Xem Nhiều 5/2024 # 11 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Dứt Điểm Tại Nhà Dễ Làm # Top 1 Yêu Thích

Súc miệng bằng nước muối

Muối là gia vị quá quen thuộc đối với người Việt. Thành phần chủ yếu của muối là natri clorua – chất có khả năng sát khuẩn và loại bỏ các loại virus gây bệnh rất hiệu quả. Chưa hết, nước muối làm tăng độ PH khi người bệnh súc miệng. Bởi vậy, từ xa xưa muối được áp dụng là giải pháp vệ sinh răng miệng rất hữu hiệu.

Chữa viêm họng hạt bằng súc miệng nước muối có thể làm diệt khuẩn, tiêu viêm và giúp bệnh nhân đỡ đau hơn. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối còn loại bỏ các mảng thức ăn mắc kẹt trong răng, làm thông thoáng cổ họng và giúp đẩy lùi triệu chứng hôi miệng.

Cách thực hiện phương pháp này khá đơn giản, người bệnh chỉ cần sử dụng muối sạch và pha loãng cùng nước ấm. Súc miệng bằng nước muối này 2-3 lần trong ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa viêm họng hạt bằng tỏi cũng khá phổ biến. Tỏi chứa nhiều loại vitamin quan trọng như A, B, C, D,… cùng các nguyên tố vi lượng, các loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe như natri, magie, kẽm, kali,… Tỏi được xem là “cứu tinh vàng” cho những bệnh nhân bị đau họn hạt

Sử dụng tỏi có thể giảm rõ rệt các cơn ho dai dẳng, ho có đờm, ho khan và đau rát cổ họng. Đặc biệt, bài thuốc chữa viêm họng hạt bằng tỏi có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Cách thực hiện như sau:

Sử dụng tỏi tươi và đem đi nướng trên bếp than hoặc cho vào lò vi sóng quay cho đến cho tỏi cháy xém và có mùi thơm.

Bóc phần vỏ bên ngoài của tỏi, đem đi nghiền thành bột và pha cùng nước ấm

Mỗi ngày người bệnh nên uống 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bạc hà chữa viêm họng hạt hiệu quả

Nhiều người biết đến bạc hà với công dụng là thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, bạc hà còn chứa nhiều loại khoáng chất có lợi cho cơ thể gồm vitamin A, C, sắt, kali, canxi và hoạt chất acid rosmarinic. Đây là những chất có khả năng chống viêm và đẩy lùi các triệu chứng đau, ngứa rát cổ họng. Chưa hết, bạc hà có mùi thơm đặc trưng còn làm loãng các dịch tiết đờm trong cổ họng, giúp loại bỏ các mùi hôi trong miệng.

Cách 1: Sử dụng trà bạc hà để trị bệnh viêm họng hạt. Bạn dùng một nắm lá bạc hà đã rửa sạch và đem đi giã nát nhẹ. Sau đó hãm phần lá này với chút nước sôi trong vòng 10 phút. Khi uống có thể thêm và một chút mật ong để dễ sử dụng. Lưu ý rằng nên uống thành từng ngụm nhỏ để làm sạch cổ họng, giảm đau và đẩy lùi tình trạng ho khan.

Cách 2: Sử dụng lá bạc hà để xông mũi giúp giảm viêm niêm mạc cho vùng cổ họng, đẩy lùi nhiễm trùng và giúp kháng khuẩn tốt. Bạn sử dụng lá bạc hà giã nát, đun sôi và dùng khăn trùm đầu xông hơi trong vòng 10 phút.

Sử dụng vỏ quýt

Còn có cách gọi khác là trần bì, vỏ quýt có công dụng làm giảm ho, long đờm và chữa viêm họng hạt hiệu quả. Sử dụng vỏ quýt còn giúp chống dị ứng, kháng viêm rất tốt. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ tăng đề kháng, làm thông thoáng đường thở và giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

Hướng dẫn cách chữa viêm họng hạt bằng vỏ quýt:

Sử dụng vỏ của khoảng 2-3 quả quýt, đem rửa sạch, để ráo nước

Cắt phần vỏ quýt thành những miếng nhỏ và để vào cốc thủy tinh

Thêm vào cốc vài thìa mật ong và chưng cách thủy trong vòng 10 phút

Khi hỗn hợp nguội, người bệnh dùng cả nước và cái.

Dùng mật ong trị viêm họng hạt

Mật ong là loại thực phẩm đã quá quen thuộc vừa có lợi cho tiêu hóa vừa giúp làm đẹp lành tính. Đặc biệt, với hàm lượng dinh dưỡng cao, mật ong còn là “thần dược” hỗ trợ các ức chế viêm nhiễm, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và mau lành bệnh.

Sử dụng mật ong giúp làm giảm ho, dịu cổ họng và sát khuẩn cực tốt. Người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng đau, ngứa và ho được đẩy lùi rõ rệt.

Cách 1: Hòa mật ong nguyên chất vào nước cốt chanh và thêm chút nước ấm. Người bệnh uống thành từng ngụm nhỏ và duy trì 2 lần 1 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách 2: Ướp quả chanh tươi với khoảng 5-7 thìa mật ong (lưu ý có thể khía quả chanh để mật ong ngấm nhanh hơn). Người bệnh thái lát và ngậm trực tiếp để giảm ho, khàn tiếng và đau rát họng.

Các nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong lá tía tô chứa nhiều protein, hạt chứa nước, dầu béo, khoáng chất nên rất có lợi cho hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

Người bệnh có thể áp dụng ngay 2 cách chữa viêm họng hạt bằng lá tía tô như sau:

Lá tía tô chữa cho người lớn: Nấu cháo loãng và thêm lá tía tô, hành đỏ và ăn khi còn nóng. Kiên trì dùng đều đặn mỗi ngày sẽ giúp đẩy lùi các cơn đau khó chịu.

Lá tía tô chữa cho trẻ nhỏ: Tiến hành hấp cách thủy các loại nguyên liệu gồm lá tía tô, hoa đu đủ đực, hoa khế và đường phèn trong khoảng 20 phút. Sau đó, chắt lấy nước cốt và uống đều đặn 3 lần mỗi ngày.

Hành tây và đường phèn

Theo y học cổ truyền, hành tây có vị cay nồng, tính ấm, dễ tiêu thực và sát trùng. Nhiều người thường dùng hành tây để trị đầy bụng, khó tiêu và các bệnh cảm cúm. Đối với các bệnh viêm nhiễm hô hấp thông thường, hành tây cũng phát huy tác dụng hiệu nghiệm.

Hành tây có thể được sử dụng làm nguyên liệu trong cách chữa viêm họng hạt tại nhà. Người bệnh sẽ cảm thấy được thông cổ họng, đờm nhớt được loại bỏ nhanh chóng. Đặc biệt, một vài thành phần có trong hành tây còn hỗ trợ kiểm soát sự sinh trưởng của virus và các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Hướng dẫn thực hiện cách chữa viêm họng hạt bằng hành tây:

Cách 1: Cắt ½ củ hành tây thành những lát mỏng, sau đó cho vào 1 ít đường phèn. Tiến hành chưng cách thủy trong khoảng 5 phút, để nguội và ăn cả nước lẫn cái.

Cách 2: Sử dụng 1 củ hành tây tươi và luộc qua. Sau đó ép lấy nước uống và người bệnh dùng trực tiếp.

Nhiều người bệnh có thói quen dùng hành tây, gừng, tỏi,… để chữa các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên hành tây, gừng có tính nóng nên người bệnh cần cân nhắc về tần suất sử dụng.

Ngoài ra, vì có tính nóng nên chữa viêm họng hạt bằng gừng cũng được khuyến cáo hạn chế sử dụng cho phụ nữ mang thai và những người hay bị đổ mồ hôi. Để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo các thông tin trong bài viết: Cách chữa viêm họng hạt bằng gừng

Cách chữa viêm họng hạt bằng quả kha tử

Theo lưu truyền dân gian, quả kha tử có khả năng chữa viêm họng hạt tương đối hiệu quả. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần đập nhỏ quả khả tử và ăn trực tiếp. Kiên trì nhai trong vòng 2 ngày, mỗi ngày 3 lần sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Xương sông là loại cây gia vị và có thể làm thuốc. Lá cây xương sông có mùi hăng của dầu nên thường được người sử dụng làm gia vị nấu canh. Bên cạnh đó, trong lá xương sông có chứa tinh dầu, hoạt chất Menthol nên nó được đánh giá là vị thuốc quý trị cảm sốt, ho, viêm họng, mề đay và một số bệnh về xương khớp.

