Thịnh Hành 5/2024 # Cách Chữa Bệnh Trầm Cảm Ở Người Già Hiệu Quả Nhất # Top 8 Yêu Thích

– Những trải nghiệm buồn: Trầm cảm ở gười cao tuổi có thể xuất phát từ những kỉ niệm không vui trong quá khứ, ví dụ cái chết của một người thân. Người bị trầm cảm không thể thôi suy nghĩ về nỗi buồn ấy, họ không thể vượt qua nỗi đau và chìm đắm vào cảm giác đau khổ ấy từng giờ, từng phút, từng ngày. Phụ nữ thường nhạy cảm và khó vượt qua nỗi đau nhưng đàn ông lại khó giãi bày và cứ giữ những kỉ niệm buồn vào trong lòng thay vì san sẻ điều đó với mọi người.

– Gặp phải những khó khăn lớn: Khi vấp phải những khó khăn lớn trong cuộc sống như thất nghiệp, trục trặc trong tình yêu, hôn nhân, bị phản bội hay tổn thương về danh dự, tình cảm đều có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở người cao tuổi. Khi phải đối mặt với những khó khăn này, những người có xu thế trầm cảm cảm thấy bản thân bất lực, không thể vượt qua khó khăn, thậm chí họ tìm cách tránh đối mặt trực tiếp với những khó khăn đang diễn ra trước mắt.

– Một số căn bệnh cũng dẫn tới trầm cảm ở người cao tuổi như bệnh Parkinson. Tuy nhiên trầm cảm xuất phát từ những căn bệnh rõ ràng thế này thường dễ dàng hơn trong điều trị so với những tổn thương tâm lí

– Ốm đau: Trầm cảm ở người cao tuổi có thể khiến người bệnh ốm triền miên và ngược lại. Hoặc bạn được chuẩn đoán mắc một bệnh nan y nào đó, cảm giác tuyệt vọng, chán chường và cảm thấy cuộc sống xấu đi có thể cũng khiến bạn bị trầm cảm.

– Thuốc: Uống một số loại thuốc cũng có thể gây ra trầm cảm.

CÁC DẤU HIỆU CỦA BÊNH TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Ngoài việc cảm thấy buồn chán và tâm trạng đi xuống thì trầm cảm ở người cao tuổi còn có những biểu hiện sau:

– Không còn đam mê với những sở thích thường ngày. Có thể lúc trước bạn yêu thích nghe nhạc, chơi thể thao, chăm sóc cây cảnh, vật nuôi cảnh, v..v Nhưng bỗng một thời gian bạn không còn hứng thú với những sở thích này, bạn bỏ bê và không có kế hoạch tiếp tục với những thú vui đó nữa.

– Trầm cảm ở người cao tuổi còn khiến họ cảm thấy mệt mỏi không lí do, đơn giản là bạn cảm thấy mệt và không muốn làm bất cứ điều gì. Những việc nhỏ nhặt khiến bạn cảm thấy rất cực nhọc mới hoàn thành.

– Mất cảm giác ngon miệng và bị giảm cân cũng là dấu hiệu của trầm cảm ở người cao tuổi

– Cảm thấy khó chịu bất thường trong người và không thể tự bản thân thư giãn một cách thoải mái

– Cảm giác lo lắng không rõ nguyên nhân và thường lo lắng quá mức cần thiết cho những việc nhỏ nhặt cũng có thể xuất phát từ bệnh trầm cảm ở người cao tuổi.

– Tránh mặt mọi người, không thích giao lưu, gặp gỡ.

– Nhạy cảm và hay cáu gắt với mọi người vô cớ.

– Khó ngủ, dậy sớm hơn 1 đến 2 giờ so với thông thường và khó có thể tiếp tục giấc ngủ.

