Thịnh Hành 4/2024 # Mắc Ung Thư Bàng Quang Sống Được Bao Lâu # Top 8 Yêu Thích

Khi mắc ung thư bàng quang người bệnh luôn cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi đây là một bệnh lý nguy hiểm. Không ít người thắc mắc ung thư bàng quang sống được bao lâu? Nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời có gây tử vong không?

1. Nguyên nhân gây ung thư bàng quang

Nguyên nhân gây ung thư bàng quang chưa được xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như:

Nguy cơ ung thư bàng quang tăng theo độ tuổi, thường gặp hơn ở nam giới. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khoảng 9/10 bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư bàng quang trên 55 tuổi.

Nhiều cảnh báo về tính độc hại của thuốc lá đã được đưa ra là thuốc lá có chứa tới khoảng 7 nghìn hóa chất độc hại và khoảng gần 70 chất có khả năng gây ung thư. Chất độc khói thuốc có thể tồn tại trong nước tiểu người bệnh, tích trữ ở bàng quang và gây biến đổi tế bào bất thường tại cơ quan này.

1.3. Môi trường làm việc hóa chất độc hại

Nước uống không an toàn, có nhiễm asen cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang ở nhiều khu vực trên thế giới.

Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cho biết, những người uống nhiều nước mỗi ngày thường có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn so với những người khác. Kết quả một nghiên cứu cho thấy nam giới uống nhiều nước hàng ngày hoặc uống hơn 10 cốc nước (2.531ml) mỗi ngày giảm 24% nguy cơ ung thư bàng quang. Nguyên nhân được giải thích là do bàng quang của họ bị trống thường xuyên giúp loại bỏ độc hại ra khỏi bàng quang.

Nhiều nghiên cứu cho biết, những người có cha/ mẹ, anh/chị/em ruột, con cái mắc ung thư bàng quang có nguy cơ mắc bệnh cao gấp khoảng 1.8 lần so với những người bình thường.

Những người bị các bệnh tự miễn như bệnh Crohn, tiểu đường, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

2. Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Giống như các bệnh ung thư khác, bệnh khi ung thư bàng quang được phát hiện ở giai đoạn đầu (ung thư chỉ phát triển tại lớp niêm mạc trong bàng quang mà chưa lan đến thành bàng quang hay các hạch bạch huyết lân cận) thì bệnh nhân có thể sống tới 5 năm với tỷ lệ 80-90%. Kết quả này khá khả quan với người bệnh.

Khi ung thư đã phát triển thành các mô liên kết bên dưới lớp lót bàng quang nhưng vẫn chưa di căn thì câu trả lời cho câu hỏi ?” lúc này là 88% cơ hội sống.

Khi khối u phát triển với kích thước lớn hơn, chúng bắt đầu lan đến các mô mỡ quanh bàng quang và chưa lây lan đến các bộ phận khác thì cơ hội sống của bệnh nhân vào khoảng 63%.

Ở giai đoạn cuối khối u đã xâm lấn sang các mô tế bào khác trên cơ thể. Đối với nam giới thì bệnh có thể lan sang túi tiền liệt tuyến. Đối với nữ giới bệnh có thể lan sang cổ tử cung, buồng trứng. Lúc này các bác sĩ cần khám xét để biết chính xác tình trạng bệnh, sau đó tiến hành phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị để cắt bỏ phần bàng quang đó. Bệnh nhân có thể kéo dài tuổi thọ với tỷ lệ 40-50%.

Khi bệnh ung thư đã phát triển đến giai đoạn 4, tức bệnh đã sang giai đoạn di căn. Lúc này bệnh đã di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể như gan, phổi… Tỷ lệ kéo dài sự sống của người bệnh chỉ từ 20-30%.

Căn bệnh này rất dễ tái phát sau khi điều trị nên bệnh nhân cần theo dõi kiểm tra định kỳ thường xuyên xem có điều gì bất thường hay không. Khối u không chỉ tái phát tại bàng quang mà còn có thể tái phát tại nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Để chắc chắn, bệnh nhân cần khám xét tổng thể để phát hiện và điều trị kịp thời. Ung thư bàng quang sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào thời gian phát hiện bệnh, phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi càng cao.

Để phòng ngừa ung thư bàng quang cần tránh việc hút thuốc lá, nên ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước khoảng 2 lít nước/ngày. Để thải những chất cặn trong cơ thể, giải độc và làm loãng các chất độc, hơn thế nữa rau xanh có nhiều chất chống oxi hóa rất tốt.

3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh ung thư bàng quang?

3.1. Chế độ dinh dưỡng

Có thể nói chế độ dinh dưỡng chính là điều kiện quan trọng giúp khống chế sự lây lan của tế bào ung thư bàng quang và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Nhìn chung, bệnh nhân ung thư cần hạn chế thức ăn nhiều chất béo, các loại thực phẩm chế biến sẵn, các chất kích thích như rượu, bia hay thuốc lá…

Thay vào đó, chế độ ăn uống hàng ngày cần bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi, thực phẩm nên chế biến bằng cách luộc, hấp thay vì chiên, xào nhiều dầu mỡ. Giờ giấc ăn uống cũng cần chú ý đúng giờ, khoa học, ăn vừa đủ để đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn phải kiểm soát cân nặng ở mức cho phép.

3.2. Tinh thần lạc quan

Khi mắc bệnh ung thư, hầu hết bệnh nhân đều có cảm giác buồn, tức giận, thậm chí là buông xuôi, bỏ cuộc vì nghĩ rằng “ung thư là án tử”. Tuy nhiên, chính tâm lý buông xuôi có thể khiến thời gian sống của bệnh nhân giảm đi rõ rệt. Chính nghị lực sống, tinh thần lạc quan, tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ tạo nên khác biệt rất lớn.

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư bàng quang nên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng từ 1 – 2 tiếng/ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái và sẵn sàng bước vào điều trị.