Đề Xuất 5/2024 # Đi Cầu Ra Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 3 Yêu Thích

Không ít người gặp phải hiện tượng đi cầu ra máu. Tuy nhiên, họ lại khá mơ hồ về hiện tượng này, có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu, triệu chứng và cách điều trị như thế nào. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những câu hỏi trên.

1. Hiện tượng đi cầu ra máu

Đi cầu ra máu hay đi ngoài ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn với máu hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Máu xuất hiện kèm theo phân có thể có màu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thậm chí thâm đen.

Lượng máu có thể ra nhiều hoặc ít, biểu hiện máu lẫn trong phân cũng tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.

Đi nặng ra máu thường gặp ở nhiều đối tượng, không phân biệt lứa tuổi. Trẻ em và phụ nữ mang thai có nguy cơ cao khi đi cầu ra máu do chế độ ăn uống và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Táo bón – nguyên nhân, triệu chứng và uống gì khỏi bệnh

2. Nguyên nhân dẫn tới đi cầu ra máu

2.1. Bệnh trĩ

Dấu hiệu đặc trưng nhất khi bị trĩ là đi cầu ra máu tươi, lúc đầu máu chảy rất ít, hòa vào phân có màu đỏ tươi. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, máu sẽ chảy nhiều hơn thành giọt và có màu đỏ sẫm.

2.2. Nứt kẽ hậu môn

Khi đi đại tiện gặp phải tình trạng táo bón sẽ rất dễ đấn đến nứt kẽ hậu môn và gây chảy máu. Trong trường hợp này, máu chảy ít hơn nhiều so với khi bị trĩ và thường có màu đỏ tươi.

2.3. Viêm túi thừa

Những túi thừa này thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ. Đôi khi túi thừa chảy máu nhưng sự chảy máu này thường tự ngừng.

2.4. Viêm đại tràng, trực tràng

Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng đều có khả năng gây chảy máu. Các nguyên nhân thường gặp: nhiễm khuẩn, ký sinh trùng; bệnh Crohn; sau điều trị xạ trị hoặc hóa trị liệu; quan hệ tình dục qua đường hậu môn; uống nhiều rượu bia; táo bón.

2.5. Polyp

Khi polyp phát triển trên lớp lót của đại trực tràng, chúng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu nhẹ.

2.6. Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Ung thư có ảnh hưởng đến ruột già hoặc trực tràng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu.

2.7. Rò ống tiêu hóa

Tình trạng này có thể khiến rò dịch tiêu hóa, rò rỉ mủ hoặc rò máu khỏi cơ thể khiến phân có lẫn máu.

2.8. Viêm dạ dày ruột

Bệnh xuất hiện do nhiễm khuẩn và có thể khiến phân có lẫn máu và các chất nhầy.

2.9. Sa trực tràng

Sa trực tràng gây nên tình trạng đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới.

2.10. Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa cũng là nguyên nhân dẫn tới đi cầu ra máu.

2.11. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Quan hệ tình dục qua hậu môn có nhiều tác hại, một trong số đó làm tăng nguy cơ viêm hậu môn, viêm trực tràng dẫn tới hiện tượng chảy máu.

3. Các triệu chứng đi cầu ra máu

3.1. Đi cầu ra màu đen

Hiện tượng đi ngoài ra phân đen hay đi cầu ra màu đen thường do ăn uống các thực phẩm như tiết luộc, bánh gai hoặc do bệnh lý như loét dạ dày – tá tràng, chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản và chảy máu đường mật.

3.2. Đi ngoài ra máu có mùi tanh

Nguyên nhân do chế độ ăn uống không khoa học khiến hại khuẩn phát triển, gây tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn hấp thu, xuất hiện các triệu chứng đại tiện nặng mùi, phân nát, đi ngoài ra máu. Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng liều cũng là nguyên nhân dẫn tới đi ngoài ra máu có mùi tanh.

3.3. Đi đại tiện ra máu đông

Đi đại tiện ra máu đông kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, sốt cao có thể xuất phát từ bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, viêm loét đại trực tràng, thậm chí do ung thư hậu môn – trực tràng và đại tràng.

3.4. Đi ngoài ra máu kèm chất nhầy

Nguyên nhân có thể do thức ăn bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh gây ra viêm niêm mạc đường ruột hoặc do bản thân bệnh lý có sẵn trong đường ruột gây ra như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột cấp tính.

3.5. Đi ngoài ra máu và buồn nôn

Đau bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu cảnh báo người bệnh đang gặp vấn đề nghiêm trọng ở vùng hậu môn, có thể ung thư trực tràng.

