Điều Trị Ung Thư: Lợi Ích Và Nguy Cơ
Phẫu thuật dự phòng bệnh: cùng với việc phòng tránh các yếu tố gây ung thư, phẫu thuật cắt bỏ những thương tổn tiền ung thư sẽ góp phần tích cực làm hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh.
Phẫu thuật chẩn đoán ung thư: chẩn đoán bệnh ung thư chỉ đầy đủ, chính xác và có giá trị khi có kết quả chẩn đoán mô bệnh học. Vì thế phẫu thuật là phương tiện để lấy mẫu bệnh phẩm. Có những hình thức phẫu thuật chẩn đoán như: sinh thiết u, hạch, mở bụng thăm dò, soi ổ bụng, nội soi màng phổi... sinh thiết tổn thương. Hiện nay, nhờ các kỹ thuật sinh thiết kim dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính, siêu âm... việc chẩn đoán bệnh ung thư được nhanh ch& #243;ng, thuận tiện và ít biến chứng hơn.
Phẫu thuật điều trị ung thư: có hai loại chỉ định chính là điều trị phẫu thuật triệt căn và tạm thời. Việc áp dụng chỉ định nào hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân ung thư khi phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn muộn (giai đoạn III và IV) do đó hạn chế nhiều đến kết quả điều trị. Vì vậy, trước khi mổ, phẫu thuật viên phải có chẩn đoán chính xác về giai đoạn bệnh cũng như phải hiểu rõ quá trình tiến triển tự nhiên của lo ại ung thư mà mình đang điều trị, từ đó mới có thái độ xử lý đúng.
Phẫu thuật điều trị triệt căn trong ung thư có thể là phẫu thuật đơn độc (với những trường hợp bệnh ở giai đoạn sớm - tổn thương khu trú chưa di căn xa) hoặc nằm trong kế hoạch điều trị phối hợp nhiều phương pháp. Chiến lược, chiến thuật phối hợp như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào từng loại bệnh và từng giai đoạn bệnh một cách cụ thể, chính xác trên mỗi trường hợp. Phẫu thuật là phương pháp chính để điều trị triệt căn cho nhiều bệnh ung thư nh+ 2; ung thư dạ dày, đại trực tràng, vú, cổ tử cung, phổi, phần mềm...
Phẫu thuật điều trị tạm thời chỉ định cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn muộn, tổn thương đã lan rộng. Căn cứ vào các biến chứng do ung thư gây ra mà phẫu thuật tạm thời cũng có các mục đích khác nhau: phẫu thuật lấy bỏ u tối đa, phẫu thuật phục hồi sự lưu thông, phẫu thuật cầm máu, phẫu thuật sạch sẽ chỉ định cho nhiều trường hợp như ung thư vú giai đoạn muộn, có vỡ loét... phẫu thuật giảm đau...
Phẫu thuật với ung thư tái phát và di căn: tái phát và di căn của bệnh ung thư là một đặc tính của bệnh ung thư. Chỉ định phẫu thuật lại tuỳ thuộc vào từng loại bệnh, cũng như khả năng lấy bỏ hết những tổn thương tái phát, di căn.
Phẫu thuật trong điều trị phối hợp (đa mô thức): phẫu thuật được kết hợp với điều trị hoá chất hoặc xạ trị nhằm cắt giảm khối u tạo điều kiện tốt nhất cho điều trị hoá trị hoặc xạ trị. Điều trị phẫu thuật còn có vai trò là phương pháp bổ trợ cho xạ trị, hoá trị như trong trường hợp ung thư vòm, sau xạ trị liều triệt căn mà vẫn còn tồn tại khối hạch cổ, cần thiết phải điều trị bổ sung bằng phẫu thuật lấy hạch. Trường hợp u lympho ác tí ;nh không Hodgkin biểu hiện ở ống tiêu hoá, phương pháp điều trị là phối hợp giữa phẫu thuật với hoá trị.
Trong một số trường hợp như cắt buồng trứng, cắt tinh hoàn trong điều trị ung thư vú, tuyến tiền liệt, việc phẫu thuật là nhằm mục đích điều trị nội tiết.
Phẫu thuật tạo hình và phục hồi chức năng: phẫu thuật tạo hình là một công đoạn trong quy trình phẫu thuật điều trị ung thư, có vai trò quan trọng trong sự hồi phục sau phẫu thuật. Phẫu thuật tạo hình vú bằng vạt da - cơ hoặc bằng một loại túi silicon chứa nước muối sinh lý, được thực hiện sau cắt tuyến vú của phụ nữ làm cải thiện chất lượng sống cho người phụ nữ.
Một số phương pháp phẫu thuật khác: phẫu thuật đông lạnh, đốt điện... thường được ứng dụng cho ung thư da loại tế bào đáy. Phẫu thuật nội soi là ứng dụng những tiến bộ của nội soi can thiệp, ngày càng có vai trò quan trọng trong phẫu thuật điều trị ung thư.
Tuy nhiên, không phải u ở vị trí nào cũng có thể phẫu thuật được, nhiều vị trí ở sâu, gần các cơ quan quan trọng thì rất khó để phẫu thuật, do đó cần phải xạ trị, hóa trị để điều trị các khối u không thể phẫu thuật được.
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư mà trong đó sử dụng bức xạ ion hoá năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể chữa khỏi bệnh, kéo dài, điều trị triệu chứng bệnh ung thư.
Xạ trị triệt căn: xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị phẫu thuật và/hoặc hóa trị, nhằm mục đích tiêu diệt hoàn toàn khối u và hạch di căn. Tất cả các kỹ thuật điều trị bằng tia xạ đều nhằm đạt được một liều lượng tối đa tại khối u và giảm thiểu liều chiếu ở các mô lành lân cận.
