Xu Hướng 5/2024 # 3 Cách Chữa Bệnh Chàm Hiệu Quả Nhất [Hết Ngứa # Top 5 Yêu Thích

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh chàm đơn giản, hiệu quả. Có thể được kể đến như: Dùng thuốc chữa bệnh chàm, mẹo dân gian hoặc điều trị bệnh qua chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Bệnh chàm không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn có thể gây lở loét da khiến vùng da bị viêm nhiễm, biến chứng thành viêm da mạn tính rất khó chữa. Do đó, việc tìm hiểu những thông tin hữu ích về bệnh để sớm phát hiện và áp dụng các phương pháp chữa trị là rất cần thiết.

Nội dung bài viết bao gồm: Tìm hiểu về bệnh chàm 1. Bệnh chàm là gì? 2. Các loại bệnh chàm 3. Nhận biết các giai đoạn phát triển của bệnh chàm 4. Nguyên nhân của bệnh chàm 5. Bệnh chàm có nguy hiểm không? 3 Cách chữa bệnh chàm hiệu quả nhất hiện nay 1. Dùng thuốc trị bệnh chàm 2. Cách chữa bệnh chàm bằng mẹo dân gian 3. Cách điều trị bệnh chàm qua chế độ ăn uống, sinh hoạt Cách phòng ngừa bệnh chàm tái phát

Tìm hiểu về bệnh chàm

Theo thông tin của Viện Sốt rét – Ký Sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn cho biết: Bệnh chàm chiếm 25% tổng số các chứng bệnh ngoài da, một con số khá cao. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào kể cả người lớn và trẻ nhỏ.

Chàm gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Ở mức độ nhẹ bệnh chàm làm cho da khô, bong tróc, còn những trường hợp nặng hơn sẽ khiến da bị trầy xước, nứt nẻ, chảy máu và gây mất thẩm mỹ cho làn da. Chàm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhiều nhất là ở da đầu, mặt, trán, bàn tay, bàn chân, âm hộ, bìu.

Bác sĩ Trần Ngọc Ánh – Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh cho biết: Bệnh chàm hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm da cơ địa, eczema. Là một trong những bệnh ngoài da thường gặp, chiếm khoảng 10% dân số. Thực chất, chàm không phải là một bệnh riêng lẻ mà là một nhóm các bệnh viêm da với nguyên nhân rất phức tạp xảy ra trên một cơ địa, đặc biệt dễ phản ứng với các dị nguyên bên trong hay bên ngoài cơ thể.

Với biểu hiện tổn thương da gây nên là những mảng hồng ban, mụn nước thành đám, tái đi tái lại nhiều lần và rất ngứa. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng nó làm giảm sút chất lượng cuộc sống và nét thẩm mỹ của làn da khi không may mắc phải.

2. Các loại bệnh chàm

Bệnh chàm được phân ra thành nhiều loại khác nhau với những nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng khác nhau, bao gồm:

# Phân loại theo thương tổn:

Phân loại theo thương tổn thì bệnh chàm gồm 2 loại:

– Chàm đỏ: Khi mắc chàm đỏ da sẽ có màu đỏ sẫm, giống như xuất huyết, kèm theo các mụn nước li ti tróc vảy. Bệnh thường xuất hiện ở cẳng chân, khuỷu tay, mu bàn tay, mắt cá chân.

– Chàm dạng bọng nước: Khi xuất hiện các tổn thương chứa dịch trên da với kích thước lớn hơn 1mm thì được gọi là bọng nước. Các bọng nước này nếu không được chữa trị sẽ ngày càng to ra và sâu hơn.

# Phân loại theo căn nguyên:

Phân loại theo căn nguyên bệnh chàm có 5 loại:

– Chàm tiếp xúc: Bệnh chàm tiếp xúc hay còn gọi là viêm da tiếp xúc, bệnh thường xảy ra khi cơ địa tiếp xúc với các chất dị ứng khiến cho làn da bị tổn thương và dẫn tới viêm nhiễm. Tùy vào cơ địa của mỗi người và các chất gây dị ứng khác nhau mà mức độ bệnh nặng nhẹ khác nhau.

– Chàm thể tạng: Chàm thể tạng có hình dạng và tỉ lệ khác nhau ở mỗi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, bệnh thường bắt đầu trong năm đầu tiên của cuộc đời con người và có thể tái phát hoặc xuất hiện nhiều lần sau nhiều năm sau đó. Chàm thể tạng thường xuất hiện ở cổ, mặt, khuỷu tay, khuỷu chân.

