Thịnh Hành 5/2024 # Ung Thư Cổ Tử Cung: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Các Phương Pháp Điều Trị # Top 9 Yêu Thích

Cổ tử cung là khe hẹp nối giữa âm đạo và tử cung. Cổ tử cung được bao phủ bởi một lớp mô tế bào mỏng và phẳng, tạo nên màu hồng khoẻ mạnh.

Ung thư cổ tử cung (tiếng Anh: cervical cancer) là hiện tượng phát triển quá mức của các tế bào cổ tử cung. Sự phát triển không kiểm soát này tạo ra khối u trong cổ tử cung. Nguyên nhân ban đầu gây bệnh thường là do viêm âm đạo, virus HPV, loạn sản hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung.

HPV (virus papilloma ở người) có khả năng xâm nhập vào tế bào và khiến các tế bào loạn sản. Có tổng cộng khoảng 100 loại virus HPV, 40 loại trong số đó gây ra bệnh ở vùng sinh dục con người. Đáng chú ý, 15 chủng có nguy cơ cao. Nguy hiểm nhất là chủng HPV16 và HPV18, tác nhân của các bệnh:

HPV lây truyền từ người qua người theo hoạt động tình dục qua đường miệng, quan hệ xâm nhập qua âm đạo, hậu môn. HPV cũng có thể lây qua hoạt động thường ngày như dùng cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót.

HPV không lây nhiễm qua việc sử dụng bồn cầu, ôm, nắm tay, sử dụng chung bát đũa, bơi chung hồ bơi, tắm chung bồn tắm với người có bệnh. HPV cũng không di truyền từ đời này qua đời khác.

Hầu hết những người có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm virus HPV trong đời, nhưng điều này thường không gây ra triệu chứng và có thể tự khỏi.

Các virus HPV có nguy cơ thấp chỉ gây ra một số thay đổi nhẹ ở cổ tử cung. Cổ tử cung trở lại bình thường khi HPV bị loại bỏ.

Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ nhiễm chủng HPV nguy cơ cao – các chủng có khả năng gây ung thư và các virus này không biến mất.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung giai đoạn 3b là triệu chứng tiền ung thư cổ tử cung bơi khi đó các tế bào loạn sản bắt đầu xuất hiện trên mặt cổ tử cung.

Các thuốc ức chế miễn dịch gây tăng nguy cơ nhiễm HPV

Bệnh gây suy hệ miễn dịch như HIV cũng tăng nguy cơ nhiễm HPV

Sử dụng thuốc tránh thai theo đường uống trong thời gian dài (trên 5 năm)

Quan hệ tình dục không an toàn

Hút thuốc lá – nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng gấp đôi so với ở người không hút thuốc

Sinh đẻ sớm và nhiều lần

Vệ sinh sinh dục không đúng cách

Những đối tượng sau có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao:

Tuổi tác – Bệnh hiếm khi xảy ra ở phụ nữ trẻ hơn 20 tuổi. Bệnh phổ biến nhất ở lứa tuổi trung niên (35-44). Phụ nữ trên 65 tuổi cũng có chẩn đoán bệnh nếu không làm xét nghiệm sàng lọc thường xuyên trước đó.

Quan hệ với nhiều người

Quan hệ chung thuỷ nhưng bạn tình quan hệ với nhiều người

Quan hệ sớm (trước 18 tuổi)

Sinh đẻ trên 5 lần

Tiền sử loạn sản cổ tử cung ở bản thân và gia đình

Hút thuốc lá

Có vấn đề về hệ thống miễn dịch

Mẹ của bạn sử dụng thuốc diethylstillbestrol (DES) trong khi mang thai sẽ tăng nguy cơ nhiễm HPV cho bạn sau này

Hầu hết các ca ung thư cổ tử cung thuộc dạng này, chiếm 80-90%. Biểu hiện bệnh là cổ tử cung có màu đỏ, vá nâng lên hoặc loét đau.

Đây là dạng phổ biến thứ hai của ung thư cổ tử cung, chiếm khoảng 10-20% tổng số ca. Ung thư phát triển từ các tuyến tiết chất nhờn trong ống cổ tử cung. Tỷ lệ mắc dạng bệnh này đang gia tăng, đặc biệt ở đối tượng phụ nữ trẻ.

Đây là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ. Các tế bào bất thường mới chỉ xuất hiện ở lớp lót cổ tử cung chứ chưa ăn sâu xuống mô chính hay lan ra các bộ phận khác trong cơ thể.

Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã xâm lấn vào mô chính của cổ tử cung nhưng vẫn chưa khu trú sang các cơ quan khác ngoài cổ tử cung.

Tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân giảm còn 85-90%.

Phương pháp điều trị giai đoạn I yêu cầu cắt một phần hoặc toàn bộ tử cung hoặc xạ trị. Nhược điểm của các phương pháp này là để lại mô sẹo, gây hẹp cổ tử cung, gây khó thụ thai và dễ sảy thai.

Tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân giảm còn 50-75%.