3.6. Đại tiện ra máu tươi

Rất nhiều người thắc mắc đi cầu ra máu tươi là bệnh gì? Trường hợp này có thể người bệnh gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn. Trong quá trình rặn sẽ tạo áp lực khiến chảy máu ở kẽ hậu môn. Ngoài ra, trường hợp bệnh trĩ nặng, rất dễ gặp tình trạng đi ỉa ra máu tươi, rất khó kiểm soát.

3.7. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau

Tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau rát hậu môn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm loét đại trực tràng, có thể gây chảy máu màu đen hoặc đỏ tươi khi đại tiện.

Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện kèm các triệu chứng khác như mót rặng, tiêu chảy ra máu kèm chất nhầy.

4. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu gặp những vấn đề bất thường sau đây, bạn nên đi khám chữa kịp thời, tránh trường hợp bị viêm nhiễm, gây những biến chứng nguy hiểm:

Đi cầu ra máu nhiều lần trong ngày (trên 3 ngày)

Lượng máu mỗi lần đại tiện không thuyên giảm

Đau, rát khó chịu nhiều ngày không đỡ

Cơ thể mệt mỏi, chán ăn

Sốt cao, da dẻ xanh xao

Điều trị tại nhà không có kết quả

5. Chẩn đoán

Các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng, biểu hiện và mô tả tình trạng phân để loại trừ các bệnh. Thông thường tình trạng đi ngoài ra máu có thể phát hiện bằng mắt thường.

Trên thực tế, nhiều người không để ý tới hiện tượng này. Tuy nhiên, những người có nguy cơ mắc ung thư đại tràng nên thực hiện phương pháp xét nghiệm máu trong phân.

6. Biến chứng nguy hiểm của đi cầu ra máu

Nhiều trường hợp đi ngoài ra máu không kèm triệu chứng nào nên người bệnh chỉ nghĩ đơn giản do ‘nóng trong’ dẫn đến táo bón khiến đi cầu ra máu.

Mặt khác, nhiều trường hợp đi ngoài ra máu kèm theo các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, đau rát hậu môn… có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.

Cụ thể:

Ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày

Dẫn tới tình trạng thiếu máu nếu đi ngoài ra máu thường xuyên, đặc biệt đối với bệnh trĩ giai đoạn nặng, máu chảy thành tia.

Suy giảm sức đề kháng

Nếu do táo bón, trĩ ở giai đoạn đầu, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu do phân tích tụ quá lâu trong đại tràng, cơ thể tiếp tục hấp thụ các chất độc hại có trong phân.

7. Điều trị đi cầu ra máu như thế nào?

7.1. Dùng thuốc tây để điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh có thể sử dụng một số thuốc uống có chứa hoạt chất:

Epinephrine, Hydrocortisone…

Kháng sinh – giảm đau có chứa: Penicillin, Cephalosporins, Aspirin…

Dùng thuốc bôi có chứa hoạt chất: Trimebutine, Ruscogenins, Titan dioxide…

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh nhưng nếu lạm dụng hoặc sử dụng tuỳ tiện có nguy cơ tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng xấu đến gan, thận, dạ dày…

7.2. Áp dụng các bài thuốc từ “cây nhà lá vườn”

Từ xa xưa, dân gian có lưu truyền một số loại thảo dược có tác dụng tốt trong việc chữa đi cầu ra máu.

Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc như sau:

7.2.1. Dùng lá diếp cá

Rau diếp cá có thể dùng để chữa đi cầu ra máu

Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm và kích thích tiêu hóa…

Cách thực hiện:

– Ăn sống: Sử dụng trực tiếp trong bữa ăn hàng ngày

– Xay nước uống: Người bệnh chỉ cần rửa sạch một nắm rau diếp cá tươi rồi cho ít nước vào xay nhuyễn và uống trước khi ăn một tiếng.

Uống nước diếp cá mỗi ngày sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng của đi ngoài ra máu rất hiệu quả.

Tác dụng tốt đối với những người hay bị đi ngoài ra máu do mắc táo bón, bị bệnh trĩ hay sử dụng nhiều rượu, bia…

7.2.2. Cách chữa đi cầu ra máu bằng lá ngải cứu

Lá ngải cứu thường có vị đắng, tính hơi ấm, có công dụng giảm đau, chống viêm, nhuận tràng… nên từ lâu, người bệnh đã biết áp dụng lá ngải cứu vào chữa đi cầu ra máu.

