Xem Nhiều 5/2024 # Tầm Soát Ung Thư Bằng Xét Nghiệm Máu # Top 0 Yêu Thích

1. Có nên tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu không?

1.1. Đặc điểm của xét nghiệm máu với bệnh ung thư

1.1.1. Ưu điểm

Xét nghiệm máu để tìm ra các dấu ấn ung thư

Dấu ấn ung thư là các chất chỉ điểm khối u trong máu, là các protein đặc biệt do tế bào ung thư hoặc các hoóc môn sinh ra. Ví dụ với ung thư gan là AFP, ung thư đường tiêu hoá là CEA, ung thư phổi là CYFRA 21, ung thư buồng trứng là CA 125…

Khi các nồng độ dấu ấn ung thư này có xu hướng tăng cao thì bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư và chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn để có kết luận chính xác.

Các dấu ấn ung thư này có thể hiện diện trong mô, tế bào và dịch của cơ thể (máu, dịch tuỷ, nước tiểu…). Do đó, việc tiến hành xét nghiệm máu có thể dễ dàng tìm ra các chất chỉ điểm này.

Hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng, sự thay đổi của cấu trúc gen (đột biến gen) chính là một trong rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư.

: Những bệnh nhân bị đột biến gen BRCA2 thì có nguy cơ ung thư vú cao, bị đột biến gen APC thì có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao… Vì thế việc xét nghiệm máu có thể sẽ giúp tìm ra được loại gen nguy cơ cao gây ung thư này.

Hiện tại, xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư là một phương pháp còn mới, kỳ vọng sẽ mang đến hiệu quả phát hiện ra ung thư sớm hơn so với các phương pháp xét nghiệm máu thông thường.

1.1.2. Nhược điểm:

Chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư chỉ áp dụng cho các đối tượng có nguy cơ bị ung thư cao và phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định hoặc tư vấn.

1.2. Xét nghiệm máu có thể hiện 100% bản chất ung thư không?

Câu trả lời là xét nghiệm máu không thể hiện được 100% bản chất của ung thư. Bởi máu và khối u thường có những chất tương đồng nhau nên kết quả xét nghiệm thường bị dương tính giả.

Để có kết quả tầm soát ung thư chính xác thì người bệnh cần thực hiện thêm các biện pháp chuyên sâu như: Chụp CT, chụp MRI, PET, nội soi, sinh thiết… hoặc tiến hành xét nghiệm lại sau 3- 6 tháng theo chỉ định của bác sĩ. Hiện xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư được dùng để theo dõi điều trị và tiên lượng tình hình bệnh nhân.

Cụ thể, trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để xác định diễn biến có tốt hay không. Chẳng hạn, trước ca mổ với các chỉ số ở mức 50 đơn vị, sau khi mổ sẽ giảm xuống 10 đơn vị. Nhưng một thời gian sau mổ chỉ số tăng lên 30 đơn vị tức là báo hiệu có khả năng khối u đang bị di căn.

Tóm lại xét nghiệm máu sẽ không chắc chắn 100% kết quả về ung thư. Vì thế bệnh nhân không nên tự ý thực hiện xét nghiệm máu để tầm soát ung thư, mà chỉ nên thực hiện khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Sau xét nghiệm nếu thấy chỉ số của một chất nào đó tăng lên bất thường, y bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu về nguy cơ mắc ung thư, từ đó tiếp tục chỉ định các biện pháp thăm khám chuyên sâu hơn.

3. Lưu ý khi tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu

3.1. Áp dụng cho đối tượng nào?

Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu không phải là phương pháp được chỉ định rộng rãi. Phương pháp này sẽ được chỉ định áp dụng cho các đối tượng sau:

Nhóm đối tượng có nguy cơ bị ung thư cao như: những bệnh nhân bị viêm gan, hoặc xơ gan đang ở trong độ tuổi từ 50 trở lên.

Nhóm đối tượng đã thực hiện các biện pháp sàng lọc khác và phát hiện khả năng mắc ung thư cao cũng sẽ được chỉ định.

3.2. Áp dụng cho trường hợp nào?

Ngoài thực hiện trong tầm soát ung thư thì xét nghiệm máu còn được áp dụng trong hai trường hợp:

Tuy nhiên, như đã đề cập, đôi khi các chỉ số chất chỉ điểm khối u trong máu tăng là do các bệnh lý khác. Vì vậy, việc chẩn đoán cần phải căn cứ vào điều kiện thực tế để có thể đưa ra các kết luận chính xác nhất.

Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu cần phải được sự chỉ định và hướng dẫn thực hiện của bác sĩ chuyên khoa uy tín. Do đó, bệnh nhân không nên tìm đến các cơ y tế không đảm bảo để thực hiện xét nghiệm máu tầm soát ung thư.

Điều trị: Sự tăng giảm của chất chỉ điểm khối u sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được quá trình điều trị có đem lại hiệu quả hay không. Ví dụ xét nghiệm CEA được chỉ định ở bệnh nhân bị ung thư trực tràng. Nếu sau xét nghiệm, chỉ số CEA giảm thì điều trị có hiệu quả, ngược lại nếu tăng thì đó chính là một yếu tố tiên lượng không tốt.

Theo dõi mức độ tái phát và khả năng di căn của bệnh: Khi chỉ số của chất chỉ điểm khối u tăng, các bác sĩ sẽ tiến hành tìm sự tái phát hoặc di căn của bệnh để đưa ra phác đồ tái điều trị phù hợp.