Đề Xuất 4/2024 # Triệu Chứng Bệnh Tiểu Đường Và Cách Chữa Trị [A # Top 2 Yêu Thích

Có lẽ trong các bệnh lý mà cơ thể mắc phải, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất, không thể không nhắc đến bệnh tiểu đường. Đây là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Song rất ít người hiểu rõ tường tận về căn bệnh này. Để giúp mọi người có cách nhìn chính xác và chi tiết về bệnh lý nguy hiểm này, mời bạn đọc theo dõi bài viết ” triệu chứng bệnh tiểu đường và cách chữa trị ” để biết thêm những thông tin tin cần thiết.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi với tên gọi khác là đái tháo đường. Đây là căn bệnh rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể làm cho đường không được vận chuyển tới tế bào và bị đào thải qua đường nước tiểu.

Rất nhiều căn bệnh ở giai đoạn đầu đã có những triệu chứng để nhận biết. Bệnh tiểu đường cũng có triệu chứng nhưng không rõ ràng ở giai đoạn đầu.

Tuy nhiên có một số những dấu hiệu cơ bản bạn cần lưu tâm để nhận biết sớm:

Chậm lành các vết loét vết thương: thường xuyên bị nhiễm trùng, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2 nó sẽ sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng chữa lành, miễn nhiễm trùng của bạn.

Uống nước nhiều và thường xuyên đi tiểu: lượng đường trong máu quá nhiều khiến chất dịch bị đẩy ra ngoài nhiều hơn. Vì thế luôn làm cho bạn có cảm giác bị khát và đồng nghĩa với việc đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Mệt mỏi: Lượng đường bị dào thải dẫn đến tế bào bị thiếu đường, nếu tế bào bị thiếu đường, cơ thể sẽ mệt mỏi.

Nhanh đói: lương Insulin tiết ra trong cơ thể không đủ để chuyển hóa đường. cung cấp năng lượng cho các tế bào và cơ quan trong cơ thể sẽ khiến cơ thể cạn kiệt nguồn năng lượng làm bạn có cảm giác nhanh bị đói.

Hay nhìn mờ: khi lượng đường trong máu quá cao, chất dịch có thể bị đẩy ra khỏi thủy tinh thể làm cho tiêu điểm ảnh trên võng mạc sẽ không rõ ràng khiến bạn bị mờ.

Mảng da sẫm màu: nách và cổ là hai vị trí mảng da dễ bị sạm màu, tình trạng này gọi là chứng gai đen. Đây là dấu hiệu kháng Insulin.

Giảm cân mặc dù ăn nhiều hơn bình thường nhưng người bệnh lại bị sút cân to không có khả năng chuyển hóa Glucose, bắt buộc cơ thể phải dùng năng lượng dự trữ để cung cấp năng lượng cho các bào quan trong cơ thể đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị sút cân.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do tuyến tụy không sản xuất đủ lượng Insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động được.

Insulin là một loại hooc môn, có vai trò trò vận chuyển đường trong máu đi nuôi các tế bào. Nếu thiếu insulin các tế bào sẽ không nhận được đường mà đường sẽ được thải qua nước tiểu nên được gọi là bệnh tiểu đường.

Có ba loại tiểu đường hiện nay:

Tiểu đường tuýp 1: không đủ lượng Insulin sản sinh ở tuyến tụy, tiểu đường tuýp 1 một thường gặp ở độ tuổi vị thành niên, thanh niên do yếu tố di truyền.

Tiểu đường tuýp 2: loại bệnh này thường xảy ra với người béo phì, ít vận động, độ tuổi trên 40 tuổi.

Tiểu đường thai kỳ: loại bệnh này xuất hiện ở phụ nữ có thai trong tuần thứ 24 đến 28 của thai kì, tự khỏi sau sinh. Tuy nhiên nó sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi nếu không được can thiệp kịp thời trong quá trình mang thai.

Y học phát triển đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhanh chóng. Tùy vào mức độ của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra các độ điều trị khác nhau .

Điều trị bằng chế độ ăn uống:

Bệnh nhân cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ đạm béo đường vitamin muối khoáng, để cân bằng lượng đường có trong máu, đảm bảo các cơ quan hoạt động bình thường.

Điều trị bằng chế độ vận động:

Tập luyện thể dục thể thao như chạy bộ, nhảy dây, bơi ,đủ cường độ để tăng nhịp tim và tần số hô hấp, sẽ giúp điều trị đái tháo đường hiệu quả. Thời gian luyện tập mỗi ngày khoảng 30 đến 45 phút. Hạn chế chế chế vận động mạnh.

Điều trị bằng thuốc:

Với tiểu đường tuýp 1: Nguyên nhân do không sản sinh đủ lượng Insulin thì cần bổ sung bằng các loại thuốc chứa Insulin, mục đích của thuốc nhằm bổ sung và cân bằng lượng insulin, giúp lượng đường thải ra qua nước tiểu ít đi.

Với bệnh tiểu đường tuýp 2: Nên dùng các loại thuốc hạ đường huyết giúp cơ thể tăng sản xuất insulin, giảm tình trạng kháng Insulin. Tuy nhiên uống thuốc phải đầy đủ và uân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Với tiểu đường thai k ì: Tùy vào tình trạng của mẹ và bé, bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tương lai của bé.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tiểu đường rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu nên rất nguy hiểm. Phòng bệnh tiểu đường là cực kỳ cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh lý này. Một số biện pháp phòng ngừa bạn có thể áp dụng:

Giảm cân tránh béo phì.

Thiết lập một chế độ ăn hợp lý, cân bằng dinh dưỡng, phù hợp nên chọn những thực phẩm ít chất béo đường đừng tăng cường rau xanh, hoa quả, chọn đồ uống ít calorie.

Thường xuyên kiểm tra huyết áp, lượng cholesterol trong máu.

Bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích để ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.