Thịnh Hành 5/2024 # Mụn Cóc Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Mụn Cóc Tại Nhà # Top 9 Yêu Thích

Mụn cóc là loại mụn hiếm gặp ở trên da, bởi đây là dạng mụn có cấu tạo vô cùng đặc biệt. Loại mụn này thường mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể người, nhưng tập trung chủ yếu là ở khu vực tay hoặc chân. Mụn cóc rất khó điều trị nếu để thời gian dài, trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo trị mụn cóc đơn giản và hiệu quả nhất.

Mụn cóc ( tên tiếng Anh: Warts) được hình thành lên do một loại virus có tên là HPV. Nó có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể người như tay, chân, khu vực sinh dục,… Mụn có cấu tạo nổi thành cục to trên da, với lớp vỏ sần sùi và có thể lay lan sang vùng da bên cạnh thậm chí cả những người xung quanh.

Về màu sắc khá giống với màu da của người, có một số trường hợp mụn bị viêm hoặc xuất hiện lâu có thể chuyển thành màu đen.

Cũng giống với một số loại mụn khác, mụn cóc có nhiều dạng khác nhau. Trong phần này chúng tôi sẽ phân ra từng loại mụn để bạn dễ hiểu hơn về vấn đề này.

Dạng thông thường: Loại mụn này sẽ nổi ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, với kích thước <10 mm.

Hình dạng sợi chỉ: Thường mọc ở những khu vực trên mặt như mắt, miệng,… có hình dạng như một sợi dây.

Mụn cóc phẳng: Bề mặt của mụn nổi ít thậm chí còn không nổi, sờ vào cảm giác mịn, kích thước mụn <5 mm. Thường mọc thành cụm và nổi nhiều.

Mụn cóc ở sâu lòng bàn tay-chân: Loại mụn thường gây đau đớn, vì chúng tập trung chủ yếu ở vùng gót bàn chân hay ở lòng bàn tay. Do các khu vực này chịu lực và hoạt động nhiều.

Dạng liên kết mảnh: Gồm nhiều đốm mụn nằm ở cạnh nhau và liên kết lại thành cụm to trên làn da.

Không giống với các loại mụn như trứng cá, đầu đen,… hình thành do nội tiết tố hay tích tụ của bã nhờn. Thì mụn cóc xuất hiện do làn da của chúng ta bị nhiễm HPV.

Loại virus này thường đi vào trong cơ thể của chúng ta khi làn da bị trầy xước, sau khoảng thời gian ngắn bắt đầu nổi thành mụn. Nó có thể lây truyền sang người khác khi mọi người sử dụng chung đồ của nhau. Trung bình thì mụn cóc phải mất gần một tháng mới hình thành và phát hiện được, cho nên việc điều trị loại mụn này không hề đơn giản.

IV/ Cách chữa trị mụn cóc tại nhà bằng mẹo dân gian

Mụn cóc là loại mụn khó điều trị nếu bạn để ở trong thời gian lâu. Trong trường hợp mụn mới bắt đầu hình thành, thì bạn vẫn có thể khắc phục chúng bằng phương pháp tự nhiên.

Quả nhàu là một loại quả có vị cay, mùi hơi nồng có chứa rất nhiều loại axit hữu cơ, vitamin và một số thành phần ngăn ngừa oxy hóa. Tất cả những thành phần này đều đem lại tốt cho làn da.

Nhờ vào các thành phần axit mà trái nhàu có khả năng loại bỏ các tế bào da chết, do đó mà nó sẽ đi sâu vào trong lớp da rồi xóa mụn cóc hiệu quả.

Để thực hiện phương pháp này chúng ta cần chuẩn bị những thành phần sau: 1 quả trái nhàu tươi, băng gạc và sữa rửa mặt.

Quy trình thực hiện như sau:

Bước 1: Loại bỏ vỏ rồi đem phần nhân bên trong của trái nhàu, cho vào một cái tô nhỏ. Sau đó, mọi người dùng muỗng dầm nát.

Bước 2: Vệ sinh khu vực da cần đắp bằng nước ấm và kết hợp thêm sữa rửa mặt. Rồi để khô tự nhiên.