– Mất tự tin vào bản thân

– Không thể tập trung vào việc gì

– Có cảm giác hoảng sợ

– Cảm thấy tồi tệ và có cảm giác tội lỗi. Bạn bám víu vào những việc đã xảy ra trong quá khứ và thường phóng đại mọi chuyện lên quá mức.

– Nghĩ tới chuyện tự tử , tại một thời điểm nào đó những người mắc bệnh trầm cảm nghiêm trọng thường sẽ tới việc kết thúc tất cả.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH TRẦM CẢM Ở NGƯỜI CAO TUỔI HIỆU QUẢ NHẤT 1. Điều Trị Trầm Cảm Mức Độ Nhẹ Ở Người Cao Tuổi

Việc điều trị bệnh trầm cảm ở người già có thể bắt đầu bằng việc bác sĩ đánh giá các thuốc đang uống của người bệnh. Thông thường, họ sẽ điều chỉnh hoặc dừng một số loại thuốc. Nếu cần điều trị thêm, bác sĩ giới thiệu họ đến bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như:

– Điều trị tâm lý xã hội: Liệu pháp kết nối xã hội là bước rất quan trọng đối với nhiều người cao tuổi vì có thể giúp họ bớt cô đơn, như tham gia một buổi tập thể dục nhịp điệu theo nhóm, đi bộ hoặc bơi lội.

– Liệu pháp nói chuyện: Tâm lý trị liệu hoặc liệu pháp nói chuyện, có thể được bác sĩ thử trước khi dùng đến thuốc. Các nghiên cứu cho thấy liệu pháp này có tác dụng như thuốc điều trị trầm cảm nhẹ ở người cao tuổi. Trị liệu hành vi nhận thức là một loại trị liệu nói chuyện giúp thay đổi các kiểu suy nghĩ và hành vi tiêu cực bằng những hành vi tích cực.

Nhóm hỗ trợ cộng đồng. Ngoài việc điều trị, người cao tuổi cũng nên tham gia các nhóm hỗ trợ cộng đồng như đi làm tình nguyện hoặc tập thể dục.

2. Điều Trị Trầm Cảm Mức Độ Vừa Và Nặng Ở Người Cao Tuổi

Khi các liệu pháp nói chuyện và hỗ trợ cộng đồng không giúp cải thiện bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp khác điều trị bệnh trầm cảm ở người già bao gồm thuốc chống trầm cảm và liệu pháp sốc điện (ECT). Những liệu pháp này hầu như luôn được sử dụng cùng với liệu pháp tâm lý và hỗ trợ:

– Thuốc Chống Trầm Cảm: Các thuốc chống trầm cảm đầu tay được sử dụng cho trầm cảm ở người cao tuổi thường là các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). SSRI hoạt động bằng cách tăng hóa chất não chống trầm cảm, nhưng chúng cũng có thể gây loãng xương và khiến người cao tuổi có nguy cơ bị gãy xương hông. Các bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng liều thấp khi bắt đầu và tăng liều từ từ cho người cao tuổi.

– Liệu pháp sốc điện ECT: Phương pháp điều trị này đã được chứng minh là rất hữu ích cho chứng trầm cảm nặng ở người cao tuổi khi các phương pháp điều trị trầm cảm khác không có hiệu quả. Tác dụng phụ có thể bao gồm mất trí nhớ.

Đối với người mới bị trầm cảm đầu tiên, việc điều trị nên tiếp tục từ 6 tháng đến một năm sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm. Đối với một người cao tuổi bị trầm cảm nhiều lần, việc điều trị trầm cảm có thể cần được tiếp tục trong vài năm.

Điều quan trọng là người cao tuổi và người chăm sóc của họ phải hiểu rằng các triệu chứng trầm cảm không phải là một phần bình thường của lão hóa. Sự kết hợp giữa trầm cảm và lão hóa có thể khiến cho việc chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn hơn, nhưng bệnh trầm cảm ở người cao tuổi cũng có thể điều trị được như bệnh trầm cảm ở các nhóm tuổi khác.

Hoàng Quyên