Xem Nhiều 5/2024 # Nguyên Nhân Ung Thư Vú Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả # Top 1 Yêu Thích

1. Nguyên nhân ung thư vú

1.1. Đột biến gen là nguyên nhân ung thư vú

Những người có đột biến gen BRCA1 và BRCA2 (các gen ức chế khối u, giúp bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào) khiến cho các tế bào vú trong quá trình phát triển bị mất kiểm soát dễ dẫn đến nguy cơ gây ung thư vú.

1.2. Không sinh con và không cho con bú

Những phụ nữ không sinh con và không nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn bình thường.

1.3. Có bệnh lý khác về tuyến vú

Những người có bệnh lý khác như u xơ, u nang tuyến vú hay áp xe, viêm tuyến vú kéo dài nếu không được điều trị sớm cũng sẽ có nguy cơ chuyển thành ung thư tuyến vú cao hơn người bình thường.

1.4. Độ tuổi và giới tính

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp hàng trăm lần so với nam giới.

Độ tuổi mắc bệnh thường gặp ở 40-60, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa kể cả chị em phụ nữ ở độ tuổi 20 cũng không nên chủ quan.

1.5. Di truyền

Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, cổ tử cung,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người bình thường có tiền sử gia đình khỏe mạnh.

1.6. Chế độ ăn uống và cân nặng

Những người có chế độ ăn quá nhiều đạm, dầu mỡ, hay thường xuyên ăn các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, dăm bông,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư vú nói riêng cao hơn người bình thường.

Không kiểm soát được cân nặng, tăng cân nhanh, béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

1.7. Sử dụng thuốc tránh thai

Những người lạm dụng phương pháp tránh thai bằng thuốc nội tiết hormone sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với người dùng biện pháp tránh thai không hormon khác.

2. Những triệu chứng bệnh ung thư vú bạn nên cảnh giác

2.1. Phát hiện u cục ở vú

Đối với nhiều phụ nữ phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm do tự sờ thấy khối u cục ở vú và đi thăm khám kiểm tra ngay. Vì thế bạn nên tự kiểm tra vú tại nhà thường xuyên sau kì kinh 7 ngày. Tuy nhiên khi phát hiện có khối u, cục bất thường ở vú bạn không nên quá lo lắng bởi đó có thể là những khối u xơ, u nang lành tính hay tình trạng viêm tuyến vú. Lúc này bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán một cách chính xác nhất.

2.2. Những thay đổi bất thường tại vú

Một số bệnh nhân thấy sự thay đổi màu sắc da tại vú, da tấy đỏ, sần sùi như vỏ cam, có vảy khô kèm theo triệu chứng viêm, ngứa. Bên cạnh đó người bệnh thấy núm vú tụt vào trong, hình dạng núm vú dẹt hơn bình thường, kèm theo biểu hiện cứng, đau, không kéo ra bình thường được. Nếu bạn thấy có những triệu chứng trên thì nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.

Núm vú tụt vào trong, hình dạng núm vú dẹt hơn bình thường là triệu chứng thường gặp của ung thư vú

2.3. Chảy dịch bất thường ở núm vú

Núm vú tiết dịch mủ hoặc dịch nhầy lẫn máu là một triệu chứng ung thư vú quan trọng giúp chẩn đoán xác định. Bác sĩ sẽ tiến hành làm kính phết dịch chảy này để xét nghiệm tế bào học dịch tiết và nội soi ống tuyến sữa là hai phương pháp chủ yếu để chẩn đoán chính xác.

2.4. Đau tức ngực, tuyến vú

Thông thường trong những ngày hành kinh hoặc đang trong quá trình mang thai, tình trạng đau tức ngực là bình thường. Tuy nhiên, bạn thấy tình trạng đau tức ngực và tuyến vú diễn ra thường xuyên ngay cả không phải trong kỳ kinh hay khi mang bầu thì bạn nên cảnh giác. Vì khi có khối u ác tính, khối u phát triển tốc độ nhanh sẽ gây chèn ép đến các mô cơ quan lân cận gây đau nhức cho người bệnh. Đây có thể là triệu chứng ung thư vú bạn nên cảnh giác.

2.5. Thay đổi kích thước vòng 1 và nổi hạch nách bất thường

Kích thước vòng 1 to lên bất thường, đồng thời có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 bên vú thì bạn cũng nên lưu ý. Bên cạnh đó bạn có thể sờ thấy có hạch hay u cục vùng nách không rõ nguyên nhân, u hạch sờ vào đau, cứng không di động thì bạn nên chủ động đi kiểm tra và thăm khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán sớm.

2.6. Một số triệu chứng toàn thân khác

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi, đồng thời có dấu hiệu chán ăn và sụt cân nhanh thì bạn cũng nên cẩn trọng. Một số bệnh nhân ung thư vú còn thấy cảm giác đau mỏi ở lưng hay bả vai vì khi có khối u vú ác tính, kích thước khối u tăng dần theo thời gian sẽ gây áp lực lên vùng xương sống, xương sườn gây đau nhức xương khớp cho người bệnh.

3. Phòng ngừa ung thư vú sao cho hiệu quả

3.1. Chế độ tập luyện

Thường xuyên vận động, hoạt động thể dục thể thao hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng.

3.2. Kiểm soát cân nặng

Duy trì cân nặng ổn định, phòng ngừa tình trạng béo phì giúp bạn phòng ngừa ung thư vú.

3.3. Thay đổi chế độ ăn uống

Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, đồ ăn chế biến dưới dạng chiên, nướng hay các loại đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói,…

Tăng cường ăn nhiều rau, củ, quả như bắp cải, bông cải xanh, khoai lang, đu đủ,… giúp bổ sung chất xơ, chống oxy hóa tế bào giúp phòng ngừa ung thư vú hiệu quả.

3.4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên

Tự kiểm tra ngực ở nhà thường xuyên là biện pháp bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Khám sàng lọc, kiểm tra định kỳ thường xuyên 6 tháng/ lần để phát hiện sớm những bất thường ở vú và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Như vậy, có rất nhiều yếu tố có thể trở thành nguyên nhân ung thư vú. Bạn cần hết sức lưu ý và tập cho mình một thói quen sống lành mạnh với chế độ ăn uống để phòng ngừa cho bản thân một cách hiệu quả.