Đề Xuất 5/2024 # Bệnh Ung Thư Lưỡi Có Chữa Khỏi Được Không? # Top 3 Yêu Thích

Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là tình trạng biến đổi ác tính của biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi. Là bệnh hay gặp ở những người có độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên theo những thống kê gần đây thì lứa tuổi mắc căn bệnh này ngày càng trẻ hóa.

Ung thư lưỡi thường gặp nhất là loại ung thư tế bào vảy. Đây là loại tế bào mỏng, dẹt, lót trên bề mặt của lưỡi. Biểu hiện ung thư khác nhau tùy theo vị trí xuất hiện của chúng. Đồng thời, vị trí xuất hiện còn ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị. Bệnh có thể xảy ra ở 2 vùng sau:

Trong vùng miệng: Thường biểu hiện sớm, qua đó được cắt bỏ dễ dàng hơn.

Triệu chứng của ung thư lưỡi từng giai đoạn

Triệu chứng cơ bản của ung thư lưỡi là lưỡi rất đau và sự phát triển của vết loét trên lưỡi. Các triệu chứng khác bao gồm:

Đau hàm hoặc họng.

Đau khi nuốt.

Cảm giác vướng mắc ở họng.

Lưỡi hoặc hàm bị cứng.

Nhai hoặc nuốt đồ ăn khó khăn.

Các mảng đỏ hoặc trắng ở niêm mạc miệng hoặc lưỡi.

Vết loét lưỡi không lành.

Mất cảm giác một khu vực trong miệng.

Chảy máu lưỡi không có lí do.

Khối bất thường trên lưỡi không tự biến mất.

Ngoài ra, các triệu chứng của ung thư lưỡi có thể xuất hiện khác nhau dựa vào tình hình phát triển của bệnh như sau:

Giai đoạn đầu: Thời gian này không có biểu hiện quá rõ ràng, người bệnh thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh thường gặp về răng miệng khác. Các triệu chứng gồm cảm thấy có dị vật cắm vào lưỡi nhưn đi qua rất nhanh, xuất hiện một số nốt phồng nhỏ trên lưỡi thay đổi màu sắc, có thể xuất hiện hạch hoặc các vết loét.

Giai đoạn toàn phát: Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ ràng hơn như đau khi ăn, đau khi nói, tăng tiết nước bọt, xuất hiện máu lẫn nước bọt, hơi thở có mùi, lưỡi bị tê cứng, các ổ loét lớn hơn, có thể sùi loét, có mủ trắng.

Giai đoạn cuối: Giai đoạn này xuất hiện các triệu chứng rõ ràng, tình trạng nổi hạch và lở loét nghiêm trọng hơn, mưng mủ và gây đau đớn, thậm chí chảy máu. Ngoài ra, cũng xuất hiện các biểu hiện giai đoạn cuối giống phần lớn các bệnh ung thư khác như sau:

Sút cân trầm trọng mặc dù không áp dụng phương pháp giảm cân nào.

Luôn cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do.

Ăn nhanh no, sau khi ăn có cảm giác đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn.

Sốt liên tục kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức.

Nguyên nhân ung thư lưỡi

Thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá có chất nicotin làm loét niêm mạc lưỡi, lâu ngày không được chữa trị sẽ dẫn đến ung thư.

Lạm dụng bia rượu: Theo các nghiên cứu đã cho thấy rằng trong 100 người mắc ung thư lưỡi thì có đến 70 – 80 người nghiện rượu. Những thành phần trong rượu sẽ kích hoạt các gen tiền ung thư nếu sử dụng quá nhiều.

Thường xuyên tiếp xúc với tia bức xạ: Đây là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến ung thư lưỡi và nhiều loại ung thư khác. Những người làm việc trong môi trường có nhiều bức xạ hay nạn nhân của vũ khí hóa học là đối tượng có nguy cơ mắc ung thu rất cao.

