Thịnh Hành 4/2024 # Có Nên Tầm Soát Ung Thư Hay Không? Lúc Nào Tầm Soát Là Phù Hợp? # Top 9 Yêu Thích

Nếu bạn đang thắc mắc có nên tầm soát ung thư không thì câu trả lời là CÓ! Bởi lẽ, ung thư là căn bệnh nguy hiểm, luôn đe dọa đến tính mạng người mắc phải. Và chỉ có tầm soát ung thư định kỳ mới là chìa khóa để giúp việc phòng và điều trị hiệu quả, tăng tỷ lệ sống sót và điều trị khỏi.

1. Có nên tầm soát ung thư không?

1.1. Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư là việc thực hiện các biện pháp y khoa chuyên sâu nhằm phát hiện ung thư từ giai đoạn rất sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng bất thường nào. Từ đó giúp việc điều trị hiệu quả hơn, ít đau đớn, ít tốn kém và tăng tỷ lệ sống.

1.2. Vai trò của tầm soát ung thư

Tăng khả năng chữa khỏi bệnh và tăng cơ hội sống cho người mắc phải. Nhất là khi đa số bệnh ung thư đều không có triệu chứng gì ở giai đoạn đầu, mà phải thông qua các xét nghiệm chuyên sâu mới có thể nhận ra bệnh.

Tầm soát ung thư có khả năng phát hiện các tổn thương tiền ung thư (không phải ung thư nhưng có khả năng cao trở thành ung thư sau này) từ đó giúp bạn có hướng phòng bệnh hiệu quả.

Tầm soát cũng giúp cho nhiều người bệnh an tâm, loại bỏ tâm lý lo lắng, hoang mang khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Có thể thấy bất cứ ai cũng nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Đây sẽ là biện pháp cực kỳ quan trọng và cần thiết trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị ung thư.

2. Ai nên tầm soát ung thư? Khi nào nên tầm soát ung thư?

Theo các chuyên gia y tế thì tất cả mọi người đều nên tiến hành tầm soát ung thư ngay khi có thể. Tuy nhiên, sẽ có những nhóm đối tượng nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cần thực hiện tầm soát ung thư sớm hơn:

Những người trên 40 tuổi

Nhóm người đã trải qua thời gian dài trị bệnh bằng thuốc hóa trị, xạ trị.

Người có tiền sử gia đình có người đã từng mắc ung thư.

Những người có thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống rượu nhiều…

Những người có tiền sử mắc các bệnh lý: viêm gan B, C, viêm dạ dày, đại tràng…

Người đang cảm thấy trong cơ thể mình xuất hiện những dấu hiệu bất thường như: sụt cân không rõ nguyên nhân, ho kéo dài, trướng bụng, đầy hơi thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện, khó nuốt…

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngay cả khi cơ thể bạn khỏe mạnh thì vẫn cần thiết phải tiến hành tầm soát ung thư định kỳ 1 – 2 năm một lần (tối đa 2 năm). Còn những người ở nhóm nguy cơ cao thì không phải nghĩ có nên tầm soát ung thư, hãy tầm soát trong thời gian khoảng 6 tháng – 1 năm/lần.

3. Các phương pháp tầm soát ung thư

Khi đã xác định được có nên tầm soát ung thư thì bạn nên tìm hiểu về các phương pháp tầm soát ung thư. Tùy vào từng loại tầm soát ung thư mà sẽ áp dụng các xét nghiệm khác nhau để tìm ra bệnh chính xác nhất. Nhưng nhìn chung hiện tầm soát ung thư sẽ sử dụng các phương pháp sau:

3.1. Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán bằng hình ảnh là biện pháp sử dụng các kỹ thuật hình ảnh như: siêu âm, chụp X-quang, chụp CT cắt lớp vi tính, chụp MRI cộng hưởng từ… để ghi lại (mô phỏng lại) hình ảnh các bộ phận, cơ quan trong cơ thể người.

Từ đó sẽ giúp bác sĩ có thể thấy được hình thái của những tổn thương (nếu có), mức độ di căn… và đưa ra các chẩn đoán tiếp theo.

Tùy vào từng loại ung thư mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định để bạn thực hiện chẩn đoán hình ảnh dựa theo phương pháp nào. Chẳng hạn:

Ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp, ung thư dạ dày… sẽ được chỉ định siêu âm.

Ung thư phổi, ung thư gan… sẽ được chỉ định chụp X-quang, chụp CT…

3.2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là biện pháp y học giúp các bác sĩ có thể tìm ra các dấu ấn ung thư. Các chất chỉ điểm đó là các protein đặc biệt được sinh ra do các tế bào ung thư hoặc các hormone có dấu hiệu bất thường.