Cách thực hiện:

Người bệnh có thể giã nát lá ngải cứu đắp vào vùng hậu môn và dùng băng gạc cố định lại, để qua đêm, kiên trì thực hiện trong một thời gian dài sẽ cho hiệu quả chữa bệnh cao.

7.2.3. Dùng rau sam chữa đi cầu ra máu

Rau sam trị nóng trong, giải độc gan, kích thích lưu thông máu, tiêu viêm, nhuận trường, lợi tiểu.

Loại thảo dược này thường được sử dụng để trị ngứa ngoài da, kiết lỵ, sỏi thận, đi cầu ra máu…

Cách thực hiện:

Bạn đem giã nát rau sam để chắt lấy nước. Sau đó pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để tạo độ ngọt, dùng uống khi đói bụng mỗi ngày 1 lần.

7.2.4. Cỏ nhọ nồi

Công dụng: Cỏ nhọ nồi có công dụng trong việc chữa đại tiện ra máu khá hiệu quả, giúp bổ thận âm, chỉ huyết.

Cách thực hiện:

Rửa sạch cây nhọ nồi cả rễ, giã nhuyễn sau đó thêm một chén rượu nóng hòa lẫn và uống, bã sử dụng để đắp ở vùng hậu môn.

7.2.5. Bài thuốc chữa đi cầu ra máu khi mang thai

Canh hoa hòe:

10g hoa hòe, 20g hoa mướp hãm cùng nước sôi trong khoảng 20 phút giúp cầm máu hỗ trợ điều tri bệnh trĩ và đi ngoài.

Canh mộc nhĩ hầm táo đỏ

Hầm lửa nhỏ với 10g mộc nhĩ trắng và 15g táo đỏ tới khi nhừ và sử dụng trực tiếp.

8. Phòng tránh tình trạng đi cầu ra máu

Đi cầu ra máu là tình trạng rất phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây nên. Đặc biệt thời điểm mùa hè, khi thời tiết thay đổi, các thực phẩm không đảm bảo. Do đó, cách tốt nhất để không phải “làm bạn” với nhà vệ sinh chính là thay đổi từ cách ăn uống cho tới sinh hoạt.

Cụ thể, để giải đáp thắc mắc đi ngoài ra máu nên ăn gì, người bệnh có thể bổ sung những thực phẩm như:

Nhóm thực phẩm giàu magie trong các loại rau cải, rau dền, rau chân vịt, rau bí đỏ, ngũ cốc

Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C có trong hoa quả

Thực phẩm giàu rutin, chất chống oxy hóa như lá diếp cá, rau má, cam, bưởi, lúa mạch…

Tăng cường bổ sung sữa chua, lợi khuẩn bảo vệ đường ruột

Tránh những thực phẩm cay nóng, tanh sống, đồ nhiều dầu mỡ, đồ hộp

Hạn chế bia rượu bởi đây chính là một trong những nguyên nhân gây đi cầu ra máu ở nam giới, do tình trạng sử dụng nhiều chất kích thích gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực bia rượu.

Tránh ăn nhiều thịt đỏ, đạm gây đầu bụng khó tiêu, tạo áp lực lên hệ tiêu hóa

9. Lời khuyên của chuyên gia

Theo chúng tôi Nguyễn Thị Hằng, để phòng tránh tình trạng đi cầu ra máu, bạn nên xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cụ thể:

– Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ mỗi khi đi cầu để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.

– Luyện tập đi cầu vào khung giờ nhất định.

– Hạn chế rặn khi đi đại tiện và tránh ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.

– Thường xuyên vận động để phòng tránh bệnh hậu môn trực tràng đồng thời thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng sự lưu thông máu, tránh tình trạng đại tiện ra máu.

– Giữ tâm lý thoải mái. Đối với người gặp các bệnh ở hậu môn trực tràng như trĩ sẽ khiến niêm mạc ruột co bóp nhiều hơn khiến tình trạng bệnh thêm năng.

– Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu 2 lít nước

– Nên thăm khám kịp thời nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Tiến hành điều trị sớm tránh những biến chứng xảy ra.

– Nếu gặp phải tình trạng đi cầu ra máu thông thường có thể sử dụng những bài thuốc dân gian, ưu tiên những thảo dược lành tính có tác dụng bồi bổ tỳ vị, giảm đau chống viêm, tiêu trừ thức ăn ùn ứ trong bụng.

Đi cầu ra máu không phải là bệnh nhưng nó là dấu hiệu cảnh báo nhiều nguy cơ về các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi thấy xuất hiện triệu chứng này, bạn cần sớm điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để sớm chấm dứt tình trạng này, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng