Nhiễm Khuẩn Âm Đạo Có Thể Gây Ung Thư Cổ Tử Cung
Nhiễm khuẩn âm đạo là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung, theo một nghiên cứu gần đây. Nhiễm khuẩn một số loại virus như papilloma (HPV) được biết tới như là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.
Thế nào là ung thư cổ tử cung?
Một tài liệu nghiên cứu trên tạp chí Scientific Reports gần đây đã chỉ ra phụ nữ mắc ung thư hoặc tiền ung thư cổ tử cung thường bị nhiễm khuẩn âm đạo nhiều hơn so với những người không mắc các bệnh về âm đạo. Tài liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những vi khuẩn tốt giúp âm đạo khỏe mạnh, trái lại những vi khuẩn xấu có thể gây ra nhiều vấn đề tại âm đạo.
Nhà nghiên cứu cấp cao, trợ lý giáo sư tại Đại học Y Arizona Melissa M. Herbst-Kralovetz cho biết “loại vi khuẩn lactobacilli được biết đến như một loại vi khuẩn tốt thường xuất hiện ở những bệnh nhân khỏe mạnh, trái lại ở những bệnh nhân ung thư hoặc tiền ung thư cổ tử cung loại vi khuẩn này thường bị thế chỗ bởi những vi khuẩn xấu”.
Mối liên hệ giữa ung thư cổ tử cung và HPV
Ung thư cổ tử cung thường hình thành khi các tế bào tại tử cung phát triển bất thường và hình thành nên khối u. Sự xuất hiện của các tế bào tổn thương (có nguy cơ trở thành tế bào ung thư) di căn tới các mô xung quanh có thể hình thành nên ung thư cổ tử cung. Loại bỏ những mô xấu này là cách duy nhất để ngăn chặn ung thư được hình thành mà không làm ảnh hưởng tới những mô xung quanh.
Ước tính có khoảng 0,6% phụ nữ sẽ bị mắc ung thư cổ tử cung vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, theo thống kê, những trường hợp mắc mới ung thư cổ tử cung tại Mỹ đã giảm ít nhất 50% kể từ năm 1975-2010 và số liệu thống kê từ năm 2008-2014 chỉ ra rằng 66% phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung sống được thêm 5 năm kể từ khi được chẩn đoán bệnh.
Độ pH âm đạo cũng là nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung
Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng độ pH cao ở môi trường âm đạo có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng về âm đạo. Nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng vi khuẩn gây hại thường không phát triển được trong môi trường axit (độ pH dưới 4,5). Khi tính axit giảm và độ pH tăng, những loại vi khuẩn thường phát triển mạnh hơn.
Lượng vi khuẩn lactobacillus càng cao đồng nghĩa với tính axit càng cao do loại vi khuẩn này thường sản sinh ra axit lactic. Trong tương lai cần tiến hành thêm những nghiên cứu lớn hơn để nghiên cứu sâu hơn về nguyên nhân và hệ quả, cũng như các mối liên hệ phân tử.
Nhiễm khuẩn âm đạo có nghiêm trọng không?
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy rằng vi khuẩn lactobacillus làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh về tử cung. Loại vi khuẩn này được tìm thấy có trong sữa chua. Trái lại, kết quả cũng chỉ ra rằng sự gia tăng của một loại vi khuẩn khác có tên là Sneathia có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HPV, mắc tiền ung thư cổ tử cung và một số loại ung thư. Vi khuẩn Sneathia cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhiễm khuẩn âm đạo, sinh non và nhiều bệnh phụ khoa khác. Những bệnh này thường đi kèm với tình trạng nhiễm vi k huẩn HPV và tiền ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, vi khuẩn Sneathia có thực sự là nguyên nhân gây ra ung thư hay không vẫn chưa được xác định rõ. Giáo sư Herbst-Kralovetz giải thích rằng nhóm của ông hiện đang làm việc tích cực để trả lời câu hỏi này do hiện có quá ít nghiên cứu về “cách hoạt động của vi khuẩn Sneathia ở bộ phận sinh dục”.
Ảnh hưởng của sắc tộc tới nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Gần một nửa phụ nữ trong nghiên cứu này có gốc Hispanic (Tây Ban Nha hay La tinh). Đây chính là bằng chứng cho thấy phụ nữ gốc Hispanic có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn, hiện các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục nghiên cứu thêm về các yếu tố sắc tộc, đây thường là yếu tố dễ bị bỏ qua nhất.
Họ cũng phát hiện ra một số bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm trên. Ví dụ, những phụ nữ gốc Hispanic đã tham gia vào nghiên cứu thường bị giảm số lượng vi khuẩn lactobacillus và tăng số lượng vi khuẩn Sneathia.
Điều này cho thấy tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo ở phụ nữ gốc Hispanic có thể là nguyên nhân lớn nhất làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Cách điều trị ung thư cổ tử cung
Các giai đoạn khác nhau của ung thư cổ tử cung sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà người ta sẽ chỉ định các biện pháp can thiệp tại chỗ bằng tia laser, điện nhiệt (điều trị bằng sức nóng) hoặc đông lạnh (đóng băng các tế bào) hoặc các biện pháp phẫu thuật xâm lấn.
Trong ung thư cổ tử cung, hóa trị được dùng cho phụ nữ bị ung thư lan rộng hoặc tái phát mà không thể chữa khỏi được. Hóa trị là truyền thuốc nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị sẽ làm co nhỏ khối bướu và giảm các triệu chứng. Hóa trị cũng có thể được dùng cùng với xạ trị trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u và để thực hiện phẫu thuật dễ dàng hơn.
Cuối cùng, bệnh ung thư cổ tử cung có rất nhiều nguyên nhân gây nên nhưng người ta có thể khẳng định rằng một trong số đó là do nhiễm khuẩn âm đạo dai dẳng lâu ngày không dứt. Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh vè vệ sinh hợp lí.