Những Điều Cần Biết Về Ung Thư Phổi
Ung thư phổi là một loại ung thư bắt đầu trong phổi. Phổi là cơ quan dạng xốp nằm trong ngực của bạn thu nhận ôxy khi bạn hít vào và giải phóng khí cacbonic khi bạn thở ra.
Ung thư phổi là tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người chết vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người chết vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
Những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao nhất. Nguy cơ ung thư phổi tăng lên theo thời gian và số lượng điếu thuốc mà bạn hút. Nếu bạn bỏ hút thuốc, thậm chí sau khi hút thuốc trong nhiều năm, bạn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi.
Ung thư phổi thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng trong giai đoạn sớm. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phổi chỉ thường xảy ra ở những giai đoạn cuối.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư phổi có thể bao gồm:
Hãy hẹn gặp bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào làm bạn lo lắng.
Nếu đang bạn hút thuốc và khó bỏ thuốc lá, hãy gặp bác sĩ để có thêm lời khuyên và chiến lược bỏ hút thuốc, chẳng hạn như dùng thuốc và các sản phẩm thay thế nicotine.
Nguyên nhân của ung thư phổi
Hút thuốc gây ra phần lớn các ca ung thư phổi - cả ở người hút thuốc và người bị phơi nhiễm với khói thuốc lá (người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc). Tuy nhiên, ung thư phổi cũng xảy ra ở những người không hút thuốc và những người không bao giờ tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá. Trong những trường hợp này, bệnh ung thư phổi không có nguyên nhân rõ ràng.
Hút thuốc lá gây ung thư phổi bằng cách nào?
Các bác sĩ tin rằng hút thuốc gây ung thư phổi bằng cách làm tổn thương các tế bào lót bên trong phổi. Trong khói thuốc lá có nhiều chất gây ung thư và thay đổi ở nhu mô phổi bắt đầu gần như ngay khi bạn hít phải chúng. Lúc đầu, cơ thể của bạn có thể có thể sửa chữa những tổn thương này. Tuy nhiên, khi sự tiếp xúc khói thuốc xảy ra lặp đi lặp lại, các tế bào trong phổi sẽ bị tổn thương ngày càng nặng hơn. Theo thời gian, hoạt động của chúng trở nên bất thườn g và ung thư có cơ hội phát triển.
Ung thư phổi được chia thành hai loại chính dựa trên hình thái của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi. Phương pháp điều trị cũng được đưa ra dựa trên loại ung thư phổi đã được chẩn đoán.
Hai loại chung của ung thư phổi bao gồm:
- . Ung thư phổi tế bào nhỏ xảy ra gần như chỉ ở người hút thuốc lá nặng và ít phổ biến hơn so với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
- . Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ là tên gọi chung của những loại ung thư phổi phát triển và di căn chậm hơn theo cách thức giống nhau. Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ bao gồm ung thư tế bào vảy (gai), ung thư biểu mô tuyến và ung thư tế bào lớn.
Yếu tố nào gây ung thư phổi?
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Một số yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát, chẳng hạn như việc bỏ hút thuốc. Một số yếu tố khác không thể thay đổi, chẳng hạn như bệnh sử gia đình.
Những yếu tố nguy cơ của ung thư phổi bao gồm:
Biến chứng của ung thư phổi
Ung thư phổi có thể gây ra các biến chứng như sau:
Tầm soát ung thư phổi ở những người khỏe mạnh
Các bác sĩ không chắc chắn lắm về việc nên tầm soát ung thư phổi ở những người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy việc tầm soát ung thư phổi có thể cứu sống người bệnh bằng cách phát hiện ung thư giai đoạn sớm vì việc điều trị sẽ dễ thành công hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại cho thấy rằng việc tầm soát thường phát hiện ra những bệnh lý "lành tính" hơn vốn không cần làm những xét nghiệm có tính xâm lấn cũng như không 273;áng chịu những rủi ro kèm theo không cần thiết.
Các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư phổi
Nếu có lý do để nghĩ rằng bạn có thể bị ung thư phổi, bác sĩ của bạn có thể tiến hành một số xét nghiệm để tìm kiếm tế bào ung thư và loại trừ các bệnh lý khác.
Để chẩn đoán ung thư phổi, bác sĩ có thể khuyên bạn nên:
Phim X-quang có thể cho thấy khối u bất thường trong phổi. Việc chụp CT có thể phát hiện ra tổn thương nhỏ trong phổi không được tìm thấy trên phim X-quang.
Nếu bạn bị ho và kèm theo đờm, việc quan sát đờm dưới kính hiển vi đôi khi có thể phát hiện ra sự tồn tại của tế bào ung thư phổi.
Một mẫu tế bào bất thường có thể được loại bỏ trong một thủ tục gọi là sinh thiết. Bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết theo một số cách khác nhau, bao gồm nội soi phế quản (bronchoscopy), nội soi trung thất (mediastinoscopy) hoặc kim sinh thiết (needle biopsy). Trong nội soi phế quản, bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực bất thường của phổi bằng cách sử dụng một sợi phát quang luồn qua cổ họng vào trong phổi. Trong nội soi trung thất, các dụng cụ phẫu thuật được đưa vào phía sau xương ức (qua một vết cắt nhỏ tạ i phần dưới cổ) để lấy mẫu mô từ các hạch bạch huyết. Trong kim sinh thiết, hình ảnh X-quang hoặc CT được dùng để định hướng đâm kim xuyên qua thành ngực vào mô phổi để thu thập các tế bào đáng nghi. Sinh thiết cũng có thể được tiến hành ở các hạch bạch huyết hoặc các khu vực khác, nơi mà ung thư đã lan đến, ví dụ như gan, não,...
Phân định giai đoạn (Staging) ung thư phổi
Một khi ung thư phổi đã được chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành xác định mức độ, hoặc giai đoạn của ung thư. Thông tin về giai đoạn ung thư sẽ giúp bạn và bác sĩ quyết định phương thức điều trị thích hợp nhất.
Việc phân định giai đoạn ung thư bao gồm các xét nghiệm hình ảnh bao gồm chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) và quét xương nhằm đánh giá xem khối u đã di căn đến đâu. Không phải tất cả các xét nghiệm trên đều là cần thiết, vì vậy hãy hỏi bác sĩ về những xét nghiệm phù hợp.
. Khối u nằm giới hạn trong phổi và không lan đến các hạch bạch huyết. Khối u thường có đường kính nhỏ hơn 2 inch (5 cm).
Khối u đã phát triển rất lớn và xâm chiếm các cơ quan khác gần phổi. Giai đoạn này cũng có thể được phân định khi tìm thấy các tế bào ung thư trong hạch bạch huyết xa phổi hơn.
Ung thư đã lan rộng ra khỏi phổi, đến lá phổi bên kia hoặc các khu vực xa hơn trong cơ thể.
Ung thư phổi tế bào nhỏ đôi khi được phân loại thành ung thư "hạn chế" hoặc "lan rộng". "Hạn chế" có nghĩa là ung thư chỉ khu trú ở một lá phổi. "Mở rộng" có nghĩa là ung thư đã lan ra ngoài lá phổi đó.
Điều trị ung thư phổi như thế nào?
Nội dung cụ thể trong một phương pháp (ví dụ, thành phần và liều lượng thuốc) cũng có thể phải thay đổi (có khi phải dừng hẳn) tùy vào phản ứng và tác dụng phụ xuất hiện trong quá trình điều trị.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể chọn không điều trị tích cực vì tác dụng phụ lớn hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhiều hơn những lợi ích mà điều trị mang lại. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp chăm sóc hỗ trợ để cải thiện các triệu chứng do bệnh ung thư gây ra, ví dụ như đau đớn hoặc khó thở.
Bác sĩ ngoại khoa sẽ phẫu thuật để loại bỏ khối ung thư và phần mô phổi bình thường tiếp giáp xung quanh. Phẫu thuật loại bỏ ung thư phổi có thể là:
Trong ca mổ, bác sĩ cũng có thể sẽ lấy đi một số hạch bạch huyết ở ngực để kiểm tra xem chúng có chứa tế bào ung thư hay không (đánh giá di căn).
Phẫu thuật ung thư phổi có nhiều rủi ro, bao gồm chảy máu (xuất huyết) và nhiễm trùng. Bệnh nhân sẽ thấy khó thở sau ca mổ. Nếu phổi bị cắt đi một phần, những phần còn lại của phổi sẽ nở rộng ra theo thời gian làm việc thở dễ dàng hơn. Bác sĩ có thể đề nghị một nhân viên phục hồi chức năng hô hấp hướng dẫn thêm các bài tập thở.
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Những loại thuốc dùng trong hóa trị "truyền thống" từ trước đến nay tác dụng lên các tế bào có khả năng phân chia nhanh, một đặc điểm chính của đa số tế bào ung thư. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là hóa trị sẽ làm hại cả những tế bào phân chia nhanh trong điều kiện sinh lý bình thường như tế bào tạo máu (trong tủy xương), tế bào lót đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn (niêm mạc ống tiêu hóa), và nang tóc. Chính vì thế, những tác dụng phụ chính của hóa trị là ức chế tủy, viêm niêm mạc, và rụng tóc.
Trong hóa trị, một hoặc nhiều loại thuốc hóa trị có thể được uống vào dưới dạng thuốc viên hoặc tiêm vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Điều trị được tiến hành hay chia thành nhiều đợt, trong đó các loại thuốc thường được sử dụng trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng, xen giữa bởi những khoảng nghỉ để bệnh nhân có thể phục hồi.
