Xu Hướng 5/2024 # Ung Thư Vú Khi Mang Thai Và Những Điều Cần Biết # Top 4 Yêu Thích

Những loại ung thư nào có thể xảy ra trong khi mang thai?

Trong thời kỳ mang thai, ung thư vú là loại ung thư hay xảy ra nhất, với tỉ lệ gặp 1/3000 phụ nữ mang thai. Theo sinh lý tự nhiên của thai kỳ, vú sẽ to ra, thay đổi hình dạng, che lấp những biến đổi của ung thư, khiến ung thư khó phát hiện. Do đó, ung thư vú khi mang thai thường được phát hiện muộn hơn ung thư vú đơn thuần.

Ngoài ra, các ung thư khác cũng hay gặp khi mang thai ở người trẻ tuổi là:

Ung thư cổ tử cung

Ung thư tuyến giáp

U lympho Hodgkin

U lympho không Hodgkin

Ung thư hắc tố

U nguyên bào nuôi do thai nghén.

Ung thư vú khi mang thai có nên tiếp tục thai kỳ

Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc chấm dứt thai kỳ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh đối với các thai phụ bị ung thư vú.

Tuy nhiên, việc chấm dứt thai kỳ sẽ được đề nghị khi mà qua tam giác chẩn đoán đầu tiên, liệu pháp hóa trị nên được áp dụng (ví dụ như bạn mắc phải một loại ung thư vú nguy hiểm có khả năng phát triển nhanh và khả năng di căn cao). Vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ để bạn có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất.

Ung thư vú khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?

Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng ung thư vú trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Bạn cũng không thể nào lây truyền khối u sang cho con và cũng không có bằng chứng nào cho thấy con bạn sẽ mắc ung thư vú vì bạn đã từng bị ung thư vú khi mang thai.

Liệu ung thư vú có nguy hiểm hơn khi đang mang thai?

Chưa có bằng chứng thuyết phục nào chứng tỏ khối u trong lúc mang thai nguy hiểm hơn khối u khi không mang thai. Tuy vậy, việc để tìm ra khối ung thư ở tuyến vú sẽ rất khó khăn, dẫn đến sự chậm trễ trong chẩn đoán. Điều này đồng nghĩa với việc khi đã phát hiện ra khối ung thư thì đã bước vào giai đoạn muộn màng.

Các dấu hiệu phổ biến của ung thư vú trong thai kỳ là như thế nào?

Mặc dù hầu hết các khối u trong vú khi mang thai không phải là ung thư, nhưng nó đôi khi là triệu chứng đầu tiên của ung thư vú trong thai kỳ. Bạn nên nói với bác sĩ nếu có khối u đáng ngờ. Bác sĩ sẽ kiểm tra và khuyên bạn nên làm xét nghiệm để kiểm tra xem đó có phải là ung thư vú hay không.

Đừng đợi đến khi bạn sinh con hoặc ngừng cho con bú rồi mới tiến hành tầm soát ung thư vú. Việc phát hiện sớm có thể giúp bạn có nhiều cơ hội điều trị bệnh hiệu quả hơn. Bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị thích hợp, không gây hại cho thai nhi.

Chẩn đoán ung thư vú khi mang thai như thế nào?

MRI

Nếu khối u có vẻ là ung thư, bác sĩ sẽ dùng MRI (chụp cộng hưởng từ) để kiểm tra nó. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu về MRI trong thai kỳ đã chỉ ra rằng nó không gây ra vấn đề gì, nhưng sự an toàn của xét nghiệm này không được xác nhận. Vì vậy, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ nếu sắp chụp MRI.

Chụp hình vú

Trong chụp nhũ ảnh, bác sĩ sẽ dùng một lượng nhỏ tia X để chụp ảnh bên trong ngực. Tia sáng tập trung vào vú. Hầu hết các tia X sẽ không tiếp xúc với các khu vực khác trên cơ thể, vì vậy chụp quang tuyến vú có thể là phương pháp an toàn cho phụ nữ mang thai. Bạn có thể được đề nghị chụp quang tuyến vú nếu có các triệu chứng bất thường ở vú, bao gồm:

Một cục u trong vú.

Máu chảy bất thường đến từ núm vú.

Thay đổi màu sắc ở quầng da vú

Các triệu chứng bất thường khác.

Nếu không có bất kỳ triệu chứng nào, bạn không nên chụp hình vú thường xuyên.

