Đề Xuất 4/2024 # Thuốc Lá Và Ung Thư Phổi # Top 2 Yêu Thích

Nguyên nhân gây ung thư phổi 90% là do thuốc lá. Đa số bệnh nhân ung thư phổi không biết mình bị bệnh chỉ đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh nhân mới đi khám bệnh và lúc này tình trạng bệnh đã chuyển biến ở mức độ rất xấu.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh?

Các loại ung thư phổi

Ung thư phổi chia làm hai loại ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ chiếm tỷ lệ 15-20% nhưng đây lại là loại ung thư ác tính vô cùng nguy hiểm vì nó diễn tiến rất nhanh và di căn sớm. 80-85% ung thư phổi không tế bào nhỏ thường có diễn tiến tuần tự. Đầu tiên mầm mống tế bào bệnh xuất hiện phát triển thành khối u sau đó to ra xâm lấn các vùng phụ cận và di căn đến các hạch gần rồi đến các hạch xa hơn, cuối cùng sẽ di căn lên não và lấy đi tính mạng người bệnh.

Phương pháp điều trị chủ lực là hóa trị bên cạnh đó tùy theo giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp như phẫu thuật, xạ trị hoặc liệu pháp nhắm trúng đích, mở ra việc điều trị nhiều triển vọng kéo dài cuộc sống cho người bệnh.

Thói quen hút thuốc lá

Anh Nguyễn Văn B (30 tuổi, Hà Nội), là một trong những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi tại bệnh viện Bạch Mai. Anh B cho biết, anh làm nghề xe ôm đã nhiều năm nay với lượng khách lúc đông lúc kém thời gian rảnh của anh khá nhiều.

Trong thời gian rảnh anh thường hút thuốc lá. Anh B bắt đầu hút thuốc lá từ lúc khoảng 15, 16 tuổi. Theo thời gian càng ngày anh càng hút thuốc nhiều hơn và hiện mỗi ngày phải hút ít nhất một bao.

Anh cho hay, mặc dù biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe nhưng do chủ quan và cũng do việc hút thuốc đã trở thành một thói quen không thể bỏ. Hiện tại, dù đã bị ung thư nhưng anh B vẫn hút thuốc với lượng lớn một ngày.

Anh B là một thanh niên khỏe mạnh, khi thấy đau nhức vùng ngực phải, khó thở và đau nhói sau vai phải mỗi khi làm nặng, anh cứ nghĩ do công việc nặng nhọc gây giãn cơ nên đã tự mua thuốc uống. Uống thuốc Đông rồi thuốc Tây mà đau vẫn hoàn đau anh B mới đi khám bệnh, kết quả là anh bị ung thư phổi.

Có rất nhiều trường hợp như giống như anh B đang được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai và phần lớn các bệnh nhân mắc ung thư phổi đều có tiền sử hút thuốc lá lâu năm.

Phát hiện ung thư phổi khi đã muộn

TS.BS Vũ Văn Vũ, Trưởng khoa nội 1 Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hằng năm bệnh viện tiếp nhận điều trị khoảng trên 1.000 ca mắc mới ung thư phổi. 80-85% những người bệnh được phát hiện ung thư khi đã ở giai đoạn muộn di căn xa khiến việc điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém nhưng hiệu quả không cao.

Số người đến khám khi bệnh còn ở giai đoạn khu trú có thể can thiệp tốt bằng phẫu thuật chiếm tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 15-20%. Nguyên do là những triệu chứng của bệnh khi ở giai đoạn sớm không quá rõ rệt và người bệnh thường chủ quan cho rằng, đó chỉ là những khó chịu nho nhỏ khi thời tiết thay đổi hoặc do ốm đau bình thường.

TS.BS Vũ Văn Vũ cho hay: “Ung thư phổi là bệnh lý mãn tính tiến triển từ từ do sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong cơ thể. Ở giai đoạn đầu ung thư phổi không gây bất cứ triệu chứng nào. Khối u đạt đến kích thước nào đó lan sang các cơ quan khác và chiếm chỗ thì mới gây ra các triệu chứng lâm sàng. Khi xuất hiện triệu chứng thường là bệnh ở giai đoạn toàn phát”.

Các triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn cuối

– Ho khan kéo dài, thỉnh thoảng có thể ho ra đờm có lẫn máu. Nếu bị bội nhiễm khi ho có thể kèm theo đờm đặc màu vàng xanh.

– Đau ngực, đó là khi khối u xâm lấn vào cấu trúc thần kinh gây ra những cơn đau nhói ở ngực.

– Khó thở, khi khối u đã lớn, chèn ép các vùng phụ cận gây có dịch màng phổi làm cho cử động hô hấp bị giới hạn. Bệnh nhân ở giai đoạn này ngoài việc điều trị bằng thuốc còn phải thường xuyên đi hút dịch phổi.

Khó khăn trong tầm soát ung thư phổi

TS.BS Vũ Văn Vũ khuyến cáo, không nên chủ quan và đợi khi có triệu chứng của bệnh mới đi khám bởi phổi là một cơ quan nằm sâu trong cơ thể, do đặc tính của bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu khi chưa có triệu chứng. Những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao như nam giới tuổi trung niên, người có tiền sử hút thuốc nhiều năm. Những đối tượng này khi có các triệu chứng dù là nhỏ nhất cũng nên đi khám sớm để phát hiện bệnh khi chưa quá muộn. Y học hiện tại vẫn chưa có nhiều giải pháp tối ưu để tầm soát ung thư phổi trong cộng đồng do việc chẩn đoán sớm ung thư phổi có nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong khi đây là bệnh lý hiểm hóc, tiến triển rất nhanh. Ngay cả việc chụp X-quang phổi định kỳ, thử tế bào học trong đờm cũng không giúp các bác sĩ phát hiện sớm bệnh trạng của người bệnh.

Ở nhiều nước phát triển, những nam giới tuổi trung niên, người có tiền sử hút thuốc nhiều năm được khuyến cáo chụp CT-scan. Đây là kỹ thuật chụp X-quang cao cấp điện toán cắt lớp với mức năng lượng thấp. Việc chụp CT-scan hằng năm có thể phát hiện sớm ung thư phổi. Tuy nhiên, việc tầm soát này tốn kém nhưng hiệu quả cũng chỉ mang tính tương đối.

Theo thống kê, trong 100.000 trường hợp mới có thể phát hiện hơn 100 trường hợp mắc bệnh. Trong hơn 100 trường hợp này cũng chỉ có số ít ca là ở giai đoạn bệnh sớm còn lại đều ở giai đoạn muộn.

Theo Bảo vệ pháp luật