Hóa trị có thể là lựa chọn đầu tiên cho ung thư phổi hoặc dùng để điều trị bổ sung sau mổ. Trong một số trường hợp, hóa trị có thể được sử dụng để giảm bớt tác dụng phụ của bệnh ung thư.
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia có năng lượng cao, như X-quang, để diệt tế bào ung thư. Xạ trị có thể tác dụng lên khối ung thư phổi từ bên ngoài cơ thể bằng cách chiếu tia từ bên ngoài, hoặc từ bên trong cơ thể thông qua các kim, hạt hoặc catheter (ống thông) đặt gần khối u (brachytherapy).
Xạ trị có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Đôi khi nó được thực hiện song song với hóa trị.
Đối với những người bị ung thư phổi có kích thước rất nhỏ, một lựa chọn khác là định vị (trong không gian 3 chiều) hay stereotactic body radiotherapy. Hình thức chiếu xạ này định hướng nhiều tia xạ từ các góc độ khác nhau vào khối u. Quá trình điều trị thường kết thúc sau một vài lần chiếu xạ. Trong trường hợp khối u nhỏ, phương pháp này có thể được sử dụng thay cho việc phẫu thuật.
Trong khi xạ trị nhắm tia xạ vào vùng có khối u, hóa trị "truyền thống" ảnh hưởng đến tất cả những tế bào phân chia nhanh thì liệu pháp nhắm đích hay liệu pháp nhắm đích ở mức độ phân tử (molecularly targeted therapy) là phương pháp điều trị ung thư mới bằng cách . Những loại thuốc nhắm đích trong điều trị ung thư phổi có thể là:
Những thử nghiệm lâm sàng
Chăm sóc hỗ trợ
Khi việc điều trị không có mấy tác dụng, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tránh những trị liệu có nhiều tác dụng phụ và lựa chọn chăm sóc hỗ trợ để thay thế. Trong chăm sóc hỗ trợ, bác sĩ có thể điều trị các dấu hiệu và triệu chứng để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Lưu ý là sự tiến triển của ung thư sẽ không được ngăn chặn bằng phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị nữa. Chăm sóc hỗ trợ, còn được gọi là chăm sóc giảm nhẹ, giúp bệnh nhân sN 89;ng những ngày còn lại với chất lượng cuộc sống tốt, không bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ nặng nề của trị liệu.
Một nghiên cứu ở những người bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn muộn cho thấy bệnh nhân lựa chọn chăm sóc hỗ trợ ngay sau khi chẩn đoán sống lâu hơn so với những người lựa chọn điều trị bằng hóa trị và xạ trị. Những người nhận chăm sóc hỗ trợ nói rằng họ thấy tâm trạng và chất lượng cuộc sống được cải thiện. Tính trung bình, họ sống lâu hơn những người nhận điều trị "tích cực" khoảng gần 3 tháng.
Cải thiện sự khó thở
Nhiều bệnh nhân ung thư phổi cảm thấy khó thở tại một số thời điểm trong quá trình bệnh. Những phương pháp điều trị như thở oxy và dùng các loại thuốc có sẵn có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, nhưng chúng không cải thiện hết. Những phương pháp sau có thể giảm bớt sự khó thở:
Hãy để bác sĩ biết khi bạn bị khó thở hoặc khi các triệu chứng trở nên xấu đi.
Những phương pháp điều trị thay thế
Nếu bác sĩ đã báo rằng ung thư phổi của bạn là không thể chữa khỏi, bạn có thể muốn chuyển sang các phương pháp bổ sung và thay thế. Điều trị bổ sung và thay thế trong ung thư phổi không thể chữa được bệnh ung thư nhưng chúng thường được kết hợp với chăm sóc hỗ trợ nhằm giúp cải thiện dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Bác sĩ có thể giúp bạn cân nhắc các lợi ích và rủi ro của những phương pháp này.
Những phương pháp điều trị bổ sung và thay thế trong ung thư phổi hiện nay bao gồm:
Đối phó và hỗ trợ
Ung thư phổi là một chẩn đoán tàn nhẫn. Bạn sẽ mất một thời gian để chấp nhận sự thật này. Khi đó, bạn có thể đi tiếp các bước để kiểm soát tình hình. Đóng một vai trò tích cực trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái, chủ động hơn trong quá trình điều trị. Hãy cố gắng:
Phòng chống ung thư phổi
Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa ung thư phổi, nhưng bạn có thể giảm bớt nguy cơ nếu:
1. mayoclinic.com/health/lung-cancer/DS00038/DSECTION=prevention
2. en.wikipedia.org/wiki/Chemotherapy
3. en.wikipedia.org/wiki/Targeted_therapy
4. en.wikipedia.org/wiki/Radiotherapy
5. en.wikipedia.org/wiki/Crizotinib