Đề Xuất 5/2024 # Xuất Huyết Dạ Dày Nôn Ra Máu # Top 3 Yêu Thích

Tình trạng xuất huyết dạ dày nôn ra máu cho thấy những tổn thương niêm mạc dạ dày. Đây là triệu chứng cấp tính nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. Trong một số trường hợp, xuất huyết dạ dày nôn ra máu còn là biểu hiện ban đầu của ung thư dạ dày.

Nôn ra máu là một trong những triệu chứng của xuất huyết dạ dày. Triệu chứng này chỉ xảy ra khi dạ dày có vùng viêm loét hoặc tổn thương nghiêm trọng. Ở những trường hợp mạn tính, nếu không điều trị sớm vùng viêm sẽ lan rộng bắt buộc bệnh nhân phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.

Xuất huyết dạ dày là bệnh gì?

Tình trạng xuất huyết dạ dày (còn được gọi là chảy máu dạ dày hay xuất huyết bao tử), nhìn chung là triệu chứng niêm mạc dạ dày bị chảy máu do các tổn thương xơ học hoặc do bệnh lý. Người bệnh có những biểu hiện như tình trạng nôn ra máu, đi ngoài ra máu, mệt mỏi, người tái nhợt và xanh xao. Đây là một biến chứng cấp tính, rất nguy hiểm đặc trưng ở những bệnh lý đường tiêu hóa.

Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày có nguy cơ tử vong do không được điều trị sớm. Nguyên nhân cơ bản của xuất huyết là do tình trạng viêm loét cấp tính hoặc mãn tính ở dạ dày. Điều trị chủ yếu cho các đợt xuất huyết cấp tính bằng cách cầm máu và chống viêm nhiễm bằng phương pháp nội khoa, trong những trường hợp dạ dày vẫn tiếp tục chảy máu thì bệnh nhân có thể được phẫu thuật khắc phục.

Số người mắc bệnh xuất huyết dạ dày chủ yếu là nam giới. Do đối tượng này thường xuyên sử dụng rượu bia và chất kích thích, kèm theo đó là thói quen ăn uống kém khoa học gây ra ảnh hưởng xấu đến hoạt động dạ dày. Trong đó nam giới ở độ tuổi từ 30-50 sẽ có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết dạ dày cao nhất.

Bệnh lý này cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên nguyên nhân có thể là do vi khuẩn, virus lây qua đường miệng. Các vi khuẩn này cũng làm tăng lượng acid dạ dày và hình thành tổn thương gây viêm, trợt dẫn đến loét.

Cách nhận biết xuất huyết dạ dày nôn ra máu?

Xuất huyết dạ dày thường phát triển từ các vấn đề ở hệ tiêu hóa trước đó. Người bị bệnh trào ngược dạ dày, đau dạ dày, thủng dạ dày thường là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải biến chứng này. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu người bệnh thường không chú ý đến những biểu hiện bất thường ở dạ dày. Đến khi có dấu hiệu xuất huyết dạ dày nôn ra máu thì bệnh đã ở mức nghiêm trọng.

Nôn ra máu là dấu hiệu xuất huyết dạ dày cơ bản. Kèm theo đó người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đầy bụng, chướng bụng, thường xuyên buồn nôn, luôn có cảm giác tanh ở miệng, nôn ra máu tươi hoặc máu đen. Đôi khi người bệnh nôn ra thức ăn rồi mới trào ra máu, hoặc bỗng dưng nôn ra máu do hoạt động co thắt ở dạ dày bất chợt.

Nôn ra máu là dấu hiệu xuất huyết dạ dày hết sức nguy hiểm. Khi bệnh nhân nôn ra máu với tần suất thường xuyên, lượng máu nhiều sẽ gây mất máu và đe dọa đến tính mạng. Do đó tình trạng xuất huyết dạ dày cần được cấp cứu khẩn cấp để cầm máu kịp thời.

Ngoài ra xuất huyết dạ dày cũng có những biểu hiện khác như đi ngoài ra máu kèm theo những cơn đau âm ỉ tại vùng thượng vị. Đối với trường hợp bệnh nhân đi ngoài ra máu tươi, phân có màu đen, có mùi hôi tanh, đây cũng là biểu hiện của biến chứng xuất huyết dạ dày điển hình. Màu sắc của phân càng đen, mùi tanh càng nồng cho thấy mức độ nghiêm trọng của giai đoạn xuất huyết nặng.

