Thịnh Hành 5/2024 # Dấu Hiệu Của Ung Thư Phổi Và Cách Điều Trị # Top 9 Yêu Thích

Các triệu chứng ung thư phổi phổ biến thường là: ho dai dẳng, liên tục cảm thấy hụt hơi, khó thở, đau tức ngực, giảm cân không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng vàng da cũng là một dấu hiệu của ung thư phổi khi đã di căn.

1. Dấu hiệu của ung thư phổi

1.1. Sự bất thường trên da

Trong giai đoạn đầu, bệnh thường không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Nếu không thăm khám chuyên sâu bằng tầm soát ung thư phổi thì rất khó phát hiện sớm. Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh có nhiều dấu hiệu rõ rệt. Trong đó, bao gồm cả vàng da, vàng mắt. Lý do là bởi gan, mật là cơ quan mà ung thư phổi thường di căn đến sớm nhất. Khi khối u phổi di căn đủ lớn để ngăn chặn các ống dẫn mật, nó có thể dẫn đến tình trạng vàng da, vàng mắt. Bên cạnh đó, khi các ống mật mang mật – một chất lỏng được tiết ra bởi gan để giúp tiêu hóa chất béo – từ gan đến ruột non, nếu bị khối u cản trở, cũng có thể gây tình trạng ngứa da trầm trọng.

Cá biệt có một số bệnh nhân có thể không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ung thư phổi đã lan sang gan.

Lưu ý rằng: Vàng da, ngứa da cũng có thể cảnh báo nhiều bệnh lý khác không phải ung thư phổi. Điều quan trọng là khi gặp các dấu hiệu bất thường, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

1.2. Các dấu hiệu khác cảnh báo ung thư phổi

Theo thống kê, vào thời điểm chẩn đoán, có đến gần 40% bệnh nhân ung thư phổi đã di căn đến một cơ quan xa của cơ thể với các triệu chứng phổ biến là:

Đau dưới xương sườn hoặc bụng phía bên phải của cơ thể

Chán ăn và buồn nôn.

Đau xương, đau đầu hoặc tê ở cánh tay: ung thư phổi di căn xương

Đau đầu, suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn: ung thư phổi di căn não

Đau ngực liên tục

Ho ra máu

Giọng nói khàn khàn

Nhiễm trùng phổi thường xuyên, chẳng hạn như viêm phổi

Mệt mỏi mọi lúc

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Ung thư phổi thường gặp ở độ tuổi từ 40; đặc biệt là người hút thuốc (hút thuốc chiếm khoảng 80% tổng số ca ung thư phổi); thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, sinh hoạt trong môi trường không khí ô nhiễm, có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi.

2. Cách điều trị bệnh ung thư phổi

Trong điều trị ung thư phổi, giai đoạn bệnh là yếu tố tiên quyết giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra sức khỏe người bệnh cũng rất quan trọng, ảnh hưởng tới quyết định điều trị này.

Nói chung, ở giai đoạn đầu các phương pháp điều trị có thể giúp chữa bệnh ung thư phổi. Đối với các giai đoạn muộn, mặc dù không thể chữa khỏi bệnh nhưng có thể giúp kiểm soát bệnh, giảm nhẹ triệu chứng và giúp bệnh nhân ung thư phổi sống lâu hơn.

2.1. Phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật trong điều trị ung thư phổi bao gồm: loại bỏ toàn bộ 1 phổi, cắt bỏ phân đoạn và cắt bỏ 1 thùy phổi.

Đây là phương pháp thường được áp dụng cho giai đoạn đầu, khi khối u còn nhỏ và chưa lây lan ra ngoài phổi. Có 3 phương pháp phẫu thuật trong điều trị ung thư phổi, bao gồm:

– Cắt bỏ phân đoạn: Chỉ loại bỏ một phần nhỏ có chứa khối u

– Cắt thuỳ phổi: Loại bỏ toàn bộ 1 thùy phổi

– Cắt bỏ toàn bộ 1 phổi

Tác dụng phụ thường gặp của phẫu thuật là nhiễm trùng, chảy máu, và khó thở, tùy thuộc vào chức năng của phổi trước khi phẫu thuật và số lượng mô phổi ra. Tuy nhiên, cá bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân các bài tập thở để sớm phục hồi.