Người thân trong gia đình mắc bệnh: Ung thư lưỡi có thể di truyền giữa những người có cùng huyết thống. Do vậy, những người trong gia đình có bệnh nhân ung thư cũng có nguy cơ nhiễm ung thư lưỡi.

Virus HPV: khi nói đến HPV người ta thường nghĩ chúng gây bệnh cho mỗi cơ quan sinh dục thế nhưng các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu và cho rằng một số loại virus có thể gây ra ung thư lưỡi cho người.

Ung thư lưỡi có điều trị khỏi được không?

Ung thư lưỡi ở giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ thì có thể chữa tốt. Những người bị ung thư không lan rộng có tỉ lệ sống sót cao hơn so với khi ung thư đã lan ra các vùng khác. Tỉ lệ sống sót trung bình 5 năm đối với ung thư lưỡi là 78% trước khi ung thư lan rộng. Trước đây, tỉ lệ này là 36%. Tỉ lệ này có thể thay đổi trong tương lai.

Một số phương pháp điều trị ung thư lưỡi hiện nay gồm có:

Phẫu thuật: Thực trạng đáng lo ngại là đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đến khám và phát hiện khi các tổn thương đã lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u). Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, nhưng nếu muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể sử dụng kết hợp nấm lim xanh, trong thành phần có các chất giúp giảm đau, kháng viêm, giúp nhanh lành vết mổ.

Xạ trị: Phương pháp này có thể sử dụng trong tất cả giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn sớm dùng xạ trị tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư, dùng sau phẫu thuật để tiêu diệt nốt các tế bào còn lại hay dùng trong trường hợp không thể phẫu thuật để kéo dài mạng sống cho người bệnh. Bệnh nhân xạ trị thường kèm theo các tác dụng phụ như đau đớn, chán ăn, mệt mỏi. Lúc này, kết hợp sử dụng nấm lim xanh giúp tăng cường sức khỏe, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn, giảm mệt mỏi.

Hóa trị: Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hóa trị hoặc phối hợp đa hóa trị. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đa hóa trị cho kết quả đáp ứng tốt hơn đơn hóa trị. Giống như xạ trị, hóa trị cũng gây đau đớn, mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, ảnh hưởng đến tâm trạng và ý chí của bệnh nhân. Bên cạnh dùng thuốc theo đơn bác sĩ, kết hợp nấm lim xanh giúp người bệnh khỏe hơn, giúp họ có thêm sức mạnh chống lại bệnh tật

Nấm lim xanh là loại thảo dược quý, được bán với giá cao. Do vậy, nhiều người làm hàng giả hoặc trộn lẫn với nấm khác bán kiếm lời. Người mua cần lựa chọn địa chỉ uy tín để tránh mua phải hàng kém chất lượng.

Tham khảo giá bán nấm lim xanh tại giá bán nấm lim xanh Quảng Nam .

CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH TIÊN PHƯỚC

Địa chỉ: Thôn 4, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Số điện thoại: 0982419526

Email: [email protected]

Các biện pháp phòng tránh ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi có thể đến từ di truyền nhưng phần lớn là do thói quen sinh hoạt của người bệnh. Do vậy, để phòng ngừa ung thư lưỡi cần thực hiện lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích có hại cho sức khỏe như sau:

Ngưng hút thuốc lá.

Tránh nhai thuốc lá hoặc trầu.

Hạn chế hoặc ngừng uống rượu bia.

Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây và rau quả.

Vệ sinh răng miệng tốt.

Tiêm ngừa đầy đủ vắc-xin HPV.

Tình dục an toàn, đặc biệt khi quan hệ tình dục qua đường miệng (khả năng lây nhiễm HPV cao).

Như vậy, ung thư lưỡi có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, tỷ lệ sống sót trên 5 năm là 78%. Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng ban đầu nghi ngờ ung thư, bạn nên đi khám ngay để phát hiện và điều trị kịp thời.