Xem Nhiều 5/2024 # Ung Thư Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 1 Yêu Thích

Cho đến nay, nguyên nhân của bệnh ung thư máu vẫn chưa được tìm hiểu chính xác. Nó có thể là sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường. Những tế bào bạch cầu bị đột biến DNA khiến chúng phát triển không bình thường và mất chức năng. Đột biến DNA này chính là sự dịch chuyển các nhiễm sắc thể, một phần của nhiễm sắc thể sẽ tách ra và gắn vào một nhiễm sắc thể khác. Sự trao đổi DNA giữa nhiễm sắc thể 9 và 22, tạo thành nhiễm sắc thể Philadelphia, tạo thành gen ung thư ( gen thúc đẩy ung thư ) gọi là BCR – ABL. Sự đột biến này sẽ không di truyền nhưng sẽ xuất hiện khi đời sống cá nhân bị ảnh hưởng. Một số đột biến di truyền nhất định kèm theo điều kiện thích hợp có thể làm lây truyền sang con cái, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh. hội chứng Li-Fraumeni được đặc trưng bởi một đột biến di truyền trong một gen ức chế khối u được gọi là TP53, và những người mắc bệnh này có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu và ung thư khác. Các loại bệnh di truyền khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư máu bao gồm hội chứng Down, neurofibromatosis type 1, telaxiectasia ataxia, và hội chứng Noonan.

Bắt nguồn từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu. Đây là một trong những triệu chứng điển hình của ung thư. Tùy theo mức độ của bệnh mà mức độ cơn đau sẽ khác nhau và thường xuất hiện ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay và lưng.

Dĩ nhiên khi bạch cầu tấn công hồng cầu, lượng máu giảm dẫn đến cơ thể chúng ta bị xanh xao. Hồng cầu là tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, vận chuyển oxi đến tất cả các cơ quan, các mô trong cơ thể. Khi thiếu máu, cơ thể chúng ta sẽ xanh xao, mệt mỏi do không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.

Hạch bạch huyết là một thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Bên trong những hạch này là những tế bào miễn dịch( tế bào bạch huyết hay tế bào lympho). Những tế bào này có chức năng sản sinh ra protein, giúp cơ thể bắt giữ và chiến đấu với các virus, vi khuẩn có hại. Khi mắc bệnh, tế bào ung thư có thể tích tụ trong các hạch bạch huyết từ đó dẫn đến các hạch bạch huyết dưới cánh tay, bẹn, ngực có thể sưng lên.

Đây là hiện tượng khá phổ biến xảy ra do lượng tiểu cầu trong cơ thể giảm. Chức năng chính của tiểu cầu là làm vững bền mạch máu, tạo nút cầm máu ban đầu và tham gia vào quá trình đông máu huyết tương.

Do suy giảm khả năng miễn dịch, cơ thể chúng ta thường bị sốt cao, những vết thương nhiễm trùng khó lành. Nguyên nhân là do các tế bào bạch cầu dần mất đi khả naưng tiêu diệt vi khuẩn, vi rút từ các yếu tố bên ngoài.

Khi bệnh đã phát triển tới gan và lá lách, làm cho các bộ phận này bị sưng tấy. Khi đó bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng. Đây chính là triệu chứng khi bệnh đã trở nặng.

Nếu bạn thấy trên cơ thể xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím, thì hãy đến bác sĩ để chẩn đoán, bởi đây có thể là hiện tượng sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.

Ở giai đoạn này, các hạch bạch huyết sẽ bắt đầu mở rộng do sự gia tăng đột ngột của các tế bào lympho. Mức độ nguy hiểm của giai đoạn này rất thấp vì các tế bào ung thư chưa lan truyền và ảnh hưởng đến bất kì cơ quan nào

Lá lách, gan và hạch bạch huyết sẽ sưng lên. Tế bào lympho tăng lên rất cao trong giai đoạn này.

Tình trạng thiếu máu sẽ phát triển ở giai đoạn này và các cơ quan bị ảnh hưởng sẽ tiếp tục phình to.