Bước 3: Bắt đầu đắp trái nhàu vừa giã nát được lên vùng mụn cóc.

Bước 4: Tiếp theo các bạn lấy miếng băng gạc để cố định, nhằm không cho thành phần này không lấn sang vùng da xung quanh.

Bước 5: Nếu bạn đắp thời gian ban ngày thì để khoảng 2-3 tiếng. Còn áp dụng buổi tối thì có thể để qua đêm và rửa sạch lại vào buổi sáng hôm sau.

Với phương pháp trị mụn cóc bằng trái nhàu, mọi người thực hiện trong 60 ngày liên tục. Sau khoảng thời gian này, các nốt mụn trên da sẽ giảm đi đáng kể và cũng không còn tình trạng đau nhức.

Hành tím là một nguyên liệu không còn xa lạ với chúng ta, gia vị này giúp cho các món ăn hằng ngày thêm phần ngon và thơm hơn. Bên cạnh đó, củ hành tím còn được người xưa áp dụng vào việc chữa mụn cóc.

Bởi do, hành tím sở hữu khá nhiều thành phần ngăn ngừa oxy hóa, vitamin và một số khoáng chất. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm mủ khá hiệu quả. Những ai đang bị rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy thì hành tím có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Hành tím có vị hơi cay, mùi hơi hắc có tác dụng giải độc và làm đẹp da. Loại củ này chứa một lượng nhỏ lưu huỳnh giúp ngăn ngừa sự hình thành của virus gây nên mụn cóc.

Đối với mụn cóc, hành tím sẽ làm cho mụn bị khô lại và đánh bật gốc từ đó mụn sẽ nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Quá trình điều trị không hề đau nhức hay khó chịu.

Nguyên liệu chúng ta cần chuẩn bị: 2 củ hành tím, nước muối sinh lý, bàn chải và băng gạc.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mọi người cần phải vệ sinh khu vực cần điều trị với nước muối sinh lý, rửa lại khoảng 3-4 lần.

Bước 2: Tiếp theo lau khô bằng khăn vải mềm, rồi lấy bàn chải cọ nhẹ lên vùng mụn khoảng 10-15 lần. Việc làm này sẽ giúp cho phần đầu mụn bị mỏng đi.

Bước 3: Giập nát hành tím rồi trải đều lên khu vực mụn cóc, tiếp theo lấy băng gạc để giữ chặt lại (buổi tối thì có thể để qua đêm, ban ngày để khoảng 1-2 tiếng). Rửa sạch lại với nước mát.

Công thức trị mụn cóc bằng hành tím, mọi người kiên trì thực hiện trong 2 tuần, sau khoảng thời gian này mụn sẽ biến mất dần.

3- Phương pháp chữa mụn cóc bằng Giấm Táo

Giống như các loại giấm khác, giấm táo được lên men từ quả táo và nước. Sở hữu cho mình những thành phần như axit, protein, các loại vitamin và một số thành phần chống oxy hóa khác. Tất cả những chất này có khả năng đánh bay những vi trùng gây lên mụn cóc.

Do chứa axit, giấm táo có khả năng tiêu diệt virus HPV gây nên mụn cóc. Từ đó, tình trạng mụn trên da của bạn được giảm đi rất nhiều.

Nguyên liệu cần có: Giấm táo nguyên chất, băng gạc, bàn chải và nước ấm.

Quy trình làm như sau:

Bước 1: Rửa sạch vùng da cần chữa trị với xà phòng và nước ấm. Dùng thêm bàn chải chà nhẹ để cho vùng da mụn cóc bớt dày đi.

Bước 2: Lấy miếng bông gòn nhúng vào giấm táo rồi chấm lên khu vực chữa trị.

Bước 3: Sử dụng băng gạc để gắn chặt phần này lại rồi để khoảng 2-3 tiếng.

Bước 4: Sau thời gian trên mọi người tháo nhẹ lớp băng gạc và rửa sạch lại với nước lạnh. Thực hiện mỗi tuần khoảng 4 lần cho đến khi mụn giảm đi.

4- Mẹo dân gian trị mụn cóc bằng Vôi ăn trầu

Vôi ăn trầu là loại vôi đã được để lâu, loại vôi này thường các cụ ngày xưa sử dụng vào mục đích ăn trầu vì nó không gây nóng miệng như loại vôi mới.

