Thịnh Hành 5/2024 # Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Cho Bà Bầu An Toàn Và Hiệu Quả Nhất # Top 8 Yêu Thích

   Cách chữa bệnh trĩ tại nhà cho bà bầu an toàn và hiệu quả nhất là băn khoăn của nhiều chị em mắc bệnh khi mang thai. Để nhanh chóng dứt điểm bệnh và hạn chế biến chứng thì chị em nên đi khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Vì sao bà bầu thường mắc bệnh trĩ?

  Khi mang thai, thể chất của người mẹ không đảm bảo khiến phụ nữ thường đối mặt với nhiều nguy cơ mắc các bệnh lí như trĩ, táo bón, tiểu đường thai kì, thiếu máu, cúm,… Trong đó, trĩ là bệnh mang lại nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng của thai phụ. Vậy vì sao bà bầu dễ mắc bệnh trĩ khi mang thai? Điều này được các chuyên gia lí giải như sau:

   ➥ Vào những tháng thai kì, khi thai nhi càng lớn thì áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở vùng chậu và hệ thống tĩnh mạch chủ dưới càng tăng làm cho quá trình lưu thông máu trở nên chậm hơn, áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng cũng tăng theo khiến cho đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn quá mức ở mô xung quanh hậu môn, khiến các mô này phồng lên do viêm hoặc sưng hình thành bệnh trĩ.

   ➥ Tỉ lệ bị táo bón ở phụ nữ mang thai là khá cao. Do đó, việc cố rặn khi đi đại tiện làm gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch hậu môn khiến cho phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ.

   ➥ Trong giai đoạn mang thai, nồng độ nội tiết tố progesteron tăng mạnh khiến cho các tĩnh mạch hậu môn dễ bị sưng viêm, gây táo bón và nặng hơn là hình thành trĩ.

  Bị trĩ khi mang thai có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn, bội nhiễm búi trĩ, thiếu máu, gây ung thư trực tràng, gây đau khi sinh,… Ngoài ra thì bệnh còn gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà bầu. Vì vậy thai phụ không nên chủ quan khi phát hiện bệnh.

Bà bầu thường dễ bị mắc bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà cho bà bầu an toàn và hiệu quả nhất

   Bổ sung chế độ ăn nhiều chất xơ

  Chất xơ có tác dụng tốt trong việc nhuận tràng, tăng khả năng lên men của vi khuẩn trong ruột già và kích thích khả năng tiêu hóa. Khi vào ruột, chất xơ góp phần giữ nước làm tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột co bóp đẩy phân ra ngoài. Do đó, việc đi đại tiện được dễ dàng hơn và đều đặn hàng ngày, hạn chế nguy cơ táo bón, trĩ.

  Phụ nữ mang thai cần tăng cường bổ sung chất xơ vào trong bữa ăn hàng ngày. Một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe thai kì như khoai lang, rau lang, thanh long, mồng tơi, chuối chín,…

  Uống nhiều nước giúp làm mềm phân, giảm áp lực lên búi trĩ, việc đi ngoài được dễ dàng hơn. Phụ nữ mang thai nên uống 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Lượng nước uống vào nên chia đều trong ngày, không nên uống nhiều một lần sẽ không tốt cho sức khỏe.

  Ngoài việc uống nước thì bà bầu có thể bổ sung lượng nước cần thiết thông qua các thực phẩm khác như rau củ và trái cây. Bà bầu có thể uống nước ép trái cây, nước ép rau, nước mật ong ấm,… để cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

  Tuy nhiên, những bà bầu bị huyết áp thấp, bụng yếu, chân tay lạnh, khí huyết kém thì không nên uống nhiều nước, chỉ nên uống một lượng nhỏ để cơ thể dễ bài tiết hơn.

   Không đứng hay ngồi quá lâu, tập thể dục thường xuyên

  Việc đứng hay ngồi quá lâu một chỗ sẽ gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên kết hợp thay đổi tư thế giữa ngồi, nằm nghỉ ngơi với đi lại.

  Bà bầu cũng có thể kết hợp các bài tập nhẹ như bơi lội, đi bộ, yoga,… để tăng sức đề kháng cũng như kích thích quá trình tiêu hóa, giúp cơ co thắt và đào thải phân dễ dàng hơn.

   Ngâm hậu môn trong nước ấm

  Phương pháp điều trị trĩ tại nhà cho bà bầu được dân gian sử dụng phổ biến là ngâm hậu môn trong nước ấm. Tiến hành thực hiện khoảng 3 lần mỗi ngày và sau khi đi vệ sinh. Việc này được cho là cách giảm sưng và đau hiệu quả do búi trĩ gây ra.

   Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ

  Một trong những thói quen tốt trong việc chữa trị bệnh trĩ là đi đại tiện đúng giờ. Tốt nhất thì bà bầu nên luyện thói quen đi vào buổi sáng. Sau một đêm nghỉ ngơi thì khi thức dậy, nhu động ruột tăng lên, có phản xạ.

  Không nên thường xuyên nhịn đi đại tiện. Bởi vì chất thải tích tụ lâu ngày trong đại tràng sẽ bị hấp thụ hết nước, trở nên khô cứng, đi đại tiện khó khăn và gây đau.

   Đi vệ sinh đúng tư thế

  Tư thế được khuyến cáo khi đi vệ sinh là ngồi xổm. Đây là tư thế tự nhiên và thoải mái nhất khiến cho nhu động ruột dễ dàng và nhanh hơn. Để tạo thành tư thế này thì bà bầu có thể kê chân lên ghế khi ngồi bệ xí. Tư thế ngồi xổm cũng giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ.

Ngồi xổm giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn

  Đối với các búi trĩ ngoại, nhiều chị em truyền nhau kinh nghiệm chữa trị tại nhà bằng cách đắp lá rau diếp cá. Rau diếp cá có tính hơi lạnh, vị cay, tiêu viêm, sát khuẩn, được nhiều người tin tưởng trong việc điều trị trĩ. Bà bầu thường lấy lá diếp cá ép để lấy nước uống, phần bã còn lại thì dùng để đắp vào búi trĩ ngày 2 lần.

  Các loại thuốc bôi trĩ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như giảm đau rát, ngứa và khó chịu ở vùng hậu môn; ngăn ngừa viêm nhiễm, xuất huyết khi đi vệ sinh; và hỗ trợ làm co búi trĩ, phục hồi các mô trĩ bị tổn thương. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên sử dụng loại thuốc được bác sĩ chỉ định. Việc tự ý dùng thuốc mà không qua thăm khám sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu.