Xem Nhiều 5/2024 # 12 Xét Nghiệm Ung Thư Máu Trong Chuẩn Đoán Và Điều Trị # Top 1 Yêu Thích

Các xét nghiệm ung thư máu sẽ giúp chẩn đoán phát hiện bệnh sớm ngay cả khi chưa có triệu chứng gì, từ đó giúp nâng cao khả năng chữa trị. Vậy các xét nghiệm ung thư máu nào sẽ được thực hiện, cần lưu ý gì? Hãy tham khảo ngay trong bài viết sau.

1. 12 Xét nghiệm ung thư máu trong chẩn đoán và điều trị bệnh

1.1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu được thực hiện để đo hàm lượng một số chất trong máu hoặc đánh giá mức độ của các loại tế bào máu khác, Từ đó sẽ giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường nghi ngờ là bệnh ung thư máu.

1.1.1. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Tổng phân tích tế bào máu hay xét nghiệm máu 32 chỉ số được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.

1.1.2. Xét nghiệm máu ngoại biên

1.1.3. Xét nghiệm kiểm tra sàng lọc nhiễm trùng/nhiễm virus

Là thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sàng lọc cho các tình trạng: viêm gan B, C, HIV,… Thông qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá tổng quan tình hình sức khỏe của người bệnh từ đó có phác đồ điều trị tốt nhất. Nếu phát hiện có nhiễm các bệnh trên thì sẽ điều trị cùng lúc với ung thư máu.

Lưu ý: Xét nghiệm này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị ung thư máu và ít khi được chỉ định để tầm soát, phát hiện ung thư máu.

1.1.4. Xét nghiệm ure và chất điện giải trong máu

Xét nghiệm này nhằm giúp các bác sĩ kiểm tra, đánh giá được chức năng của gan và thận. Thông qua đó, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phù hợp để điều trị ung thư có làm hại thận hay không. Xét nghiệm cũng giúp bác sĩ cân nhắc liều thuốc thích hợp cho người bệnh.

Đây cũng là loại xét nghiệm để hỗ trợ điều trị ung thư máu, ít khi được bác sĩ chỉ định để thực hiện tầm soát, phát hiện bệnh.

1.1.5. Các xét nghiệm khác

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như:

Phân tích tế bào dòng chảy: Được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn về sức khỏe và đặc biệt là ung thư máu. Nó cũng có ý nghĩa trong nghiên cứu, thực hành và thử nghiệm lâm sàng.

2.2. Sinh thiết

Sinh thiết được thực hiện nhằm xác định xem tế bào tổn thương đó có phải là tế bào ung thư hay không. Các trường hợp sinh thiết gồm:

2.2.1. Sinh thiết hạch bạch huyết

Sinh thiết hạch bạch huyết thường được sử dụng để xác định, đánh giá ung thư hạch bạch huyết và một số loại ung thư khác. Tùy từng tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết mổ, sinh thiết kim hoặc sinh thiết hạch cửa.

2.2.2. Sinh thiết tủy xương

Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô đặc của tủy xương và kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm xác định tủy xương có khỏe mạnh và tạo ra một lượng tế bào máu bình thường không. Sinh thiết tủy xương thường được chỉ định để chẩn đoán ung thư máu hay ung thư tủy xương.

Sinh thiết tủy xương được thực hiện bằng cách khoan lấy tủy xương xốp cùng 1 số xương hoặc chọc hút để lấy dịch tủy xương.

2.3. Các xét nghiệm hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán loại ung thư máu và kiểm tra tình trạng di căn của bệnh. Những loại xét nghiệm hình ảnh có thể được chỉ định như:

2.3.1. Chụp MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI có thể giúp bác sĩ quan sát các mô mềm. Từ đó bác sĩ sẽ xác định được có thương tổn nào hay không. Hình ảnh chụp có độ sắc nét cao, chi tiết và giải phẫu tốt.

2.3.2. Chụp CT

Chụp cắt lớp vi tính sử dụng máy tính và máy X-quang để tạo ra hình ảnh cắt ngang. Bác sĩ có thể thông qua đó để thấy mô mềm, mạch máu và xương.

Thực tế thì chụp CT không phải là xét nghiệm thường thấy của bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định chụp CT trong trường hợp có các dấu hiệu sưng gan hoặc sưng lá lách.

2.3.3. Chụp X-quang

Bằng cách chụp X-quang, bác sĩ có thể quan sát rõ hơn các cơ quan trong cơ thể người bệnh như xương, gan… Bệnh nhân cũng thường được chỉ định chụp X-quang trong lần chẩn đoán đầu tiên, tuy nhiên rất hiếm gặp ở tầm soát ung thư máu.

2.3.4. Chụp PET

Chụp PET thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh bị sưng hạch bạch huyết. Đây là kỹ thuật tiên tiến có thể ghi hình ở mức độ tế bào và phân tử, phân biệt được khối u lành tính hay ác tính.

2.3.5. Siêu âm

Siêu âm giúp cung cấp thêm thông tin về tình trạng bệnh của bệnh nhân. Siêu âm thường được chỉ định để kiểm tra kích thước lá lách trong ung thư hạch. Siêu âm cũng được thực hiện giúp bác sĩ nhìn thấy hạch bạch huyết khi sinh thiết.

Ưu điểm: Đây là phương pháp không xâm lấn, an toàn, ít gây khó chịu cho người bệnh.

