để người thân được tự do làm những gì mình mong muốn.

Khuyến khích người bệnh tự thực hiện công việc cá nhân. Tổ chức các chuyến đi, buổi giao lưu với bạn bè hoặc làm những món ăn bệnh nhân yêu thích. Đây là cách để bệnh nhân vơi đi những nỗi đau do căn bệnh ung thư gây ra.

Bệnh nhân cần hạn chế làm việc căng thẳng

Khi bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối, sức khỏe thường không đủ để họ thực hiện công việc đang dang dở. Bệnh nhân cần tự sắp xếp, giải quyết những công việc còn lại của mình. Nếu không thể làm việc, bệnh nhân cần lên kế hoạch hoặc bàn giao lại những công việc cho đồng nghiệp. Khi công việc đã được giải quyết xong, người bệnh sẽ thấy an tâm hơn.

Suy nghĩ tích cực và bình thản

Sau khi đã trải qua điều trị bệnh, bệnh nhân cần bình tâm lại để suy nghĩ. Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để chuẩn bị cho một chuyến đi xa. Khi đó, bệnh nhân sẽ không còn gì luyến tiếc. Với bệnh nhân ung thư lúc này việc ở cạnh người thân, được chăm sóc và yêu thương là điều mãn nguyện nhất. Do đó, người thân cần thường xuyên bên cạnh trò chuyện, chăm sóc để bệnh nhân được an tâm và suy nghĩ tích cực hơn.

Điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối rất khó khăn và thường không mang lại hiệu quả. Tùy thuộc thể trạng bệnh nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ thực hiện đưa ra các phác đồ điều trị bệnh tương ứng. Điều cần thiết là bạn cần tuân thủ tuyệt đối các phương pháp điều trị bệnh để nhanh hồi phục.