– Chàm vi trùng: Chàm vi trùng hay còn được gọi là chàm vi khuẩn, bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đặc biệt là những người thường xuyên tiếp xúc với bụi bặm, hóa chất độc hại. Bệnh có đặc điểm chung là tổn thương không đối xứng, có giới hạn rõ ràng.

– Chàm da mỡ: Chàm da mỡ thường có xu hướng xảy ra cao ở những người có làn da nhờn và các vùng da hoạt động tiết bã ở mức tối đa như: mặt, thân mình, da đầu, sau tai, phần tai ngoài, bẹn, nách, dưới ngực.

– Chàm tổ đỉa: Dạng chàm này thường xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, các ngón tay và lòng bàn chân. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tiếp xúc với hóa chất độc hại, dị ứng với thực phẩm, đồ vật trong nhà, thú cưng, dầu tắm, hoặc cũng có thể do thời tiết.

3. Nhận biết các giai đoạn phát triển của bệnh chàm

Bệnh chàm phát triển qua 5 giai đoạn với những triệu chứng bệnh khác nhau. Cụ thể các giai đoạn như sau:

– Giai đoạn 1: Tấy đỏ

Khi mới bắt đầu xuất hiện, da thường ửng đỏ, có cảm giác nóng rát khó chịu. Sau đó xuất hiện các mụn trắng li ti rất ngứa ngáy, nhưng càng gãi thì càng ngứa.

– Giai đoạn 2: Nổi mụn nước

Lúc này trên da xuất hiện các mụn nước, càng lâu thì mụn nước sẽ càng phát triển to lên và có thể lây lan sang những vùng da lành. Nhìn kỹ thì sẽ thấy bên trong mụn có nước trong suốt, xếp thành từng mảng dày chi chít nhau, mụn nước xuất hiện theo nhiều đợt khác nhau.

– Giai đoạn 3: Chảy nước

Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà khiến mụn nước bị vỡ ra và chảy dịch, có thể do va đập mạnh hoặc gãi nhiều, hoặc cũng có thể mụn tự vỡ. Sau khi chảy nước thì vùng da bị chàm sẽ khô và đóng thành vảy.

– Giai đoạn 4: Da nhẵn

Sau khi các mụn nước vỡ và chảy hết dịch thì những vùng da này sẽ khô lại và tạo thành những vảy tiết dày. Lớp vảy này khi gãi sẽ bung ra và để lại một lớp trên da nhẵn bóng gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.

– Giai đoạn 5: Bong vảy da

Lúc này da bị bệnh chàm bắt đầu có dấu hiệu nóng ran và đóng thành từng mảng vảy dày hoặc thành những vụn cám. Giai đoạn này gọi là liken hóa trên da. Nếu như tình trạng mụn nước không tái phát thì làn da sẽ dần bình phục trở lại.

# Khi có dấu hiệu nào cần gặp bác sĩ?

Bạn hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay nếu có những triệu chứng sau:

Các cơn ngứa da diễn ra dai dẳng khiến bạn khó chịu.

Ngứa ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc hàng ngày cũng như giấc ngủ của người bệnh.

Vết chàm lâu ngày bị lở loét, rỉ nước, khô cứng, phát ban lan rộng, đổi màu da và kèm theo sốt do phát ban.

Chàm gây rách da làm cơ thể đau đớn, chảy máu.

Có dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển như sưng đau, đỏ, nhiệt tăng lên; các vết tấy đỏ lan rộng có dịch mủ; cơ thể sốt trên 38°C không do các nguyên nhân khác gây nên.

4. Nguyên nhân của bệnh chàm

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm khác nhau, nhưng theo các bác sĩ có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:

# Do cơ địa:

– Nguyên nhân đầu tiên được nhắc đến đó chính là tính chất di truyền, những người có người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ từng mắc bệnh chàm thì những người này có tỉ lệ mắc căn bệnh này cao hơn so với những người khác.

– Những ai đã từng mắc các căn bệnh về thận, viêm gan, viêm tai, viêm mũi xoang cũng có nguy cơ mắc bệnh chàm rất cao, do đó cần lưu ý.

– Các rối loạn hoạt động của cơ thể như rối loạn chức năng tiêu hóa, chức năng bài tiết, rối loạn thần kinh cũng là những nguyên nhân chính gây nên bệnh chàm da.

