Phổ Biến 4/2024 # Mụn Cóc Ở Ngón Chân, Ngón Tay Làm Sao Trị? # Top 7 Yêu Thích

Mụn cóc ở ngón chân, ngón tay là một trong những tình trạng nhiễm trùng da do vi rút HPV (Human papillomavirus) xâm nhập vào cơ thể gây nên. Theo thống kê, có khoảng 10% thanh thiếu niên mắc phải căn bệnh này. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng khi chúng lớn rễ ăn sâu vào da thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau.

Mụn cóc ở ngón chân, ngón tay là gì?

Mụn cóc là một dạng bệnh ngoài da do vi rút HPV gây nên. Bệnh thường xuất hiện với hình dạng là một khối u nhỏ có màu trắng và sần sùi. Thông thường, mụn cóc thường mọc chủ yếu ở ngón chân và ngón tay nên chúng được gọi là mụn cóc ở ngón tay và ngón chân. Căn bệnh này có thể gặp ở bất kỳ độ đối tượng nào. Tuy nhiên, mụn cóc ở ngón chân, ngón tay thường gặp nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Nguyên nhân gây mụn cóc ở ngón chân, ngón tay

Mụn cóc hình thành chủ yếu là do một loại vi rút lây truyền qua đường tình dục HPV (thường là HPV type 6 và 11) gây nên. Cơ chế gây bệnh chủ yếu là chúng xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua các vết nứt trên da. Chính vì vậy, việc người bệnh sử dụng phòng tắm hoặc hồ bơi công cộng cũng chính là nguyên nhân hình thành mụn cóc.

Bên cạnh đó, loại vi rút này thường xuất hiện ở môi trường ấm áp và ẩm ướt như phòng thay đồ. Do đó, bệnh nhân chỉ cần đi bộ quanh phòng thay đồ bằng chân trần sau khi tập luyện ở phòng tập võ hay yoga,… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, trong quá trình mang giày bít kín sẽ gây đổ mồ hôi ẩm ướt, tạo điều kiện lý tưởng cho vi rút gây mụn cóc phát triển. Từ đó hình thành mụn cóc ở ngón chân, bàn chân.

Mặt khác, mụn cóc hình thành còn do các yếu tố như:

Quan hệ tình dục không lành mạnh hoặc không có biện pháp bảo vệ an toàn

Lây nhiễm vi rút HPV từ mẹ sang con

Suy giảm hệ miễn dịch

Vệ sinh tay chân, vùng âm đạo kém

Đối tượng dễ mắc mụn cóc ở ngón chân, ngón tay

Mụn cóc ở ngón chân thường gặp ở những đối tượng như:

Người thường xuyên bơi lội

Người thường dùng phòng tắm công cộng với thói quen đi chân trần

Mụn cóc ở ngón tay thường hay xảy ra ở những đối tượng sau:

Người có thói quen cắn móng tay

Chị em thường xuyên cắt tỉa móng tay hoặc làm nail gây trầy xước da tay, đặc biệt dùng chung dụng cụ làm móng ở tiệm thường làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Trẻ em hiếu động làm trầy xước da và thường xuyên nghịch đất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút gây mụn cóc xâm nhập

Người có hệ miễn dịch yếu

Triệu chứng mụn cóc ở ngón chân, ngón tay

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, khoảng sau 2 – 3 tháng ủ bệnh, vi rút gây mụn cóc phát triển và biểu hiện ra ngoài với các triệu chứng như:

Mụn cóc ở ngón tay, bàn tay: Mụn cóc hình thành với những nốt sẩn màu vàng đục hoặc có màu da đỏ. Ban đầu mụn có kích thước nhỏ nhưng sau một thời gian, những nốt mụn lớn dần (khoảng từ 2 mm đến 2 cm).

Mụn cóc ở ngón chân, bàn chân: Trên da ở ngón chân, lòng bàn chân và mu bàn chân xuất hiện những nốt sẩn có màu vàng đục hoặc đỏ. Trên bề mặt của những nốt mụn này có chấm đen nhỏ xíu. Cũng giống như mụn cóc ở ngón tay, mụn cóc ở ngón chân cũng tăng dần kích thước sau một thời gian

Nhìn chung, tổn thương của mụn cóc ở ngón tay hay ở ngón chân đều có bề mặt dẹt hoặc hình bán cầu với trung tâm mụn có thể lõm xuống. Bên cạnh đó, bề mặt mụn còn có các vết nứt gây khó khăn trong sinh hoạt và ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Chưa kể đến, khi chúng tăng dần kích thước, rễ mụn ăn sâu vào da gây đau nhức và khó chịu.