Ở giai đoạn này, khối u tiếp tục lan đến âm đạo và các mô xung quanh cổ tử cung, thậm chí là lan ra khắp vùng chậu.

Tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân giảm còn 25-40%.

Khối u đã lan ra ngoài vùng chậu và tới các cơ quan lân cận như bàng quang, trực tràng, thậm chí là gan, phổi, xương.

Đây là giai đoạn cuối của bệnh, tỷ lệ người bệnh sống sau 5 năm chỉ còn 15%. Điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém. Hầu hết bệnh nhân tái phát di căn xa sẽ tử vong trong vòng 5 năm.

Triệu chứng ung thư cổ tử cung thường không rõ ràng nên người bệnh mất khoảng vài năm mới biết là mình có bệnh. Bạn có thể để ý thấy mình có những triệu chứng sau:

Ung thư cổ tử cung có thể khiến âm đạo tiết ra nhiều dịch với màu lạ (màu vàng, xanh, có kèm mủ hoặc máu) kèm theo mùi khó chịu.

Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý phụ khoa khác như ung thư buồng trứng, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng và bạn cần được bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh.

Xuất huyết âm đạo là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung. Bạn có thể thấy âm đạo ra máu dù không phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuỳ theo cơ thể người phụ nữ và tình trạng bệnh, mức độ xuất huyết âm đạo có thể khác nhau. Tuy nhiên, không ai rõ nguyên nhân xuất huyết.

Do cổ tử cung đã và đang bị tổn thương, hoạt động quan hệ tình dục gây chà xát lên âm đạo và cổ tử cung, gây đau và thậm chí là chảy máu. Nếu có triệu chứng này, bạn nên làm xét nghiệm phụ khoa sớm.

Ung thư cổ tử cung gây rối loạn hormone trong cơ thể, làm lệch quá trình phát triển và phóng noãn. Điều này gây rối loạn kinh nguyệt. Bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu nâu sẫm hoặc màu đen.

Ung thư cổ tử cung có thể tăng kích thích buồn tiểu, khiến bạn cảm giác cần phải đi tiểu thường xuyên và tiểu gấp. Đây cũng là triệu chứng của các bệnh tiết niệu như v iêm bàng quang và nhiễm khuẩn đường niệu. Bạn cần đi khám để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Ung thư cổ tử cung là sự hiện diện của khối u ở cổ tử cung. Khối u loạn sản này có thể gây đau vùng xương chậu ngoài kỳ kinh nguyệt.

Cơn đau từ xương chậu có thể lan ra toàn bộ lưng và xuống chân, thậm chí gây ra phù nề chân. Bạn nên cảnh giác cao độ và nhanh chóng đi khám nếu thấy dấu hiệu này.

Khi cơ thể bị ung thư, cơ thể sẽ có phản ứng miễn dịch giảm số lượng tế bào hồng cầu khoẻ mạnh và thay chúng bằng các bạch cầu để phản ứng lại với bệnh. Trong thiếu máu, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Họ ăn không ngon, ngủ không yên và giảm cân nhanh chóng.

Nếu để lâu dài, khối ung thư có thể lan sang các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết. Nó có thể đè lên bàng quang hoặc chui vào tĩnh mạch gây tắc tĩnh mạch cũng như các biến chứng sức khoẻ nghiêm trọng khác.

Xét nghiệm Pap giúp phát hiện các tế bào bất thường ở cổ tử cung, từ đó có thể nhanh chóng điều trị và ngăn chặn việc các tế bào này phát triển thành ung thư.

Nếu thấy xét nghiệm Pap bất thường, bác sĩ sẽ đồng thời làm xét nghiệm HPV cũng như lấy sinh thiết để chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

Khi đã có chẩn đoán, các phương pháp thăm khám và nội soi có thể giúp bác sĩ đánh giá tiến trình của bệnh:

Khám phụ khoa – khám tử cung, buồng trứng và các bộ phận khác gần cổ tử cung (có thể qua phương pháp siêu âm)

Nội soi bàng quang – kiểm tra bàng quang và niệu đạo

Nội soi đại tràng – kiểm tra đại tràng

Qua quan sát, ung thư sẽ được xét loại từ 0 đến IV.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, giúp loại bỏ tế bào ung thư và giải quyết triệt để ung thư cho bệnh nhân. Qua laser, đốt điện, áp lạnh hoặc sinh thiết Cone, phẫu thuật cổ tử cung được chia thành nhiều loại:

Phẫu thuật cắt bỏ một phần nếu bệnh nhân ở giai đoạn sớm, khối u chưa xâm lấn. Phẫu thuật sẽ cắt bớt một phần âm đạo nhưng giữ nguyên tử cung để bảo tồn chức năng sinh sản.

Phẫu thuật cắt tử cung tận gốc cắt cả buồng trứng và ống dẫn trứng.

