Xem Nhiều 5/2024 # Bị Bệnh Ung Thư Vòm Họng Sống Được Bao Lâu? # Top 0 Yêu Thích

Cập nhật vào 25/12

Theo thống kê có tới 70% bệnh nhân ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối, việc điều trị trở nên khó khăn. Bị ung thư vòm họng sống được bao lâu, có cách nào kéo dài thời gian sống không là điều người bệnh quan tâm.

Thời gian sống bệnh nhân ung thư vòm họng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Ung thư vòm họng hay còn được gọi là ung thư vòm hầu, nằm ở khu vực phía sau khoang mũi và phần trên của họng. Ung thư bắt đầu khi có một hoặc nhiều đột biến gen xảy ra khiến cho những tế bào bình thường tăng trưởng vượt mức kiểm soát, xâm lấn những cấu trúc xung quanh và thậm chí lan đến (di căn) những cơ quan khác của cơ thể. Trong ung thư vòm họng, tiến trình này bắt đầu xảy ra ở những tế bào vảy, phủ trên bề mặt mũi họng.

Thực tế thì thắc mắc ung thư vòm họng sống được bao lâu được rất nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân quan tâm. Có nhiều yếu tố quyết định đến thời gian sống của mỗi người, cụ thể:

Thời gian phát hiện bệnh: Người may mắn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (1, 2), lúc này việc điều trị sẽ đơn giản và dễ dàng hơn, tiên lượng sống sau 5 năm cao hơn nhiều. Ngược lại người phát hiện bệnh khi giai đoạn muộn thời gian sống sẽ ngắn hơn.

Tinh thần bệnh nhân: Tinh thần bệnh nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến công tác điều trị, tỷ lệ điều trị thành công, tăng thời gian sống. Một tinh thần tốt, suy nghĩ tích cực chính là cách tốt nhất để bạn nhanh chóng thoát khỏi bệnh đồng thời kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập:

Một sức khỏe tốt, đảm bảo thể trạng tốt, khi đó cơ thể người bệnh có thể dễ dàng thích nghi các phương pháp điều trị, cho hiệu quả tích cực. Bệnh nhân có thể trạng tốt, người bệnh cần có:

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày khoa học

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Thực hiện các bài tập luyện tập phù hợp

Sử dụng các thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch, giảm các tác dụng phụ do điều trị,…

Thể trạng sức khỏe: Người bệnh ung thư vòm họng mà tuổi cao, mắc thêm các bệnh lý nền khác như tiểu đường, cao huyết áp… khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị cũng kém hơn hẳn.

Điều kiện tài chính: Đương nhiên những bệnh nhân mà gia đình có điều kiện tài chính tốt sẽ có cơ hội sử dụng các phương pháp điều trị tiên tiến nhất, được điều trị bởi bác sĩ giỏi nhất, thậm chí có thể sang nước ngoài điều trị bệnh.

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu sống được bao lâu?

Đây là giai đoạn ủ bệnh, các khối u mới hình thành và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng giống với viêm họng và cảm cúm, dễ gây nhầm lẫn. Nếu phát hiện sớm ở giai đoạn này, tỷ lệ sống trên 5 năm là 80 – 90%, thậm chí có thể chữa khỏi.

Các biểu hiện bệnh xuất hiện trong thời gian dài, không thuyên giảm kể cả khi dùng thuốc, gồm có:

Đau họng (thường chỉ đau ở một bên) và khản tiếng (do khối u phát triển chèn ép các cơ quan trong vòm họng và hạch bạch huyết).

Ngạt mũi một bên, có thể chảy máu và khó thở.

Ho có đờm và dai dẳng, uống thuốc không khỏi hẳn.

Đau đầu âm ỉ, từng cơn, chỉ thoáng qua rồi hết nhanh.

Ù tai một bên, cảm giác tiếng ve bên tai.

Nổi hạch một bên cổ.

Ở giai đoạn này, phẫu thuật và xạ trị được kết hợp với nhau. Xạ trị sử dụng để giảm bớt kích thước khối u để phẫu thuật hiệu quả hơn. Sau đó bác sĩ sử dụng phương pháp mổ nội soi để loại bỏ khối u trong vòm họng. Sau phẫu thuật, để giảm đau và nhanh lành vết mổ, người bệnh nên kết hợp thuốc tây y và nấm lim xanh hàng ngày. Nấm lim xanh cũng có tác dụng tiêu diệt và ngăn các tế bào ung thư di căn sang các khu vực khác.

Ung thư vòm họng giai đoạn 2 sống được bao lâu?

Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn khu trú.Các biểu hiện trên lâm sàng thường gặp cụ thể như sau:

Đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, đau vùng thái dương. C

Đau họng dữ dội, các cơn ho kéo dài hơn và có xuất hiện đờm trắng, đôi khi là đờm kèm theo máu.

Ngạt mũi, tắc mũi thường xuyên (thường xuất hiện ở 1 bên).

Bị ù tai một bên, có thể bị kèm nghe không rõ.

Giọng nói khàn hoặc có thể bị mất tiếng nếu các khối u chèn ép lên dây thanh quản.

Chảy máu mũi. Mới đầu lượng máu chảy ra ít nhưng càng về sau lượng máu sẽ chảy càng nhiều hơn.

Chán ăn, mệt mỏi.

Sụt cân nhanh nhưng không biết lý do.