2.2. Hóa trị

Hóa trị là một biện pháp điều trị toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phân chia. Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hoặc đi vào cơ thể qua đường uống.

Hóa trị thường được sử dụng sau khi phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Nó cũng có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, giúp quá trình phẫu thuật thuận lợi hơn. Đối với những trường hợp ung thư phổi giai đoạn muộn, hóa trị thường là phương pháp điều trị ung thư phổi chính, giúp giảm đau và giảm các triệu chứng.

Các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị là rụng tóc, buồn nôn…

2.3. Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Trong điều trị ung thư phổi, người bệnh có thể được xạ trị bên ngoài, hoặc xạ trị bên trong.

Xạ trị có thể sử dụng sau phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn sót lại, hoặc trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Ngoài ra, xạ trị có thể sử dụng 1 mình để giảm đau và giảm triệu chứng. Tác dụng phụ có thể bao gồm mẩn đỏ, kích ứng da và mệt mỏi.

2.4. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Điều trị nhắm mục tiêu hướng chính xác đến khối u và tiêu diệt, do đó sẽ ít ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh.

Điều trị nhắm mục tiêu là phương pháp sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Các loại thuốc qua đường máu và ảnh hưởng đến các tế bào ung thư khắp cơ thể. Liệu pháp nhắm mục tiêu thường được dùng để điều trị ung thư phổi giai đoạn muộn. Thuốc có thể thực hiện qua đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường uống.

Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu hướng tới các protein trên tế bào ung thư hoặc nhắm tới các tế bào bình thường đã bị ung thư tấn công. Phương pháp này mang lại nhiều hứa hẹn bởi vì nó gây ra ít tác dụng phụ hơn so với phương pháp điều trị khác.

3. Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư phổi

Dinh dưỡng hợp lý có vai trò quyết định với bệnh nhân ung thư phổi. Để có chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh và gia đình nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp.

3.1. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

– Trái cây và rau quả là cần thiết để bệnh nhân ung thư phổi khôi phục hệ thống miễn dịch. Các thực phẩm này giúp tăng cường sản xuất tế bào khỏe mạnh và giảm các gốc tự do từ cơ thể. Thêm trái cây và rau cải trong chế độ ăn uống làm tăng sự trao đổi chất và năng lượng của bệnh nhân.

– Bệnh nhân ung thư phổi nên bổ sung một số thực phẩm như: Tỏi, hành, cà chua, đậu nành, bông cải xanh, cải bắp. Hành và tỏi có đặc tính chống ung thư và có chức năng làm giảm các tác nhân gây ung thư.

– Trà xanh là nguồn giàu chất chống oxy hoá. Lượng chất chống oxy hóa trong trà xanh mạnh gấp 500 lần so với nguồn vitamin C.

– Cà chua, dưa hấu và đu đủ có chứa lycopene – một chất chống oxy hóa làm phá vỡ sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn ngừa ung thư phát triển.

– Các loại rau xanh và rau lá, chẳng hạn như rau diếp và cải bắp, bao gồm Sulforaphane, chất chống oxy hoá làm tăng sản xuất enzyme giai đoạn II, có nhiệm vụ loại bỏ các chất gây ung thư khỏi tế bào.

3.2. Chất béo lành mạnh

– Các nguồn chất béo lành mạnh phải được đưa vào chế độ ăn của bệnh nhân ung thư phổi, nhưng mức tiêu thụ nên vừa phải. Chất béo lành mạnh hỗ trợ điều hòa các hệ thần kinh thích hợp và duy trì huyết áp, nhịp tim và ngăn ngừa đông máu.

– Một số nguồn giàu chất béo lành mạnh bao gồm dầu oliu, dầu hạt lanh và các axit béo thiết yếu như axit béo Omega-3, được tìm thấy trong cá hồi, tôm, các loại hạt (đặc biệt là quả óc chó) và đậu hũ.