Tiểu cầu trong máu bắt đầu giảm, các tế bào ung thư bắt đầu ảnh hưởng đến phổi và bệnh trở nên vô cùng nguy hiểm.

Bệnh bạch cầu: một loại ung thư được tìm thấy trong máu và xương tủy – là kết quả của sự sản xuất nhanh các tế bào bạch cầu. Bệnh bắt đầu từ các mô tạo máu trong cơ thể. Số lượng lớn tế bào bạch cầu này không hề có khả năng chống lại nhiễm trùng, mà nó giảm khả năng sản xuất tế bào hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương.

Lymphoma: đây là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến hệ bạch huyết, loại bỏ các chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể và tạo ra tế bào miễn dịch. Lymphocytes là một loại tế bào bạch cầu có thể chống lại nhiễm trùng. Những tế bào lympho bất thường này sẽ trở thành những tế bào ung thư, chúng nhân lên và sẽ lấy đi các hạch bạch huyết và các mô khác. Theo thời gian, tế bào ung thư này sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn.

Myeloma: là dạng ung thư của các tế bào plasma. Các tế bào plasma là các tế bào bạch cầu tạo ra các kháng thể để chống lại các bệnh tật và sự nhiễm trùng trong cơ thể. Các tế bào Myeloma sẽ ngăn chặn sự sản xuất các kháng thể bình thường, khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu và nhiễm trùng.

Ghép tế bào gốc: truyền các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh vào cơ thể. Tế bào gốc có thể được thu thập từ tủy xương, máu ngoại vi và máu dây rốn.

Hóa trị máu: hóa trị máu là một trong những biện pháp điều trị chính của bệnh ung thư. Bệnh nhân sẽ nuốt hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch các hóa chất điều trị. Loại thuốc hóa chất này sẽ đi khắp các mạch máu để tiêu diệt các tế bào ung thư và hay được sử dụng với các liệu pháp khác. Chúng ta có thể cấy ghép các tế bào gốc để phục hồi các tế bào máu khỏe mạnh trước khi thực hiện liệu pháp này. Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã tìm ra các phương pháp, loại thuốc hóa trị mới nhất và hạn chế các tác dụng phụ.

Xạ trị: được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư, giảm đau hoặc khó chịu. Nó cũng có thể được sử dụng trước khi tiến hành cấy ghép các tế bào gốc.

Trái cây: vitamin, khoáng chất, chất chống oxi hóa và phytochemical trong trái cây, rau quả có thể chống lại các tế bào ung thư, đặc biệt những người mắc bệnh bạch cầu cần ăn nhiều hơn.

Ăn rau hấp: chế biến theo cách này sẽ đảm bảo hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất từ rau. Hãy bổ sung vào bữa ăn hằng ngày các thực phẩm như ớt, nấm, bông cải xanh, cà rốt, khoai nướng, cải bó xôi.

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt: bạn có thể thay đổi gạo lức bằng gạo trắng, ngũ cốc nguyên hạt

Bổ sung protein: các tác dụng phụ của việc hóa trị liệu có thể làm bạn buồn nôn và giảm sự thèm ăn đối với thịt cá. Bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm như cá, gà nhưng hạn chế sử dụng các gia vị quá đậm. Nếu bạn ăn chay, có thể sử dụng các loại hạt, đậu nành, ngũ cốc, yến mạch và trứng.

Sử dụng thực phẩm chứa men vi sinh có lợi: dạ dày của bạn cần nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi để chống lại các vi khuẩn có lợi. Sữa chua hay các loại men là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Ăn sau 2-4 giờ: những người mắc bệnh ung thư máu thường bị sụt cân vì ăn mất ngon và buồn nôn. Cần duy trì trọng lượng cân đối để giữ sức khỏe và chống lại bệnh tật. Nếu cảm thấy khó khăn trong việc ăn bữa ăn lớn, hãy ăn những bữa nhỏ để bổ sung đầy đỉ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ung thư máu rất khó chữa trị nếu được phát hiện muộn. Cần cảnh giác với các triệu chứng của bệnh và tìm phương pháp điều trị thích hợp ung thư máu.