Đối với những cơn đau tại vùng thượng vị thường khiến bệnh nhân bị căng chứng bụng, vã mồ hôi lạnh, mặt tái nhợt Nếu nhận thấy một trong những biểu hiện được đề cập kể trên, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị sớm. Đối với những trường hợp chảy máu nặng, người bệnh cần nhập viện ngay lập tức để được hỗ trợ cầm máu, đảm bảo an toàn cho tính mạng.

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày nôn ra máu

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng xuất huyết dạ dày, thông thường bệnh sẽ tiến triển mạn tính ở những bệnh nhân có tiền sử đau vùng thượng vị được chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng.

Do ảnh hưởng từ kháng sinh: Một số loại thuốc được sử dụng cho mục đích điều trị đông máu, chống viêm, giảm đau, nếu lạm dụng thường xuyên sẽ gây ra các vết trợt, viêm tại niêm mạch dạ dày. Lâu ngày các tổn thương này lan rộng dẫn đến xuất huyết bao tử.

Ung thư dạ dày: Tình trạng ung thư dạ dày là hậu quả của viêm loét dạ dày khi không được điều trị sớm. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, do lớp thành bảo vệ dạ dày bị tổn thương nặng nề, mao mạch dạ dày không được bảo vệ và bị tấn công bởi các tế bào ung thư.

Hội chứng Mallory Weiss: Hội chứng hiếm gặp và có biểu hiện lâm sàng là các cơn nôn mửa diễn ra thường xuyên, đặc biệt là sau khi uống rượu. Khi nôn mửa nhiều vô tình dẫn đến trầy xước tại thành niêm mạc dạ dày gây xuất huyết.

Vi khuẩn Hp: Một số trường hợp nhiễm vi khuẩn Hp gây ra những cơn nôn mửa liên tục. Trong đó biểu hiện nôn ra máu do xuất huyết dạ dày cho thấy vi khuẩn đã gây tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày. Triệu chứng này thường xảy ra ở những người uống rượu bia, ăn uống thất thường. Người bị stress và căng thẳng cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Biến chứng xuất huyết dạ dày nôn ra máu

Ảnh hưởng ban đầu của tình trạng xuất huyết dạ dày nôn ra máu là nguy cơ bệnh nhân bị thiếu máu trầm trọng dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mất sức, làn da tái nhợt, mạch đập yếu… Ở biến chứng nặng, bệnh nhân nôn ra máu nhiều hơn, kèm theo đại tiện ra máu. Mất máu nghiêm trọng và không cầm máu được gây tụt huyết áp, người bệnh chóng mặt, hoa mắt, chân tay lạnh và rối loạn các chức năng nhất định trong cơ thể. Cần có cách khắc phục và xử lý kịp thời để bảo vệ tính mạng người bệnh trong những trường hợp cấp tính xảy ra.

Viêm loét và ung thư dạ dày tá tràng là nguyên nhân nguy hiểm nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Trong đó tỉ lệ bệnh nhân bị ung thư dạ dày thường có biểu hiện xuất huyết dạ dày nôn ra máu phổ biến. Tế bào ung thư có mức độ phát triển và di căn rất nhanh, điều này khiến vết loét sẽ mở rộng ra. Kèm theo đó là biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, kèm theo triệu chứng thiếu máu và sụt cân nghiêm trọng,,…

Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày nôn ra máu

Phần lớn người bệnh đều không nhận biết được bản thân mình có mắc bệnh xuất huyết dạ dày hay không. Nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường ở dạ dày, chẳng hạn như đau vùng thượng vị và thường xuyên buồn nôn, bạn nên thăm khám, điều trị sớm.

Đối với trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi trong vòng 24 – 28 giờ đồng hồ. Nếu bệnh nhân nằm trong diện nguy cơ có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc giảm đau và cầm máu. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng biện pháp nội soi để kiểm tra và hướng dẫn điều trị bảo tồn tại nhà.

Những trường hợp xuất huyết nặng hơn, người bệnh cần được xử lý cầm máu sớm nhất có thể. Đặc biệt là những trường hợp xuất huyết do vi khuẩn, virus gây ra. Đối với bệnh nhân ung thư dạ dày sẽ được điều trị tích cực bằng kháng sinh, hoặc hóa trị, xạ trị để khắc phục các tổn thương dạ dày.

