Xu Hướng 5/2024 # Một Số Vấn Đề Cần Biết Khi Hóa Trị Ung Thư # Top 5 Yêu Thích

Hóa trị ung thư là gì?

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư bằng các thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Các thuốc này gọi chung là “thuốc chống ung thư” hay chuyên môn gọi là “hóa chất trị liệu”.

Hóa trị như thế nào?

Hóa trị bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch: thông dụng nhất trong hóa trị. Thường thuốc được pha vào dịch truyền (“nước biển”), hoặc tiêm trực tiếp vào mạch máu (tĩnh mạch hoặc động mạch). Phương pháp này có ưu điểm là thuốc được đưa ngay vào máu, hiệu quả tác dụng nhanh chóng.

Hóa trị bằng đường uống: Một số thuốc có thể được sử dụng đường uống. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, nhưng hiệu quả có chậm hơn, và thường phải uống liên tục trong nhiều ngày, người bệnh dễ bỏ sót, quên uống thuốc.

Khi nào hóa trị? Nên sử dụng hóa trị nào?

Tùy theo định liệu của Bác sĩ chuyên khoa, mỗi loại bệnh sẽ có phương cách điều trị khác nhau, các loại thuốc khác nhau, nhưng phần nhiều là sử dụng đường truyền tĩnh mạch.

Thời gian hóa trị bao lâu?

Tùy theo loại bệnh mà có phương pháp và thời gian điều trị thích hợp. Thông thường hóa trị sẽ chia làm nhiều lần lập lại (nhiều chu kỳ), mỗi lần (mỗi chu kỳ) có thể kéo dài 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày… thậm chí cả tuần lễ, sau đó là thời gian nghỉ ngơi, hồi phục rồi mới điều trị tiếp. Lần điều tri đầu tiên gọi là chu kỳ 1, lần hóa trị kế tiếp: chu kỳ 2..

Khi được thông báo hóa trị cần chuẩn bị gì?

Cần bình tĩnh, và hiểu rằng đây cũng là phương pháp trị liệu như thông thường. Quá trình điều trị có thể kéo dài, nên sắp xếp công việc làm, việc nhà… để bắt đầu điều trị.

Buổi chiều hôm trước ngày hóa trị vẫn ăn uống bình thường. Buổi tối nên đi ngủ sớm, có thể dùng một số thuốc chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ. Sáng dậy nên ăn nhẹ trước khi bước vào hóa trị. Không nên nhịn đói hoặc ăn no quá.

Sau khi hóa trị nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi hóa trị người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, thay đổi khẩu vị (ngán cơm, lạt miệng, đắng miệng…), vì thế ăn uống có phần ít và khó khăn. Cần căn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức. Một số thức ăn béo, nhiều mỡ như trứng chiên, đồ chiên xào…khó tiêu thì nên giảm bớt. Không nên ăn kiêng các thức ăn mà trước đây người bệnh từng ăn được (thịt bò, heo, gà, cá…đều có thể ăn được).

Một số người do ăn kiêng quá mức gây dinh dưỡng, sức đề kháng kém, càng khó khăn cho hóa trị. Không có bằng chứng nào cho thấy nhịn ăn hay sử dụng các phương pháp kiêng ăn có thể giúp cho hóa trị tốt hơn.

Một số người cho rằng ăn uống bồi dưỡng nhiều sẽ làm bệnh ung thư tiến triển nhanh hơn! Đây là suy nghĩ sai lầm. Bệnh nhân nên ăn uống đầy đủ chất để mau hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên cũng nên giữ cân nặng ở mức bình thường, không được tăng hay giảm cân quá mức.

Chú ý nhớ chải răng sau bữa ăn, dùng bàn chải mềm và kem đánh răng. Nếu không thể chải răng thì súc miệng với nước sạch.

Nhớ tránh xa người bị cảm cúm, nếu không bạn sẽ dễ bị lây mầm bệnh cúm từ họ. Đơn giản là vì sức đề kháng của bạn bị suy yếu sau hóa trị.

Làm thế nào để giảm tác dụng phụ của hóa trị xạ trị?

Đối với người bệnh trong quá trình hóa trị trở nên kém ăn, ăn không ngon miệng, mệt mỏi nên bổ sung thêm Kaiko Fucoidan để giảm tác dụng phụ của hóa trị xạ trị. Ngoài những ưu việt đã được đề cập đến trong các bài khác (như thúc đẩy tế bào ung thư tự chết theo chu trình, ngăn chặn quá trình hình thành mạch máu mới, giảm các tác dụng phụ của hóa trị: rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi…), Yoho Mekabu Fucoidan dạng nước có khả năng cải thiện dịch vị, giúp lấy lại cảm giác thèm ăn. Nhờ đó, cơ thể có khả năng tái tạo và sản sinh ra các tế bào khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch.

Khi nào nên đến bác sĩ tái khám hoặc gọi bác sĩ?