Người bệnh có thể tham khảo cách chữa viêm họng hạt bằng lá xương sông như sau:

Chuẩn bị khoảng 7-10 lá xương sông và 30ml giấm ăn sạch

Lá xương sông rửa sạch, để ráo nước, sau đó đem đập dập để chúng tiết ra các loại tinh dầu.

Nhúng phần lá xương sông vào giấm trong khoảng 5-7 phút

Người bệnh ngậm lá xương sông đã nhúng giấm trong miệng khoảng 5 phút, nuốt nước và nhổ bã

Kiên trì sử dụng khoảng 3 lần mỗi ngày sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt.

Chữa viêm họng hạt bằng cây rẻ quạt

Cây rẻ quạt thuộc họ cây Lay ơn. Trong Đông y thì cây rẻ quạt còn được gọi là xạ can. Chúng có tính ấm, vị đắng và tác dụng thanh nhiệt giải độc, loại bỏ triệu chứng ho khan, ho có đờm,…

Có rất nhiều cách chữa viêm họng hạt bằng cây rẻ quạt, người bệnh có thể tham khảo các thông tin sau:

Cách 1: Củ rẻ quạt đem nướng chín cùng 15g muối tinh. Sau đó cho vào lọ thủy tinh đậy kín và dùng dần trong khoảng 2-3 ngày. Người bệnh có thể nhai và nuốt cả bã cây rẻ quạt để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách 2: Sử dụng cây rẻ quạt đã rửa sạch, giã nát và thêm chút nước lọc. Chờ cho đến khi hỗn hợp lắng cặn thì người dùng có thể dùng nước cốt để uống. Kiên trì dùng khoảng 2-3 lần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt dần biến mất.

Cách 3: Kết hợp rẻ quạt cùng lá cây kinh giới, kim ngân, huyền sâm, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì, sinh địa. Sắc tất cả các vị thuộc trên với 1,5 lít nước và uống. Người bệnh nên dùng 2 lần vào sáng và tối, mỗi ngày 1 thang thuốc.

Giảm đau họng hạt bằng chế độ dinh dưỡng

Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý là cách chữa viêm họng hạt hiệu quả và bền vững. Do phần cổ họng là nơi tiếp xúc với nhiều loại thức ăn nên người bệnh cần làm giảm áp lực lên chúng. Điều này sẽ giúp làm dịu các triệu chứng viêm, nhiễm, đau rát và tăng tốc độ phục hồi của cơ thể. Nếu người bệnh ăn uống không kiêng khem thì sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, cổ họng lở loét và bệnh sẽ rất lâu khỏi.

Uống đủ từ 2- 2,5 lít nước/ngày. Nên ưu tiên uống các loại nước ẩm để làm dịu cổ họng, làm loãng đờm, giảm sưng viêm và đau rát.

Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây trong bữa ăn. Các loại thực phẩm này giúp bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất,… nhằm nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ đẩy lùi nhiễm trùng ở đường hô hấp.

Ưu tiên sử dụng các món ăn dễ nuốt, mềm những vẫn đầy đủ các chất dinh dưỡng như súp thịt, cháo thịt, miến… Ngoài ra cần tránh các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nóng vì chúng sẽ làm tổn thương vùng cổ họng của người bệnh.

Trong các món ăn có thể bổ sung các loại gia vị có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn như tía tô, gừng, tỏi….

Tránh dùng các loại thực phẩm là và có nguy cơ gây dị ứng vì chúng có thể làm tình trạng bệnh viêm họng hạt trở nặng hơn.

Tránh dùng các loại đồ uống lạnh hoặc các loại chất kích thích như cafe, rượu bia,…

Một số lưu ý về thói quen sinh hoạt cho người bị viêm họng hạt

Những triệu chứng khó chịu của đau họng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến nhịp sống sinh hoạt, ăn uống. Do đó, ngoài thực hiện các cách chữa viêm họng hạt tại nhà cũng như giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, hãy chú ý đến các thói quen sinh hoạt như:

Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng.

Đánh răng và súc miệng bằng nước muối ấm 2-3 lần một ngày để làm sạch khoang miệng, hỗ trợ long đờm và giúp cổ họng thông thoáng hơn.

Nên rửa tay với xà phòng sát khuẩn sau khi hắt hơi, ho, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Lưu ý ngủ đủ giấc, tránh làm việc và suy nghĩ căng thẳng.