Đề Xuất 5/2024 # Ung Thư Xương Có Chữa Được Không? # Top 3 Yêu Thích

Ung thư xương là bệnh lý ác tính hiếm gặp hình thành trong các tế bào xương. Ung thư xương có chữa được không là vấn đề được đông đảo bạn đọc quan tâm.

1. Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là bệnh lý ác tính bắt nguồn ở xương, chủ yếu là xương dài như cánh tay, chân do sự phát triển bất thường của các tế bào trong xương.

Ung thư xương thường phổ biến ở lứa tuổi thiếu niên và những người trẻ tuổi nên thông thường, nó thường bị nhầm lẫn với các dấu hiệu phát triển xương khi dậy thì. Triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân ung thư xương là đau xương, đau kéo dài ở khu vực khối u, sưng, giảm khả năng vận động, gãy xương, mệt mỏi, sốt cao hoặc ra mồ hôi, giảm cân.

2. Ung thư xương có chữa được không?

Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư xương nếu được phát hiện sớm có thể chữa được. Đối với tất cả các trường hợp ung thư xương (ở cả người lớn và trẻ em) tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 70%. Đối với người lớn, ung thư xương phổ biến nhất là chondrosarcoma, tỉ lệ sống sau 5 năm khoảng 80%.

Khi kích thước khối u tăng lên nhưng vẫn chưa xâm lấn đến các cơ quan hay những hạch bạch huyết xung quanh thì tỉ lệ sống trên 5 năm đạt 70%. Còn đến giai đoạn thứ 3, khi ung thư đã xâm lấn các hạch bạch huyết xung quanh thì tối đa chỉ có 60% bệnh nhân sống được quá 5 năm.

Khi bước đến giai đoạn cuối – bệnh nhân hầu như không đáp ứng với các phương pháp điều trị và ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể thì chỉ có 20 – 50% bệnh nhân ung thư xương sống được trên 5 năm…

3. Các phương pháp điều trị ung thư xương

3.1. Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị chính cho hầu hết các loại ung thư xương. Trước khi phẫu thuật, bác sỹ có thể sẽ tiến hành sinh thiết để xét nghiệm, chẩn đoán xác định loại ung thư cụ thể là gì. Khi đó, tốt nhất là một bác sĩ nên thực hiện cùng cả sinh thiết và phẫu thuật.

Mục tiêu chính của phẫu thuật là loại bỏ tất cả các tế bào ung thư và khối u. Bạn biết không, chỉ một vài tế bào ung thư còn sót lại, chúng có thể phát triển và tạo ra một khối u mới. Để hạn chế điều này xảy ra, các bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ khối u và một số mô bình thường xung quanh. Điều này được gọi là cắt bỏ rộng.

Thông thường đối với với những khối u nằm ở tay và cẳng chân, có 2 dạng phẫu thuật chính là cắt cụt chi và phẫu thuật bảo tồn chi.

Phẫu thuật này dùng để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ chi (một cánh tay hoặc chân). Khi được sử dụng để điều trị ung thư, cắt cụt sẽ loại bỏ một phần của chi cùng với khối u. Trước đây, cắt cụt chi là cách chính để điều trị ung thư xương ở cánh tay hoặc chân. Nhưng đến thời điểm hiện nay, cắt cụt chi chỉ thích hợp nếu bệnh nhân không thể áp dụng phẫu thuật bảo tồn chi

Phẫu thuật tái tạo

Sau khi cắt cụt chi, phẫu thuật có thể được thực hiện để xây dựng lại hoặc tái tạo một chi mới, ví dụ như:

Nếu chân phải cắt cụt giữa đùi, chân và bàn chân dưới có thể được xoay và gắn vào xương đùi. Khớp cổ chân cũ sau đó trở thành khớp gối mới.

Nếu khối u xương nằm ở cánh tay trên, khối u có thể được loại bỏ và sau đó cánh tay dưới được gắn lại. Điều này khiến bệnh nhân có một cánh tay hoạt động nhưng ngắn hơn.

Đối với các khối u ở vị trí khác

Ung thư xương ở khung chậu được điều trị bằng cách cắt bỏ rộng khi có thể. Nếu cần thiết, ghép xương có thể được sử dụng để xây dựng lại xương chậu.

Đối với một khối u ở xương hàm dưới, toàn bộ nửa hàm dưới có thể được loại bỏ và sau đó được thay thế bằng xương từ các bộ phận khác của cơ thể.

Đối với các khối u ở các khu vực như cột sống hoặc hộp sọ, có thể không cắt bỏ một cách an toàn. Ung thư xương tại các vị trí này có thể yêu cầu kết hợp các phương pháp điều trị khác như nạo, phẫu thuật lạnh và xạ trị.

3.2. Xạ trị

Hầu hết các loại bệnh ung thư xương không dễ dàng bị tiêu diệt bởi bức xạ và cần liều cao. Tuy nhiên, liều cao có thể làm hỏng các mô khỏe mạnh gần đó, cũng như các cấu trúc của các cơ quan (như dây thần kinh và mạch máu) quanh khu vực xạ trị.

Đây là lý do tại sao xạ trị không được sử dụng như một phương pháp điều trị chính cho hầu hết các loại khối u xương, nhưng vẫn cần thiết xạ trị ung thư xương trong một số trường hợp cụ thể, đặc biệt là giúp hỗ trợ trước và sau phẫu thuật.

Các loại phóng xạ đặc biệt được sử dụng phổ biến nhất để điều trị ung thư xương đó là:

Liệu pháp xạ trị cường độ cao (IMRT) là một hình thức tiên tiến của xạ trị chùm tia ngoài. Với kỹ thuật này, có thể điều chỉnh cường độ của chùm tia. Bức xạ được chuyển đến khối u từ nhiều hướng để giảm lượng phóng xạ đi qua mô bình thường. Điều này làm cho nó có thể làm giảm tổn thương cho các mô bình thường trong khi tăng liều bức xạ cho bệnh ung thư.

Bức xạ chùm tia proton là một dạng bức xạ đặc biệt sử dụng các proton thay vì tia X thông thường để tiêu diệt các tế bào ung thư. Proton là các hạt tích điện dương được tìm thấy bên trong tất cả các nguyên tử. Điều này cho phép một liều phóng xạ cao được đưa vào khối u mà không làm tổn thương các mô bình thường xung quanh nó. Ngoài ra, xạ trị bằng tia proton đòi hỏi thiết bị chuyên dụng cao và thường không phổ biến.

3.3. Hóa trị

Hóa trị thường là một phần trong điều trị các loại ung thư xương như Ewing sarcoma và Osteosarcoma, nhưng ít được sử dụng cho khối u tế bào khổng lồ, chondrosarcomas.

Có thể nói, trước khi đưa ra phác đồ hóa trị ung thư xương thì các bác sĩ sẽ cân nhắc rất nhiều giữa lợi ích – nguy cơ đối với bệnh nhân. Chính vì thế, bạn cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của các bác sỹ.

3.4. Liệu pháp điều trị tại đích

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những thay đổi về phân tử và di truyền trong các tế bào gây ung thư, từ đó họ đã phát minh ra các loại thuốc mới hơn, đặc biệt nhắm vào một số thay đổi này. Thuốc điều trị tại đích đặc biệt quan trọng trong các u nguyên sống và ung thư xương khác, khi mà hóa trị gần như không có tác dụng.

Một số thuốc điều trị ung thư xương tại đích tiêu biểu như: Imatinib, Denosumab.