Tùy thuộc vào mức độ và kích thước mà mụn cóc sẽ gây nên những tổn thương khác nhau trên bề mặt da. Do đó, người bệnh cần điều trị sớm để giảm thiểu tình trạng đau do bệnh gây ra.

Điều trị mụn cóc ở ngón chân, ngón tay

Theo các chuyên gia, mụn cóc ở ngón chân, ngón tay có thể tự biến mất sau đó mà không cần bất kỳ tác động nào. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, chúng có thể phát triển to dần lên và gây khó khăn trong việc cầm nắm và đi lại của người bệnh. Chính vì vậy, bệnh nhân cần loại bỏ mụn cóc trước khi kích thước mụn lớn lên.

Để giải quyết những nốt mụn xấu xí mọc trên da, người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ xử lý bằng hóa học. Bệnh nhân có thể điều trị mụn cóc bằng thuốc bôi ngoài da Salicylic, Imiquimod, Axit tricloracetic 33% và Fluorouracil. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có kế hoạch chăm sóc và vệ sinh tốt tại nhà.

Trong trường hợp mụn cóc kháng với thuốc điều trị, nhân viên y tế có thể xem xét và yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật cắt bỏ hoặc thực hiện một vài thủ thuật khác để loại bỏ mụn. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng nito lỏng đóng băng và hòa tan mụn cóc. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp loại bỏ phần trên của mụn cóc bởi can thiệp sâu có thể gây tổn hại các mô khác và để lại sẹo. Việc điều trị sẽ được thực hiện thường xuyên cho đến khi mụn cóc được loại bỏ hoàn toàn.

Mẹo hay chữa mụn cóc ở ngón chân, ngón tay từ dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể tham khảo các cách chữa mụn cóc từ dân gian sau đây:

Dùng tỏi: Theo một số nghiên cứu về thành phần dược tính của tỏi cho biết, tỏi có chứa hoạt chất kháng sinh allicin. Chính vì vậy, chúng có tác dụng kháng khuẩn, chống vi rút và cải thiện tình trạng viêm. Do đó, để làm giảm những nốt mụn cóc sần sùi trên da tay, bàn chân, bệnh nhân chỉ cần đập dập một ít tỏi, vắt lấy nước và thoa đều lên nốt mụn cóc. Sau khoảng 2 – 3 giờ, rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn mỗi tuần, nốt mụn cóc sẽ giảm dần kích thước

Giấm táo: Tính acid mạnh của giấm táo có tác dụng làm mềm và mài mòn các lớp da bị sừng hóa trên bề mặt của mụn cóc. Đồng thời, chúng giúp đẩy nhân mụn ra ngoài một cách dễ dàng. Người bệnh chỉ cần kiên trì thoa giấm táo 3 – 4 lần trong ngày, sau khoảng thời gian nốt mụn cóc sẽ dần dần mờ hẳn

Lá tía tô: Ngoài công dụng làm đẹp, lá tía tô cũng được xem là một trong những vị thuốc dân gian giúp cải thiện bề mặt sần sùi của mụn cóc. Bệnh nhân chỉ cần giã nát lá tía tô và đắp lên nốt mụn cóc rồi dùng vải cố định lại. Tốt nhất nên đắp vào buổi tối, đồng thời nên kiên trì áp dụng đều đặn để có kết quả như mong đợi

Phòng ngừa mụn cóc ở ngón chân, ngón tay

Để ngăn ngừa mụn cóc hình thành, bệnh nhân nên tuân theo những nguyên tắc sau đây:

Thường xuyên vệ sinh chân, tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn

Sử dụng các miếng hút ẩm đặt trong giày. Thường xuyên thay tất chân để giữ chân khô ráo. Đặc biệt, không nên dùng chung giày với người khác

Đi dép trong phòng tắm công cộng hoặc phòng tập thể dục

Ngoài những điều cần lưu ý trên, người bệnh cũng nên chú ý, mụn cóc là bệnh lý xảy ra do nhiễm vi rút qua da. Vì thế, chúng có thể lây lan từ người này sang người khác, đồng thời khả năng tái phát ở những nơi khác của bàn tay, bàn chân cũng khá cao. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn bác sĩ đề ra. Tuyệt đối không được dùng kim hoặc gai đâm hoặc lễ mụn cóc. Bởi đây chính là sai lầm nghiêm trọng của bệnh nhân, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bội nhiễm tại vết thương, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Mụn cóc ở ngón chân và ngón tay tuy không gây nguy hiểm nhưng bệnh có tính lây nhiễm cao. Do đó, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.