Xạ trị dự phòng: để phòng ngừa tái phát hoặc di căn sau phẫu thuật và/hoặc sau hoá trị.
Xạ trị bổ trợ: để làm giảm thể tích khối u, biến ung thư ở giai đoạn không mổ được thành mổ được, hoặc hỗ trợ cho hoá trị đạt hiệu quả, hoặc xạ trị sau phẫu thuật cắt u và hạch.
Xạ trị tạm thời, điều trị giảm nhẹ triệu chứng: giảm đau trong ung thư di căn xương, gan; giảm áp trong ung thư di căn não, tuỷ sống, trung thất, chèn ép tĩnh mạch chủ; cầm máu trong chảy máu do ung thư vòm họng, amidal, bàng quang, tử cung...
Các biến chứng cấp tính: các phản ứng sớm của tia xạ xuất hiện sau vài ngày hay vài tuần của xạ trị như: bỏng da, viêm loét niêm mạc, rụng tóc, viêm bàng quang, suy tủy...
Các biến chứng muộn: thường ít hồi phục, xuất hiện vài tháng cho tới nhiều năm sau xạ trị. Cơ chế của hiện tượng này chưa được hiểu rõ hoàn toàn, tuy nhiên người ta cho rằng do sự tổn thương các mô lành do tia phóng xạ (dẫn tới tình trạng thiếu hụt tế bào, hậu quả của sự tái tạo không hoàn toàn của tế bào mầm), sự rối loạn của hệ thống tuần hoàn (do các tổn thương của nội mạc mạch máu, hậu quả là xuất hiện hiện tượng teo, xơ chai, giảm hoặc mất chứ ;c năng của các mô và tổ chức lành). Đây là hạn chế lớn nhất của phương pháp xạ trị. Một số biến chứng muộn thường gặp: khô da, khô niêm mạc, viêm gan mạn tính, xơ phổi, viêm màng tim, xơ teo niệu quản, rối loạn cảm giác, viêm bàng quang, viêm trực tràng...
Để dự phòng các biến chứng trong và sau xạ trị thường các bác sĩ sẽ kê thuốc cho người bệnh để làm giảm các nguy cơ, tai biến, biến chứng này như bôi biafin làm mềm da, tránh viêm da, loét da; súc họng miệng, vệ sinh miệng sạch sẽ để giảm nguy cơ viêm niêm mạc miệng, nhịn tiểu để bàng quang căng, hạn chế liều xạ trị vào ruột non, bàng quang để tránh viêm bàng quang, viêm ruột non.
Hóa trị hay hóa trị liệu là phương pháp sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư. Bên cạnh các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng như phẫu thuật và xạ trị, điều trị hệ thống trong đó có hóa trị liệu đã trở thành vũ khí quan trọng. Hóa trị liệu ngày càng phát triển và có hiệu quả nhờ những nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm, phát minh những thuốc mới với những cơ chế mới có tá ;c dụng tiêu diệt tế bào ung thư mạnh mẽ hơn trong khi độc tính với cơ thể được giảm thiểu.
Thuốc hóa chất có tác dụng chống lại hầu hết các loại ung thư nhưng hoạt tính không đồng nhất. Mỗi loại ung thư có sự nhạy cảm với hóa trị riêng biệt và ngay cả trong một thể mô bệnh học của một loại ung thư nào đó, không phải mọi bệnh nhân đều có kết quả điều trị như nhau. Hóa trị có thể chữa khỏi, kéo dài thời gian sống thêm cũng như cải thiện được chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Một số phương pháp hóa trị chủ yếu như điều trị hóa trị bổ trợ trước nhằm làm nhỏ bớt khối u, giảm giai đoạn bệnh từ không mổ được xuống giai đoạn có thể mổ được hoặc giúp phẫu thuật viên thực hiện cuộc mổ ít tàn phá giữ được chức năng cơ quan, bộ phận và/hoặc giữ được thẩm mỹ. Điều trị hóa trị bổ trợ là phương pháp điều trị hệ thống sau khi đã điều trị triệt căn bằng các phương pháp điều trị tại chỗ, mO 09;c đích tiêu diệt các ổ vi di căn, làm giảm nguy cơ tái phát, di căn và tăng thời gian sống của bệnh nhân.
Hóa trị điều trị bệnh di căn, lan tràn nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và thời gian sống cho bệnh nhân.
Điều trị hóa trị liều cao là phương pháp sử dụng liều hóa chất cao hơn liều thông dụng để tiêu diệt nhiều tế bào ác tính hơn, tăng khả năng chữa khỏi và thời gian sống nhưng các độc tính đặc biệt là suy tủy sẽ tăng lên so với điều trị thông thường.
Phần lớn thuốc hóa chất dùng theo đường toàn thân đưa vào qua đường tĩnh mạch, đường uống hay tiêm bắp. Tuy nhiên có một số trường hợp người ta sử dụng hóa trị tại chỗ, tại vùng để đưa thuốc chống ung thư trực tiếp vào khối u, khoang cơ thể có khối u hoặc bơm thuốc vào mạch cung cấp máu cho vùng có khối u. Ví dụ: điều trị bơm hóa chất nội bàng quang điều trị ung thư bàng quang giai đoạn sớm, nút mạch hóa dầu điều trị ung thư gan, bơm hóa chất màng phổi điều trị tràn dịch màng phổi ác tính...
Một số tác dụng phụ của hóa chất: thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, buồn nôn và nôn, suy nhược, mệt mỏi, rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, tê bì tay chân, dị cảm...