Phổ Biến 5/2024 # Nhận Biết Dấu Hiệu Ung Thư Máu Ở Trẻ Em # Top 6 Yêu Thích

Ung thư máu có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai trong mọi độ tuổi. Đặc biệt, trẻ em thường có sức khỏe yếu hơn người lớn nên việc điều trị sẽ khó khăn. Do đó, nếu không nhận biết sớm dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em, việc điều trị sẽ không có kết quả khả quan.

Ung thư máu là gì?

Ung thư máu là tình trạng các tế bào bạch cầu tăng lên bất thường ở tủy xương và di chuyển vào máu, gây cản trở chức năng của các tế bào bình thường. Điều này sẽ khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc các tình trạng sức khỏe khác. Ung thư máu có 3 loại, gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy xương. Trong đó, bệnh bạch cầu là loại ung thư máu phổ biến ở trẻ em.

Mặc dù việc điều trị ung thư máu ở trẻ em khá khó khăn, nhưng hầu hết các trường hợp được điều trị thành công.

Các dạng ung thư máu ở trẻ em

Hầu hết các trường hợp ung thư máu ở trẻ em là cấp tính, nghĩa là bệnh phát triển rất nhanh.

Các loại ung thư máu ở trẻ em gồm:

Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính. Cứ 4 trường hợp trẻ bị bệnh bạch cầu, có 3 trường hợp là bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính.

Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính.

Bệnh bạch cầu hỗn hợp. Đây là một dạng bệnh bạch cầu hiếm với các đặc trưng của hai bệnh bạch cầu trên.

Bệnh bạch cầu tủy bào mạn tính.

Bệnh bạch cầu lympho bào mạn tính

Bệnh bạch cầu tủy bào thiếu máu (Juvenile myelomonocytic leukemia – JMML)

Các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em

Các dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em gồm:

Thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể thiếu hồng cầu. Thông thường, các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm mang oxy đi khắp cơ thể và nếu không đủ loại tế bào này, trẻ có thể gặp phải:

Thường xuyên bị nhiễm trùng

Trẻ mắc ung thư máu thường có số lượng bạch cầu cao, nhưng hầu hết chúng thường không hoạt động đúng cách do các tế bào bất thường đã thay thế tế bào khỏe mạnh. Bạch cầu khỏe mạnh giúp bảo vệ cơ thể và chống lại nhiễm trùng. Khi số lượng bạch cầu bất thường trong cơ thể quá nhiều, con bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng và các tình trạng sức khỏe khác.

Bầm tím và chảy máu

Nếu trẻ dễ bị bầm tím, chảy máu mũi nghiêm trọng hoặc chảy máu nướu, trẻ có thể mắc bệnh bạch cầu do cơ thể không đủ tiểu cầu để giúp đông máu.

Đau xương hoặc khớp

Nếu trẻ thường xuyên phàn nàn bị đau ở xương hoặc khớp, trẻ có thể mắc bệnh bạch cầu.

Ở trẻ mắc bệnh bạch cầu, các tế bào bất thường có thể tập trung bên trong khớp hoặc gần bề mặt của xương, gây đau nhức.

Sưng

Tình trạng sưng do bệnh ung thư máu có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm:

Bụng. Lúc này, các tế bào bất thường sẽ tập trung ở gan và lá lách.

Khuôn mặt và cánh tay.

Các hạch bạch huyết. Bạn có thể nhìn thấy các vết sưng như khối u nhỏ hình thành ở hai bên cổ, dưới nách hoặc trên xương đòn

Bạn cũng lưu ý rằng nếu trẻ bị sưng hạch bạch huyết và không có thêm bất kỳ triệu chứng nào, đây có thể là do nhiễm trùng chứ không phải ung thư.

Ngoài ra, các khối u ung thư khác có nhiều khả năng gây áp lực lên tĩnh mạch chủ trên và dẫn đến sưng mặt. Tình trạng sưng tồi tệ hơn khi trẻ thức dậy và sẽ cải thiện trong ngày. Đây được gọi là hội chứng tĩnh mạch chủ trên và hiếm khi xảy ra trong bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, hội chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp.