Nhược điểm: Hình ảnh siêu âm chịu tác động của nhiều yếu tố.

3. Lưu ý khi xét nghiệm ung thư máu

Khi xét nghiệm ung thư máu, bạn cần lưu ý những điểm sau:

Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống trước khi thực hiện xét nghiệm máu. Một số xét nghiệm yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn 10 – 12h hoặc không ăn gì vào buổi sáng. Có nhiều loại xét nghiệm không yêu cầu nhịn ăn như xét nghiệm ure và chất điện giải.

Không nên uống thuốc trước khi làm xét nghiệm máu. Thành phần của 1 số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Không sử dụng các chất kích thích ít nhất 4 – 6 giờ trước khi thực hiện các xét nghiệm.

Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.

4. Xét nghiệm ung thư máu ở đâu uy tín?

Chọn được các địa chỉ xét nghiệm ung thư máu uy tín sẽ giúp bệnh nhân có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất, hạn chế tình trạng âm tính giả, dương tính giả… và giúp tăng hiệu quả điều trị (nếu có).

4.1. Xét nghiệm ung thư máu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hiện bệnh nhân có thể lựa chọn thăm khám tại các địa chỉ uy tín sau:

4.1.1. Viện Huyết Học – Truyền Máu Trung ương

Đặc biệt trong việc điều trị ung thư, bệnh viện sử dụng phương pháp ghép tế bào gốc mang lại hiệu quả điều trị cao.

4.1.2. Bệnh viện K

Bệnh viện K là cơ sở khám chữa bệnh ung bướu đầu ngành hàng đầu cả nước. Hiện bệnh viện là nơi công tác của các giáo sư, tiến sĩ đầu ngành cả nước trong việc khám và điều trị các bệnh về ung bướu. Vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến thăm khám tại Bệnh viện K.

4.1.3. Bệnh viện Quân Y 103

Bệnh viện Quân Y 103 là một trong những bệnh viện thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư máu được nhiều người tin tưởng thực hiện. Khoa Hóa sinh của bệnh viện rất chú trọng đầu tư các loại máy móc tiên tiến phục vụ cho quá trình xét nghiệm ung thư máu: máy sinh hóa, máy xét nghiệm Architect,…

4.1.4. Bệnh viện Nhân dân 115 – Khoa ung bướu và Y học hạt nhân

Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân của bệnh viện Nhân dân 115 hàng năm luôn là địa chỉ tiếp nhận lượng lớn bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh ung thư.

Chính vì thế với nhiều năm kinh nghiệm, hiện bệnh viện đã có khả năng thực hiện xét nghiệm ung thư máu với độ chính xác cao. Các phương pháp điều trị ung thư đa dạng gồm: Hóa trị, xạ trị, phẫu thuật và chăm sóc giảm nhẹ cho giai đoạn cuối.

4.1.5. Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Ung bướu chúng tôi là địa chỉ chuyên khoa ung thư hàng đầu tại miền Nam, chuyên thăm khám và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân hàng năm. Hiện bệnh viện đang sở hữu đội ngũ y bác sĩ năng lực chuyên môn cao cùng nhiều phương tiện trang thiết bị hiện đại vì thế việc thực hiện xét nghiệm máu sẽ có độ chính xác tương đối cao.

4.2. Xét nghiệm ung thư máu tại Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia được đánh giá cao về khả năng tầm soát các loại ung thư cũng như xét nghiệm ung thư máu. Lý do là vì Nhật Bản có hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến và đội ngũ chuyên môn cao nên sẽ kết quả chính xác hơn, hạn chế âm tính giả, dương tính giả.

Tuy nhiên, để thực hiện việc sang Nhật Bản khám chữa bệnh tại Nhật Bản không hề dễ dàng. Vì thế, nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm ung thư máu hoặc khám chữa bệnh tại Nhật Bản thì hãy đến với công ty TNHH Hỗ Trợ Y Tế Quốc Tế IMS Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất.

IMS Việt Nam sẽ hỗ trợ bạn lựa chọn bệnh viện phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe hoặc nhu cầu thăm khám. Bên cạnh đó, IMS Việt Nam cũng hỗ trợ người bệnh thực hiện các công việc như xin visa, dịch hồ sơ, phiên dịch đi kèm,… đảm bảo giúp bạn chuyên tâm nhất vào việc thăm khám.

Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ với IMS Việt Nam qua:

Địa chỉ: 11-01, tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Hotline: 024 3944 0914

Email: [email protected]

Trang web chính thức: https://iims-vnm.com/

5. Xét nghiệm ung thư máu được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm ung thư máu nên được thực hiện với các đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư máu như:

Trẻ em mắc bệnh down bẩm sinh.

Người có người thân mắc bệnh ung thư máu.

Người thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất phóng xạ.

Trong một số trường hợp, người sử dụng thuốc diệt tế bào ung thư cũng có nguy cơ cao mắc ung thư máu.

Người bị đột biến nhiễm sắc thể.

Người hút thuốc lá thường xuyên trong thời gian dài…

Và những người có các triệu chứng sau kéo dài, không thuyên giảm cũng cần thực hiện xét nghiệm ung thư máu:

Hay sốt và bị ớn lạnh.

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất sức, yếu.

Hay bị giảm cân đột ngột.

Dễ chảy máu chân răng và hay xuất hiện các vết bầm tím trên da.

Hạch bạch huyết bị sưng, lá lách hoặc lá gan to.