Các phương pháp điều trị nội khoa sẽ được áp dụng tích cực để kiểm soát mức độ viêm loét của dạ dày. Đồng thời mục đích điều trị bằng thuốc cũng giúp hạn chế nguy cơ cắt bỏ dạ dày. Ở những trường hợp tổn thương nặng không thể kiểm soát, bệnh nhân sẽ được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và đặt lại đường tiêu hóa giúp người bệnh trong việc ăn uống. Tuy nhiên đây là phương án cuối cùng được áp dụng do tính rủi ro và biến chứng sau mổ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống bệnh nhân lâu dài.

Đối với trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể phương pháp điều trị bệnh. Mục đích điều trị ban đầu là ngăn sự chảy máu ở dạ dày. Bệnh nhân được điều trị với kháng sinh trong 10 – 14 ngày tiếp theo. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc làm lành vết loét trong 6 – 8 tuần. Nếu như vết loét không phải do vi trùng gây ra thì việc điều trị tiến hành trong khoảng 6 – 8 tuần.

Khi bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết dạ dày nôn ra máu cấp tính, cần sơ cứu và đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Các bác sĩ đã đưa ra một số biện pháp sơ cứu kịp thời để ngăn chặn nguy cơ người bệnh bị mất máu quá nhiều. Cụ thể các bước cần thực hiện là:

Để bệnh nhân nằm nghỉ và hạn chế vận động khi có dấu hiệu xuất huyết.

Người bệnh cần nằm nghỉ trong tư thế với đầu thấp, chân hơi cao để máu lưu thông lên não giúp bệnh nhân dễ thở hơn.

Ủ ấm cơ thể người bệnh trong khi sơ cứu để tránh hiện tượng đông máu và nhiễm lạnh xảy ra.

Nếu bệnh nhân bị nôn ra máu quá nhiều, pha nước muối loãng cho người bệnh uống để máu đông lại.

Phương pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là biến chứng nguy hiểm mà tất cả mọi người đều phải thận trọng. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là cách tốt nhất để người bệnh có thể kiểm soát được nguy cơ xuất huyết dạ dày, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc dùng thuốc, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục và phòng tái phát bệnh. Trong đó người bệnh nên chú ý một số vấn đề sau:

Chú trọng đến khẩu phần ăn và ăn uống hợp lý, tránh tình trạng ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói, ăn sôi nấu chín để bảo vệ hoạt động dạ dày.

Hạn chế dùng thực phẩm cay, nóng, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị, đồ hộp có thành phần bảo quản đều tạo gánh nặng cho dạ dày.

Bạn cần loại bỏ chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,.. và hạn chế uống các loại nước uống có ga hoặc đường tinh luyện.

Nếu gặp phải các vấn đề ở dạ dày cơ bản, bạn nên dùng các loại thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hóa để dạ dày có thể hồi phục ổn định hơn.

Tăng cường nhóm thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như ngũ cốc, rau xanh và trái cây, các thực phẩm cung cấp dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức đề kháng và tái tạo lượng máu bị thiếu hụt

Người bệnh trong thời gian nghỉ dưỡng hạn chế sinh hoạt và làm việc nặng nhọc, không nên mang vác nặng và tránh căng thẳng, stress dễ khiến bệnh tái phát.

Bạn không được nhịn ăn, bỏ bữa hoặc cùng lúc ăn quá nhiều món sẽ khiến dạ dày dễ bị xuất huyết, đồng thời uống nhiều nước để hỗ trợ hoạt động dạ dày.

Bệnh nhân không được thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày và rèn luyện thể thao vừa sức để tăng cường sức khỏe trong thời gian điều trị.

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là một biến chứng nguy hiểm mà bạn tuyệt đối không nên xem thường. Đối với những trường hợp biến chứng nghiêm trọng, tính mạng của người bệnh có thể bị ảnh hưởng. Vì thế nếu đang mắc phải căn bệnh này, bạn cần tuân thủ lịch thăm khám và thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần giữ vững tâm lý, hạn chế căng thẳng để có tinh thần đối phó với căn bệnh lâu dài.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không cung cấp lời khuyên hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.