Ăn không ngon, đau dạ dày và sụt cân

Nếu các tế bào bạch cầu bất thường gây sưng ở gan, thận và lá lách, các cơ quan này sẽ tạo áp lực lên dạ dày. Do đó, bạn sẽ cảm thấy đầy bụng, khó chịu dạ dày, ăn không ngon và sụt cân.

Ho và khó thở

Bệnh bạch cầu có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể trong và xung quanh ngực, chẳng hạn như một số hạch bạch huyết hoặc tuyến ức nằm giữa phổi.

Nếu các khu vực này sưng lên, chúng có thể gây áp lực lên khí quản và khiến bạn khó thở. Tình trạng khó thở cũng có thể xảy ra nếu các tế bào bạch cầu tích tụ trong các mạch máu nhỏ của phổi. Nếu trẻ khó thở, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu.

Nhức đầu, nôn mửa và co giật

Nếu bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến não hoặc tủy sống, trẻ có thể gặp phải:

Phát ban da

Khi các tế bào bạch cầu lan sang da có thể gây ra những đốm nhỏ, sẫm màu, giống như phát ban.

Các vết bầm tím và chảy máu đặc trưng cho bệnh bạch cầu cũng có thể khiến da xuất hiện những đốm nhỏ như phát ban.

Cực kỳ mệt mỏi

Trong các trường hợp hiếm, ung thư máu có thể khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ nghiêm trọng, thậm chí không thể phát âm rõ ràng. Điều này xảy ra khi các tế bào bạch cầu tập trung trong máu, làm tăng thể tích máu. Do đó, máu sẽ lưu thông chậm qua các mạch nhỏ trong não.

Cảm giác không khỏe

Thông thường, trẻ không thể miêu tả chi tiết các dấu hiệu ung thư máu. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy trẻ trông có vẻ mệt mỏi, không khỏe. Để xác định chính xác nguyên nhân, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Sẽ rất khó để nhận thấy các dấu hiệu ung thư máu đầu tiên ở trẻ em. Mỗi trẻ sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau. Ngoài ra, các triệu chứng ban đầu còn phụ thuộc vào loại bệnh là cấp tính hay mạn tính. Các triệu chứng ung thư máu cấp tính thường xuất hiện nhanh và có thể nhận thấy. Ngược lại, các dấu hiệu bệnh mạn tính lại nhẹ hơn và phát triển dần theo thời gian.

Điều trị ung thư máu ở trẻ em

Để chẩn đoán ung thư máu, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử và sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng cần làm một vài xét nghiệm như:

Xét nghiệm máu

Sinh thiết và chọc dò tủy xương

Chọc ống sống thắt lưng

Thông thường, ung thư ở trẻ em có xu hướng đáp ứng với điều trị tốt hơn ung thư ở người trưởng thành và cơ thể trẻ em thường chịu đựng điều trị tốt hơn.

Phương pháp chính điều trị ung thư máu ở trẻ em là hóa trị. Con bạn sẽ uống thuốc chống ung thư hay được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dịch tủy sống. Để ung thư không quay trở lại, trẻ có thể phải điều trị duy trì theo chu kỳ trong khoảng thời gian 2 hoặc 3 năm.

Đôi khi, bác sĩ cũng có thể chỉ định liệu pháp nhắm trúng đích. Liệu pháp này nhắm vào các bộ phận cụ thể của tế bào ung thư và hoạt động khác với hóa trị. Ngoài ra, liệu pháp nhắm trúng đích có hiệu quả đối với một số loại bệnh bạch cầu ở trẻ em và thường có tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn.

Một phương pháp khác giúp điều trị ung thư máu ở trẻ em là xạ trị. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, thu nhỏ khối u, ngăn ngừa và điều trị sự lây lan của ung thư máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Trẻ bị ung thư máu hiếm khi phải cần đến phẫu thuật để điều trị.

Nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định cấy ghép tế bào gốc. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy ghép tế bào gốc tạo máu sau khi trẻ đã làm xạ trị toàn thân kết hợp với hóa trị liệu liều cao. Ngoài ra, các chuyên gia vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thêm các phương pháp điều trị ung thư máu ở trẻ em để giúp tỷ lệ trẻ khỏi bệnh ngày càng cao.

Nguồn: Hellobacsi