Phẫu thuật vùng chậu nếu bệnh đã di căn. Phẫu thuật cắt bỏ âm hộ làm thay đổi cấu trúc cũng như hình dạng của âm hộ người phụ nữ. Phẫu thuật cắt rộng chu cung và mô cạnh âm đạo gây tổn thương lên đám rối thần kinh thực vật vùng chậu. Sau phẫu thuật, phụ nữ giảm tiết dịch nhờn âm đạo và giảm ham muốn tình dục.

Xạ trị sử dụng bức xạ ion hoá và tia X mang năng lượng cao để phá vỡ tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng phát triển. Bệnh nhân có thể được xạ trị ngoài (điều trị từ bên ngoài) hoặc xạ trị trong ung thư cổ tử cung.

Phương pháp được chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật thất bại và tái phát. Trước khi xạ trị, các bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm máu với mục đích kiểm tra người bệnh có thiếu máu không. Nếu có, bệnh nhân cần truyền máu trước xạ trị.

Xạ trị gây khô và đau âm đạo, thậm chí là teo, dính, chít hẹp âm đạo. Ngoài ra nó còn kèm theo nhiều biến chứng khác như viêm bàng quang, mãn kinh, suy giảm chức năng tiêu hoá, vô sinh.

Hoá trị sử dụng chất độc (thuốc) ở dạng uống hoặc dạng tiêm để tiêu diệt tế bào ung thư. Hoá trị gây nhiều phản ứng phụ:

Để giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, bạn nên thay đổi sinh hoạt hàng ngày của mình:

Để biến đổi các nguy cơ cao trong tế bào cổ tử cung thành ung thư cần 3-7 năm. Việc khám sàng lọc định kỳ giúp phát hiện các thay đổi này trước khi chúng trở thành ung thư.

a. Đối tượng sàng lọc

Phụ nữ tuổi 21-29 nên làm xét nghiệm Pap mỗi 3 năm. Xét nghiệm HPV không phải là ưu tiên.

Phụ nữ tuổi 30-65 nên làm xét nghiệm Pap và HPV đồng thời mỗi 5 năm. Nếu chỉ làm xét nghiệm Pap, nên đi khám mỗi 3 năm.

Phụ nữ trên 65 tuổi không cần sàng lọc nữa nếu không có tiền sử tế bào cổ tử cung bất thường trung bình hoặc cao hoặc ác tính.

Người đã phẫu thuật cắt tử cung vẫn cần khám sàng lọc bởi các tế bào cổ tử cung vẫn còn lại ở phía trên âm đạo. Nếu nguyên nhân phẫu thuật do tiền sử ung thư cổ tử cung, họ nên sàng lọc trong 20 năm sau phẫu thuật.

Phụ nữ bị HIV có hệ miễn dịch yếu và đã phơi nhiễm với DES cần sàng lọc thường xuyên hơn.

b. Các bước khám sàng lọc

Khám phụ khoa thông thường

Soi cổ tử cung, kèm theo chấm acid acetic hoặc dung dịch Lugol để tìm ra tổn thương tại cổ tử cung

Hoặc phương pháp ThinPrep Pap Test, tương tự như phương pháp Pap smear truyền thống, nhưng nhờ có công nghệ chuyển tế bào có kiểm soát bằng màng lọc, phương pháp này có độ nhạy và đặc hiệu cao trong chẩn đoán tiền ung thư. Đặc biệt, ThinPrep Pap Test có thể giúp phát hiện ung thư tế bào biểu mô tuyến, một dạng ung thư khó chẩn đoán.

Xét nghiệm HPV genotype PCR hệ thống tự động và siêu âm tử cung và buồng trứng qua đường âm đạo giúp chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm HPV sẽ kiểm tra sự hiện diện của 13-14 chủng HPV nguy cơ cao.

Sinh thiết cổ tử cung nếu có dấu hiệu cổ tử cung bất thường

Siêu âm ổ bụng

Xét nghiệm máu

c. Lưu ý trước khi đi khám

Bạn nên đi khám khi không có kinh nguyệt, tốt nhất là 3 ngày sau khi sạch kinh

Không bôi kem hay đặt thuốc âm đạo 48 giờ trước xét nghiệm Pap

Không hoạt động tình dục 48 giờ trước xét nghiệm Pap

Đây là cách duy nhất giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung. Vaccine HPV phòng ngừa 4 loại HPV nguy hiểm nhất là HPV16-18-6-11.

Vaccine HPV là một vaccine an toàn, hiệu quả. Độ tuổi thích hợp nhất để tiêm vaccine HPV là độ tuổi 9-26, trong đó hầu hết phụ nữ được khuyên nên tiêm HPV trong độ tuổi 17-18 khi cơ quan sinh dục đã phát triển đầy đủ và họ chưa từng nhiễm virus HPV.

Tuy nhiên, tiêm vaccine ngừa HPV vẫn có thể sử dụng với những người đã quan hệ tình dục đã nhiễm virus HPV, giúp ngừa việc tái nhiễm.

Ung thư cổ tử cung là một bệnh nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Phương pháp điều trị hiệu quả nhất chính là phòng bệnh bằng vaccine và khám sàng lọc định kỳ để phát hiện bệnh sớm.