Giai đoạn này bệnh tiến triển nặng hơn, các triệu chứng dần nghiêm trọng hơn, việc chữa trị gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các khối u chưa lớn, tế bào ung thư chưa có khả năng tách khỏi khối u đó nên chưa di căn sang các khu vực khác. Người bệnh vẫn có hy vọng điều trị khỏi nếu chưa di căn.

Ung thư vòm họng giai đoạn 2 chưa di căn nên thường bác sĩ sẽ ít lựa chọn phương pháp hóa trị. Với trường hợp bệnh tiến triển nhanh hơn, tế bào ung thư bắt đầu di căn hạch bạch huyết, bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc kết hợp dùng phương pháp hóa trị sau khi xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, kìm hãm sự phân chia tế bào và xâm lấn của các tế bào ung thư với tế bào lành.

Theo báo cáo năm 2010 của Uỷ ban liên Mỹ về bệnh ung thư (AJCC) cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 có thể sống sót sau 5 (tính từ thời điểm phát hiện bệnh) là 65%.

Bước sang giai đoạn 3, không còn các triệu chứng bệnh thông thường dễ nhầm lẫn nữa. Các triệu chứng ung thư cụ thể như sau:

Đau, nghẹn cổ, khó nuốt thức ăn thậm chí khó uống nước.

Khó nói, không thể hét to thậm chí nói không ra tiếng, bị mất tiếng tạm thời.

Các cơn ho diễn ra liên tiếp và dữ dội hơn, có thể bị ho ra máu kèm theo đờm trắng.

Chảy máu mũi một bên (không phải chảy máu cam), số lần chảy máu xuất hiện nhiều dần.

Thường xuyên cảm thấy ù tai. Nếu khối u di căn đến vòi nhĩ có thể gây điếc.

Đau nửa đầu, có trường hợp bị đau nửa đầu dữ dội và đau lan sang hốc mắt.

Cổ họng nổi các cục to, kích thước các cục này tăng dần theo thời gian.

Xuất hiện các hạch ở hàm.

Theo các con số thống kê, Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn – ung thư vòm họng giai đoạn 3 và tiến hành điều trị nhanh chóng, tỉ lệ người bệnh sống sót sau 5 năm (tính từ thời điểm phát hiện bệnh) đạt khoảng 40%.

Giai đoạn này, bệnh nhân chủ yếu được xạ trị và hóa trị để ngăn sự phát triển và di căn của tế bào ung thư. Người bệnh có thể kế hợp dùng thêm nấm lim xanh để hỗ trợ điều trị tốt hơn. Lúc này, công dụng nấm lim xanh còn giúp giảm đau và các triệu chứng phụ do xạ trị và hóa trị gây ra. Nó cũng phục hồi sức khỏe cho người bệnh để có thêm sức mạnh chống lại bệnh tật, kéo dài thời gian sống.

CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH TIÊN PHƯỚC

Địa chỉ: Thôn 4, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Số điện thoại: 0982419526

Email: [email protected]

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ở giai đoạn cuối của ung thư vòm họng, các bệnh nhân ung thư bị suy sụp hoàn toàn về thể trạng cũng như chức năng hoạt động của hệ miễn dịch. Tế bào ung thư phát triển nhanh, có thể di căn, các triệu chứng nặng như sau:

Vùng họng sưng nề, đau có thể hoại tử và chảy máu.

Hạch sưng to, đau đớn, hoại tử.

Hệ miễn dịch suy giảm toàn thân dẫn đến việc mắc các bệnh lý khác đặc biệt là các bệnh lý về nhiễm trùng, các vết loét hoại tử xuất hiện tại vùng ung thư và có thể thấy ở các vùng lân cận.

Bệnh nhân ngoài biểu hiện của ung thư vòm họng còn có dấu hiệu của các vùng bị di căn.

Giai đoạn này, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao, có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào.

Ung thư vòm họng là một bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Giai đoạn cuối, tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Lúc này các phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm tốc độ bội nhiễm lây lan sang tế bào lành. Tỉ lệ tái phát di căn sau điều trị chiếm gần như 100%.

Vì vậy, số người có thể sống sót sau 5 năm khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối rất thấp, chỉ chiếm từ 10% – 38%. Những trường hợp quá nặng có thể tử vong chỉ sau vài tháng phát hiện bệnh.

Người bệnh ung thư vòm họng cần làm gì để kéo dài thời gian sống?

Tìm hiểu thêm về bệnh ung thư vòm họng: bạn có thể tìm những thông tin cơ bản, hữu ích về chăm sóc, điều trị, chế độ dinh dưỡng… Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: rau quả, cá, thịt… tránh ăn đồ chiên rán, dầu mỡ, hút thuốc, rượu bia…

Nói chuyện, chia sẻ tình trạng bệnh của bạn với một chuyên gia tâm lý, một nhân viên hoạt động xã hội về ung thư hay đơn giản chia sẻ với chính nhân viên y tế đang chăm sóc, điều trị cho bạn.

Giải quyết căng thẳng: có nhiều cách để giúp giảm bớt căng thẳng như: tập thiền, tập yoga, thể thao…

Như vậy, kết quả chẩn đoán ung thư vòm họng không phải hết hy vọng. Nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể sống trên 5 năm với gia đình, thậm chí có thể chữa khỏi tận gốc.

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của nấm lim xanh trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết Tác dụng của nấm lim xanh trong chữa ung thư.