Sau mỗi đợt hóa trị, bác sĩ đều hẹn khám lại, nên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân nên đến khám lại hoặc thông báo cho bác sĩ biết khi có các dấu chứng sau:

Mệt mỏi

Sốt: Cao hơn 38 độ C. (đo nhiệt kế ở miệng).

Tiêu chảy: Tiêu chảy nhiều hơn 4-5 lần/ngày.

Lở miệng, môi: Đau họng, miệng, môi bị lở, lột da, chảy máu.

Cháy máu mũi, miệng, nướu răng.

Chỉ cần có một trong những dấu hiệu trên thì nên trở lại khám bác sĩ đẻ được thử công thức máu vì đây có thể là dấu hiệu của thiếu máu (có thể giảm bạch cầu, hồng cầu hay tiểu cầu trong máu).

Những vấn đề gì có thể gặp khi hóa trị?

Thuốc “hóa chất” chống ung thư là những thuốc độc cho cơ thể. Dù các bác sĩ đã kê toa các loại thuốc thích hợp, tính toán liều lượng, chính xác, nhưng trong quá trình điều trị vẫn có thể xay ra một số độc tính trên người bệnh như:

Dị ứng thuốc: Tuy rất hiếm nhưng cũng có thể xảy ra.

Thiếu máu: Giảm số lượng bạch cầu, hồng cầu hay tiểu cầu hoặc có khi giảm cả ba. Bác sĩ sẽ cho thử máu dể đánh giá chính xác và có cách xử trí thích hợp.

Rụng tóc: Phần lớn các hóa chất sử dụng đều gây rụng tóc (thường xảy ra ở tuần lễ thứ 2, 3 trở đi). Điều này không gây nguy hại gì cả ngoại trừ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nếu cần thiết, bệnh nhân nên sử dụng tóc giả. Để giảm rụng tóc bệnh nhân có thể dùng nước đá chườm lạnh da đầu liên tục khi truyền hóa chất.

Đau đầu: Một số thuốc có thể gây đau đầu ê ẩm. Có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, hay chườm lạnh da đầu, nếu vẫn không giảm, nên báo cho bác sĩ.

Buồn nôn: Tùy theo loại thuốc sử dụng, tùy theo cơ địa mỗi người bệnh mà có thể bị buồn nôn hoặc nôn nhiều hay ít. Có khi buồn nôn, nôn kéo dài 3-5 ngày hoặc lâu hơn. Thông thường các bác sĩ có chuẩn bị sẵn thuốc cho bệnh nhân để chống nôn. Các thuốc chống nôn nên sử dụng sớm, không đợi đến lúc có cảm giác buồn nôn rồi mới sử dụng.

Ngứa, nổi mẫn đỏ: Là dấu hiệu dị ứng với thuốc, nên báo ngay cho bác sĩ.

Sốt: Sau hóa trị về nhà nếu bệnh nhân sốt (kẹp thủy cao hơn 38 độ C) thì nên báo cho bác sĩ.

Tiêu chảy: Một số thuốc hóa trị có thể gây tiêu chảy. Dùng thuốc chống tiêu chảy sẽ hết. Nếu không hết, nên báo bác sĩ.

Táo bón: Một vài thuốc hóa trị lại gây táo bón trong vài ngày đến vài tuần. Có thể uống nhiều nước hoặc ăn các loại thức ăn nhuận trường như đu đủ, chuối…Nếu vẫn không khỏi bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhuận trường nhẹ.

Sạm da: Một số thuốc làm da dễ bắt ánh sáng (bắt nắng), thường gặp ở tay, chân, thậm chí có thể có những vệt đen dài theo “gân máu” (tĩnh mạch). Thông thường da vùng sạm đen sẽ lột ra và tự khỏi.

Tiểu ít, hoặc tiểu máu: Một số thuốc được đào thải qua thận, đôi khi làm hư hại thận, bọng đái (bàng quang), do vậy khi có tình trạng tiểu ít (dưới ½ lít) hoặc nước tiểu có máu nên báo cho bác sĩ. Để dự phòng nên uống nhiều nước.

Tê ngón tay, bàn tay, bàn chân: Đây có thể là dấu hiệu độc tính của một số thuốc, nên báo cho bác sĩ biết khi gặp phải.

Mất ngủ, rối loạn thần kinh: nên báo cho bác sĩ biết, chứ không nên tự ý dùng thuốc an thần, thuốc ngủ, vì các thuốc này có thể làm tăng độc tính của hóa chất.

Tóm lại, hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư bằng hóa chất, có thể xảy ra một số độc tính trên cơ thể người bệnh trong giới hạn chấp nhận được. Một số độc tính của thuốc nếu không giải quyết kịp thời có thể gây tử vong (tuy rất hiếm gặp). Vì vậy khi có các dấu hiệu bất thừơng sau hóa trị nên thông báo ngay cho bác sĩ điều trị biết kịp thời, bệnh nhân hoặc thân nhân không nên tự giải quyết.

Phương pháp mới giúp điều trị ung thư giai đoạn cuối