Chẳng hạn ở ung thư gan là AFP, ung thư đại tràng là CEA, ung thư tụy CA19-9, ung thư phổi là CYFRA 21, ung thư buồng trứng là CA 125…

Khi các nồng độ dấu ấn ung thư này có xu hướng tăng cao thì bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư và chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để có kết luận chính xác nhất.

3.3. Sinh thiết

Sinh thiết là phương pháp quan trọng để chẩn đoán chính xác xem tế bào ở vị trí tổn thương có phải là ung thư ác tính hay không.

Thông thường, sau khi thực hiện các xét nghiệm như siêu âm, chụp X-quang… và nhận thấy có bất thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định lấy tế bào mẫu tại phần nghi là ung thư. Sau đó sẽ quan sát chúng dưới kính hiển vi để xác định xem tế bào đó có phải là ung thư ác tính hay không và đưa ra kết luận.

4. Các gói tầm soát ung thư hiện nay

Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của gia đình… mà các y bác sĩ sẽ hướng dẫn và khuyên bạn có nên tầm soát ung thư, nếu thực hiện thì nên thực hiện tầm soát ung thư loại nào. Và mỗi gói tầm soát ung thư khác nhau sẽ thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu khác nhau. Cụ thể:

3

Tầm soát ung thư đại tràng

Bước 1: Khám lâm sàngBước 2: Thực hiện các xét nghiệm và khảo sát chuyên sâu (tùy từng trường hợp sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm):

Xét nghiệm máu ẩn trong phân

Xét nghiệm DNA trong phân

Nội soi đại trực tràng

Chụp CT…

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)

5

Tầm soát ung thư dạ dày

Bước 1: Khám lâm sàngBước 2: Thực hiện các xét nghiệm và khảo sát chuyên sâu (tùy từng trường hợp sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm):

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)

6

Tầm soát ung thư vòm họng

Bước 1: Khám lâm sàngBước 2: Thực hiện các xét nghiệm và khảo sát chuyên sâu (tùy từng trường hợp sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm):

Nội soi tai mũi họng

Siêu âm

Xét nghiệm máu

Sinh thiết hoặc chụp CT, chụp MRI…

Bước 3: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)

5. Nên đi tầm soát ung thư ở đâu?

5.1. Bệnh viện trong nước

5.1.1. Bệnh viện Bạch Mai

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu của bệnh viện Bạch Mai là trung tâm thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cho người bệnh uy tín số 1 trên cả nước. Tại đây bệnh nhân có thể thực hiện nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới.

5.1.2. Bệnh viện K Hà Nội

Hiện nay bệnh viện K đã và đang thực hiện triển khai các gói tầm soát ung thư nhằm mục đích phát hiện sớm các bệnh ung thư thường gặp nhất ở cả nam và nữ giới.

5.1.3. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội được xếp hạng là bệnh viện chuyên khoa ung thư hạng I của Thành phố Hà Nội. Hiện bệnh viện đang thực hiện thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh về lĩnh vực ung bướu đặc biệt là các bệnh lý về ung thư.

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội hiện có triển khai các gói khám tầm soát ung thư rất đa dạng với mức giá tương đối hợp lý như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng, ung thư gan…

5.1.4. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là bệnh viện chuyên khoa ung bướu tư nhân đầu tiên của cả nước hoạt động độc lập và mang lại hiệu quả cao.

Với việc sở hữu đội ngũ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành cùng hệ thống máy móc hiện đại, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt thực hiện các gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nhanh chóng, cho kết quả chính xác.

Tại đây, bạn sẽ được tư vấn để lựa chọn gói sàng lọc ung thư từ cơ bản đến nâng cao, tùy theo mong muốn của người bệnh mà có thể lựa chọn gói tầm soát phù hợp nhất.

5.1.5. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Khoa Ung bướu – Bệnh viện Vinmec được xem là một trong những địa chỉ chuyên khoa đầu ngành về tầm soát ung thư. Thực hiện khám tầm soát tại bệnh viện Vinmec, bạn sẽ được xét nghiệm với hệ thống trang thiết bị hiện đại, được khám và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ uy tín… đảm bảo độ chính xác tối đa.

5.2. Tầm soát ung thư ở Nhật Bản

Ngoài việc khám tầm soát ung thư trong nước thì ngày càng có nhiều người lựa chọn tìm đến các địa chỉ y tế quốc tế. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia được nhiều người Việt lựa chọn và tin tưởng.

Lý do là bởi, Nhật Bản hiện được đánh giá là quốc gia có nền y học phát triển mạnh mẽ bậc nhất Châu Á, có thể sánh ngang với nền y tế của Mỹ, Châu Âu… Cùng với đó Nhật Bản tương đối gần nước ta nên sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm thời gian, công sức và cả chi phí.