Đề Xuất 4/2024 # Xét Nghiệm Psa Trong Ung Thư Tiền Liệt Tuyến Và Những Điều Cần Biết # Top 3 Yêu Thích

Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những bệnh lý nguy hiểm ở nam giới có thể dẫn đến những biến chứng khó lường nếu không được điều trị sớm. Vì thế cần phải đi xét nghiệm để kiểm tra.

Chỉ số PSA chính là một bước đột phá trong chẩn đoán và điều trị căn bệnh nguy hiểm giúp quá trình chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.

Chỉ số PSA là gì?

PSA là kháng nguyên đặc hiệu trong tuyến tiền liệt đã được mã hóa bằng gen KLK3, chúng được tiết từ tế bào biểu mô với khối lượng phân tử dao động khoảng 30.000 đến 34.000 dalton.

Đa phần các PSA trong máu sẽ gắn với protein huyết tương, PSA tự do không gắn protein chỉ chiếm khoảng 30%. Những thành phần tự do không có khả năng phân hủy protein nên chúng được dùng để làm dấu ấn xác định ung thư tiền liệt tuyến.

Tỷ lệ chỉ số chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến là PSA tự do/PSA toàn phần. Nếu nồng độ PSA tự do nằm trong khoảng 4 – 10 ng/ml và tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần là dưới 15% thì bệnh nhân có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Đối với người có thể trạng bình thường thì nồng độ PSA toàn phần trong máu thấp dưới 4ng/mL.

Kích thước của tiền liệt tuyến có sự thay đổi theo độ tuổi nên tiêu chí đánh giá này cũng có sự phân loại sao cho phù hợp. Cụ thể các chỉ số đó như sau:

Trong độ tuổi từ 40 đến 49 chỉ số PSA thấp hơn hoặc bằng 2,5ng/mL.

Trong độ tuổi từ 50 đến 59 chỉ số PSA thấp hơn hoặc bằng 3,5ng/mL.

Trong độ tuổi từ 60 đến 69 chỉ số PSA thấp hơn hoặc bằng 4,5ng/mL.

Trong độ tuổi từ 70 đến 79 chỉ số PSA thấp hơn hoặc bằng 6,5ng/mL.

Khi nào nên làm xét nghiệm PSA trong ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu khó phát hiện nên việc xét nghiệm PSA là điều cần thiết tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành kiểm tra.

Phương pháp xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến chỉ có thể áp dụng trong các trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp muốn sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến, nam giới có độ tuổi từ 59 trở nên cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh lý.

Những đối tượng có tiền sử gia đình mắc bệnh lý này hoặc viêm tiền liệt tuyến cần xét nghiệm từ năm 40 tuổi trở đi để có sự phòng ngừa.

Xét nghiệm PSA để theo dõi quá trình điều trị, phòng ngừa nguy cơ tái phát. Thời gian áp dụng phương pháp để theo dõi kết quả chữa bệnh từ 6 đến 36 tháng sau đợt trị ung thư.

Xét nghiệm PSA trong ung thư tiền liệt tuyến thực hiện thế nào?

Khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ được kiểm tra lâm sàng sau đó tiến hành thực hiện xét nghiệm PSA. Đội ngũ y bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho người bệnh cách thực hiện nên sẽ không có sự bất tiện hay đau đớn nào khi tiến hành.

Đầu tiên bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch theo định lượng đã được quy chuẩn, đem đến phòng thí nghiệm, phân tích. Sau một thời gian chờ đợi, kết quả sẽ có và hiển thị ở dạng ng/mL.

Kết quả của mẫu bệnh phẩm thu được sẽ được dùng để so sánh với chỉ số PSA của một người khỏe mạnh. Trong quá trình so sánh, chẩn đoán kết quả bác sĩ sẽ tiến hành tham khảo những yếu tố khác:

Độ tuổi của người thực hiện xét nghiệm chỉ số PSA.

Kích thước tuyến tiền liệt biểu hiện trên cơ thể người thực hiện xét nghiệm.

Diễn biến thay đổi chỉ số khi thực hiện xét nghiệm.

Đơn thuốc và bệnh nhân dùng nếu có, bởi một số loại thuốc hiện nay có thể làm thay đổi chỉ số PSA kể cả khi bệnh nhân đang trong trạng thái bình thường.

Nếu bác sĩ nghi ngờ trường hợp bệnh nhân có mắc bệnh thì có thể chỉ định làm sinh thiết tuyến tiền liệt, kết hợp kiểm tra trực tràng kỹ thuật số DRE để có kết quả chẩn đoán chính xác hơn, nắm chắc những bất thường tại tuyến tiền liệt.

Cảnh báo nguy hiểm từ chỉ số PSA

Chỉ số PSA được dùng làm dấu ấn xác định bệnh ung thư tiền liệt tuyến và nó được dùng để cảnh báo mức độ nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như sau:

Nồng độ PSA trong máu tăng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Giới hạn chẩn đoán ung thư của PSA toàn phần trong huyết tương là bằng hoặc dưới 4ng/mL, độ đặc hiệu 91%, độ nhạy 21%.

Nếu tốc độ gia tăng PSA toàn phần trên 0,75ng/mL/năm thì được xác định là có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Trường hợp chỉ số tăng PSA dưới 0,75ng/mL/năm thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh nhưng lành tính.

Nếu chỉ số PSA toàn phần tăng 4,1 đến 10 ng/mL cùng với tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn bộ trong máu bằng hoặc thấp hơn 0,155, độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 56,5% thì kết luận bệnh nhân mắc ung thư tiền liệt tuyến.

Theo thống kê ghi lại, có khoảng 23% bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến với chỉ tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần dao động từ 0,15-0,19. 9% bệnh nhân mắc bệnh có tỷ lệ PSA tự do/PSA toàn phần bằng hoặc trên 0,20.

Nên làm xét nghiệm PSA ở đâu uy tín và chính xác?

Xét nghiệm PSA tại bệnh viện Thanh Nhàn

Địa chỉ cơ sở y tế: Số 42 đường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Xét nghiệm PSA tại bệnh viện Xanh Pôn

Bệnh viện Xanh Pôn chuyên điều trị bệnh lý hệ tiết niệu như: Ung thư tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt,…với những kỹ thuật mới được ứng dụng trong điều trị. Cơ sở này có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ y tế được đào tạo bài bản để thực hiện xét nghiệm PSA cho bệnh nhân. Chính vì vậy bạn có thể yên tâm đến đây để thực hiện và điều trị.

Địa chỉ cơ sở y tế: Số 12 đường Chu Văn An, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Làm xét nghiệm PSA tại bệnh viện Nhân dân 115

Địa chỉ cơ sở: Số 527 đường Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.