Nhiều nguồn tài liệu cho rằng vôi đã để lâu có thể trị mụn cóc. Bởi vì, trong vôi có thành phần giúp ngăn ngừa vi khuẩn, bằng cách thay đổi môi trường sống trên da giúp vi trùng không thích nghi được, từ đó những loại vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Vôi ăn trầu, kim khâu và cồn y tế.

Hướng dẫn cách làm đơn giản:

Bước 1: Công đoạn đầu tiên chúng ta cần phải làm đó là lấy kim khâu hơ nóng qua lửa được đốt bằng cồn.

Bước 2: Dùng kim khều những làn da bị bong xung quanh khu vực mụn.

Bước 3: Tiếp theo chúng ta dùng nước vôi ăn trầu thoa lên khu vực điều trị. Tại bước này bạn sẽ cảm thấy hơi xót một chút. Do các thành phần trong vôi đang đi vào trong da và khử trùng những vi khuẩn gây mụn.

Bước 4: Bạn lấy miếng băng gạc để che chắn phần mụn này lại và để qua đêm. Rửa sạch lại vào sáng hôm sau bằng nước mát. Thực hiện mỗi tuần 2 lần là hiệu quả nhất.

5- Điều trị mụn cóc hiệu quả bằng Vỏ Chuối chín

Chuối là một loại quả chứa nhiều thành phần hữu ích đối với sức khỏe con người. Ngoài ra, vỏ chuối còn được biết đến với khả năng chữa mụn cóc vô cùng hiệu quả.

Bởi trong vỏ chuối có hàm lượng kali, lutein các thành phần này đều mang lại công dụng ngăn ngừa sự hình thành mụn cóc trên da.

Nguyên liệu chúng ta cần chuẩn bị: 1 vỏ chuối (nên chọn chuối chín thay vì chuối lấy chuối xanh), muối.

Quy trình thực hiện như thế nào:

Bước 1: Mọi người cho muối vào nước ấm cho đến khi nó tan.

Bước 2: Dùng khăn mềm ngâm với nước muối, rồi đem lên rửa sạch vùng mụn khoảng 6-7 lần.

Bước 3: Lấy bàn chải lông mềm cọ nhẹ phần đầu mụn, để loại bỏ hết làn da bị bong tróc từ trước.

Bước 4: Mọi người thái lát vỏ chuối sao cho vừa với kích cỡ của mụn cóc. Áp dụng lên nốt mụn rồi băng chặt lại, để khoảng 2 tiếng.

Bước 5: Tháo vỏ chuối và rửa sạch lại với nước lạnh. Thực hiện mỗi tuần khoảng 4 lần cho đến khi tình trạng mụn cóc hết đi.

V/ Hướng dẫn cách phòng chống nổi mụn cóc

Làm sạch không gian sống: Môi trường xung quanh mọi người cần phải được sạch sẽ, điều này sẽ giúp cho vi khuẩn không có cơ hội phát triển, từ đó sức khỏe cơ thể cũng được cải thiện. Chỉ cần vệ sinh nhà cửa, quần áo, chăn màn, gối,… thật sạch sẽ là bạn đã giúp không gian sống mình trở nên thoáng sạch.

Chế độ ăn uống phải khoa học: Chế độ ăn uống tốt sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể bạn hoạt động tốt hơn. Nhờ đó sức khỏe làn da cũng được cải thiện, giúp ngăn chặn một số bệnh lý về da.

Cần giảm hoạt động tắm ở những nơi công cộng: Tại những khu vực nước tắm chung thường chứa rất nhiều vi khuẩn. Nó sẽ khiến chúng ta bị lây nhiễm một số bệnh bằng cách đi vào mắt, mũi, tai…

Không được để làn da bị trầy xước: Nếu da của bạn bị trầy thì nên đi rửa sạch với nước muối hoặc xà phòng. Bởi vì, khi da bị xước rất dễ để cho vi khuẩn bám vào, do đó mọi người cũng cần băng vết thương lại.

Bạn đang xem: Mụn Cóc là gì? Nguyên nhân và Cách chữa trị mụn cóc tại nhà trong Kiến thức trị mụn