Siêu âm vú

Siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định khối u trong vú là cứng hoặc đầy dịch. Tuy nhiên, siêu âm không thể giúp bác sĩ phân biệt khối u dạng cứng có phải là ung thư hay không.

Bạn có thể được khuyên làm siêu âm vú nếu vú quá cứng và chụp quang tuyến vú không thể cho thấy hình ảnh rõ ràng bên trong vú. Bạn không bị ảnh hưởng bởi siêu âm. Do đó, bạn có thể ăn, uống và về nhà ngay sau khi thủ tục kết thúc.

Sinh thiết

Bạn có thể được đề nghị sinh thiết nếu vú có những vùng bất thường (bác sĩ đã nhận thấy trong chụp quang tuyến vú hoặc siêu âm). Bác sĩ sẽ lấy mẫu mô vú để xem dưới kính hiển vi. Họ có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ hút chân không, một thiết bị cắt (sinh thiết bấm) hoặc kim (sinh thiết kim).

Xét nghiệm này thường được thực hiện ở cơ sở y tế ngoại trú và bạn có thể về nhà sau đó. Bác sĩ sẽ gây tê khu vực mục tiêu. Việc gây tê này thường an toàn cho thai nhi.

Sinh thiết bằng kim là phương pháp an toàn nếu bạn đang cho con bú. Sinh thiết bấm có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Sữa mẹ cũng có thể xâm nhập vào vùng bị ảnh hưởng.

Điều trị ung thư vú khi mang thai như thế nào?

So sánh các phương pháp điều trị, hiệu quả của chúng, nguy cơ đối với sự phát triển của thai nhi.

Cân nhắc một số yếu tố, như:

+ Giai đoạn của thai kỳ. + Loại, vị trí, kích thước, giai đoạn của ung thư. + Nguyện vọng của thai phụ và gia đình.

Theo dõi sát thai phụ trong quá trình điều trị cũng như theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định trì hoãn hoặc không chỉ định một số điều trị nhất định, ví dụ như:

Trong ba tháng đầu thai kỳ, một số phương pháp điều trị ung thư sẽ gây hại tới thai nhi, do đó phải trì hoãn chúng cho tới ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối.

Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn cuối của thai kỳ, có thể bác sĩ sẽ đợi thai phụ sinh xong em bé mới bắt đầu tiến hành điều trị. Tình huống khác là nếu phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, bác sĩ cũng có thể đợi thai phụ sinh con rồi mới chỉ định điều trị ung thư.

Có một số phương pháp điều trị sẽ gây hại cho thai nhi dù ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, và các bác sĩ hầu như sẽ tránh chỉ định các phương pháp này đối với thai phụ. Ví dụ như xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng lại gây nhiều nguy cơ cho thai nhi, bởi mức độ nguy cơ dựa trên liều xạ được sử dụng và khu vực cơ thể được điều trị.

Nếu bị ung thư vú khi mang thai, một số phương pháp điều trị có thể sử dụng là:

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ khối u và một số mô lành xung quanh. Phương pháp này có rất ít nguy cơ với thai nhi, và được coi là phương pháp điều trị an toàn nhất đối với mọi giai đoạn của thai kỳ.

Hóa trị

Bác sĩ sử dụng hóa trị để tiêu diệt các tế bào ác tính, nhưng sẽ chỉ ở một số thời điểm nhất định của thai kỳ:

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, các cơ quan của thai nhi vẫn đang phát triển, do đó hóa trị có nguy cơ gây ra dị tật thai nhi hoặc sảy thai.

Trong ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ, các bác sĩ có thể chỉ định một vài loại hóa trị không có ảnh hưởng rõ rệt lên thai nhi. Nhau thai hoạt động như một hàng rào giữa thai phụ và thai nhi, khiến một số thuốc nhất định không thể đi qua, trong khi một số khác có thể qua được với lượng nhỏ.

Hóa trị ở những giai đoạn sau của thai kỳ có thể gây tác dụng không mong muốn ở thai phụ, từ đó gián tiếp gây hại cho thai nhi (một tác dụng không mong muốn có thể xảy ra là thiếu máu khi sinh, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn).

Một số bác sĩ có thể chỉ định chuyển dạ nhân tạo sớm để bảo vệ em bé trước các điều trị ung thư. Tuy nhiên cố gắng để thai nhi phát triển và chuyển dạ tự nhiên vẫn là tốt nhất.

Phụ nữ đang thực hiện hóa trị không nên cho con bú, bởi hóa chất có thể từ sữa mẹ đi vào cơ thể em bé.