Xem Nhiều 4/2024 # Bệnh Ung Thư Trực Tràng Giai Đoạn 2 Và Những Điều Cần Biết # Top 0 Yêu Thích

Ung thư trực tràng là một căn bệnh mà các tế bào ung thư có mặt đầu tiên tại bộ phận trực tràng. Bệnh chia thành 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2 là giai đoạn mà những tế bào ung thư bắt đầu phát triển nhanh thành những khối u và lây lan sang các vùng khác. Ví dụ như ruột kế, khoang bụng. Tuy nhiên, ở ung thư trực tràng giai đoạn 2, các tế bào ung thư chỉ dừng lại ở việc xâm lấn các vùng trên mà chưa tấn công hạch bạch huyết hay những cơ quan khác của cơ thể.

Các chuyên gia chia ung thư trực tràng giai đoạn 2 thành những giai đoạn nhỏ như sau:

Giai đoạn 2A: Tại giai đoạn 2A, bằng những biện pháp xét nghiệm, kiểm tra, các chuyên gia có thể nhận thấy sự xâm lấn của các tế bào ung thư trực tràng tới những lớp cơ của thành trực tràng.

Giai đoạn 2B: Đã xuất hiện các tế bào ung thư ở lớp ngoài cùng của phần ruột già.

Giai đoạn 2C: Những mô lân cận trực tràng đã bắt đầu bị tấn công.

Với các bệnh nhân bị ung thư trực tràng giai đoạn 2 thì những biểu hiện của bệnh đã được nhận thấy một cách khá rõ ràng. Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau bụng, buồn nôn và nôn. Vấn đề đại tiện cũng có nhiều diễn biến bất thường như bị táo bón hoặc bị tiêu chảy. Một số trường hợp đã xuất hiện tình trạng đi ngoài phân có dính máu.

Bệnh phát triển ở giai đoạn này với các biểu hiện trên khiến người bệnh thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, đuối sức. Nó khiến người bệnh không muốn vận động nhiều, thậm chí cả giao tiếp cũng khiến người bệnh mệt mỏi.

Các chuyên gia nhận định rằng, ung thư trực tràng dễ hình thành từ những polyp nhung mao hơn những dạng khác. Khoảng 90% bệnh nhân bị ung thư trực tràng ở dạng chuyển hóa từ u lành thành u ác.

Ban đầu, các khối u lành tính xuất hiện và dính chặt với thành ruột. Tiếp đến, các khối u này mới dần dần nhô ra và phát triển về kích cỡ. Quá trình đào thải phân qua trực tràng sẽ gặp sự cản trở của các khối u này. Nó là nguyên nhân của hiện tượng đau nhức khi bệnh nhân đi ngoài phân cứng. Trong trường hợp các khối u nhiều và có kích cỡ lớn, chúng còn có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột.

Theo nhiều nghiên cứu thì quá trình chuyển hóa từ u lành sang u ác có thể kéo dài trong thời gian 10 năm với những diễn biến khá âm thầm. Khi phát hiện ra bệnh thì thường đã ở giai đoạn muộn, các tế bào ung thư đã lây lan sang các vị trí khác và tác động đến chức năng của các vị trí này. Tỉ lệ tử vong vì thế mà cũng bị tăng cao. Cơ hội sống trên 5 năm của các bệnh nhân ở giai đoạn này chỉ đạt khoảng 71%.

Bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn 2 sẽ được áp dụng một số các biện pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Mỗi biện pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Và thông thường thì người bệnh sẽ cần dùng đồng thời một vài phương pháp để có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.

Một số những biện pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 gồm:

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư trực tràng là biện pháp được áp dụng với mục tiêu cắt bỏ những khối u ác tính tại vùng trực tràng. Có thể dùng biện pháp phẫu thuật truyền thống là mổ ổ bụng, mổ vùng xương chậu hoặc tiến hành phẫu thuật hiện đại bằng biện pháp mổ nội soi.

Phẫu thuật giúp loại bỏ hầu hết các khối u ở trực tràng. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng cần sự hỗ trợ của các biện pháp khác như xạ trị hoặc hóa trị để đạt hiệu quả tốt nhất.

Phương pháp hóa trị

Hóa trị là việc đưa thuốc vào cơ thể người bệnh qua việc tiêm truyền hoặc uống. Nó được sử dụng trước hoặc sau quá trình phẫu thuật để hỗ trợ cho biện pháp này.

Với việc điều trị hóa chất trước phẫu thuật, mục tiêu cần đạt được là làm cho kích cỡ của các khối u thu nhỏ lại, giúp chuyên gia dễ dàng loại bỏ chúng. Còn dùng hóa trị sau phẫu thuật sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư bị sót lại, giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh.

Phương pháp xạ trị

Cũng giống như hóa trị, xạ trị cũng hỗ trợ cho việc phẫu thuật diễn ra thuận lợi và thành công hơn. Có thể dùng xạ trị trước hoặc sau phẫu thuật để đạt đến các mục tiêu thu nhỏ, tiêu diệt tế bào ung thư.

Khi điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 2 bằng các biện pháp như phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ như:

Khả năng bị xuất huyết: Người bệnh sau phẫu thuật có thể sẽ bị xuất huyết trong hoặc xuất huyết ngoài.

Khả năng bị nhiễm trùng: Với các vết mổ ở ổ bụng hoặc vùng xương chậu thì nguy cơ bị nhiễm trùng là khá cao.

Khả năng thoát vị vết mổ: Việc bị thoát vị vết mổ với các túi phình sẽ khiến bệnh nhân bị đau đớn và cần phải can thiệp y tế để khắc phục.

Ảnh hưởng đến những bộ phận khác: Bàng quang, niệu đạo, thận… có thể bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật.

Nguy cơ tái phát bệnh: Việc các tế bào ung thư bị sót lại và dẫn đến tái phát sau điều trị là hoàn toàn có thể xảy ra.

Việc chăm sóc bệnh nhân bị bệnh ung thư trực tràng cần phải chú ý một số điểm sau:

Về chế độ ăn uống

Hãy chuẩn bị cho người bệnh một chế độ ăn uống có đủ dinh dưỡng cần thiết với những loại thực phẩm tốt cho việc điều trị bệnh. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước và chia nhỏ các bữa ăn mỗi ngày với những món như hầm, cháo, súp dễ nuốt.

Nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ, đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa. Đồng thời, bỏ thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê và các loại đồ uống có gas, nước ngọt…

Về chế độ sinh hoạt

Người bệnh cần thường xuyên vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe. Nên nghỉ ngơi nhiều, đi ngủ đúng giờ, ăn uống đúng bữa.

Giữ tinh thần lạc quan

Người bệnh thường sẽ u buồn và bi quan với tình trạng sức khỏe của mình. Vì vậy, người nhà nên quan tâm và thường xuyên động viên họ suy nghĩ tích cực, giữ tinh thần lạc quan. Như vậy, sẽ có lợi hơn cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.