# Do sức đề kháng cơ thể yếu:

– Do thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như xi măng, thuốc nhuộm, chất liệu cao su, dầu mỡ, phân hóa học, thuốc trừ sâu, acid, kiềm sẽ khiến da tổn thương và mắc bệnh.

# Do dị nguyên:

– Một số loại thuốc như thuốc tê, Penicillin, Streptomycin, lưu huỳnh, thủy ngân, Sunfamid, Chlorocit nếu sử dụng không đúng cách cũng có thể là tác nhân gây nên bệnh chàm.

– Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng như vi khuẩn, nấm, siêu vi.

– Một số trường hợp mắc bệnh chàm da do kích ứng với nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, gãi nhiều gây tổn thương.

– Một số loại cây xung quanh nhà có thể khiến cơ thể chúng ta bị dị ứng như rau đay, cỏ hoang, cây cúc tần, vì vậy những ai có làn da dễ kích ứng thì nên hạn chế tiếp xúc với những loại cây này.

– Các loại hải sản như tôm, cua, cá, mực, nghêu, sò, ốc, nhộng tằm, thịt gà cũng rất dễ khiến cơ thể bị phát ban, nổi mẩn ngứa, đặc biệt là những người có làn da mẫn cảm, dễ bị kích ứng.

– Những người hay bị xúc động, chấn thương tinh thần, căng thẳng, stress, mâu thuẫn các mối quan hệ trong gia đình, xã hội cũng có nguy cơ mắc các chứng bệnh về da rất cao, trong đó có bệnh chàm da.

5. Bệnh chàm có nguy hiểm không?

Tỷ lệ tử vong do mắc phải bệnh chàm da là rất hiếm, nhưng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, cụ thể như sau:

– Nhiễm virus: Khi bị bệnh chàm, cơ thể rất dễ bị nhiễm các loại virus trên da. Loại virus thường gặp nhất khi mắc bệnh bệnh chàm đó chính là virus gây mụn rộp và virus sinh dục Herpes. Khi bị virus tấn công sẽ khiến cho tình trạng bệnh chàm ngày càng nặng hơn. Các triệu chứng khi bị Herpes Simplex virus xâm nhập cơ thể đó là da nổi các nốt phồng rộp, có những lớp vảy và người bệnh bị sốt cao.

– Biến chứng ở mắt: Bệnh chàm khi biến chuyển nặng có thể gây đục thủy tinh thể, xuất hiện nếp gấp da do mí mắt dưới bị sưng nề. Ngoài ra, bệnh còn gây kích thích giác mạc, rối loạn giác mạc do sự thoái hóa và suy yếu giác mạc.

– Nhiễm trùng da: Khi bị chàm ở mức độ nặng sẽ khiến da bị nhiễm trùng do liên cầu khuẩn hay nhiễm tụ cầu khuẩn gây ra. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thậm chí có ít trường hợp gây tử vong.

– Làm chậm khả năng phát triển của cơ thể: Việc lạm dụng thuốc Tây chữa bệnh chàm có thể gây nên một số tác dụng phụ nguy hiểm như suy thận, loãng xương, trí não chậm phát triển. Do đó, khi sử dụng thuốc điều trị bệnh người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

– Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh: Bệnh chàm không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng đến tâm lý. Khi bị chàm sẽ gây ra những triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da, da bị sần sùi từng mảng gây mất thẩm mỹ cho làn da và khiến cho người bệnh cảm thấy xấu hổ, tự ti với làn da của mình.

– Biến chứng Eczema erythroderma: Biến chứng này được hiểu là tình trạng da bị đỏ toàn thân. Bệnh thường gặp phải ở những người bị bệnh eczema ở giai đoạn nặng. Biến chứng bệnh này nếu chuyển biến nặng có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch, gây ra bệnh vẩy nến, bệnh hen suyễn cấp tính và thậm chí có thể dẫm đến tử vong.

– Gây mất ngủ: Chàm da khiến người bệnh ngứa ngáy và thường xuyên phải gãi ngứa, nhất là bệnh ngứa nhiều về ban đêm nên dễ gây mất ngủ, lâu ngày khiến cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng.

3 Cách chữa bệnh chàm hiệu quả nhất hiện nay

1. Dùng thuốc trị bệnh chàm

Tùy vào cơ địa cũng như mức độ bệnh khác nhau của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc khác nhau, các loại thuốc đặc trị bệnh chàm bao gồm:

Loại hồ này thường được chỉ định sử dụng trong giai đoạn đầu của bệnh, lúc da mới phát đỏ, chảy ít nước. Hồ nước có thành phần gồm: Bột tal vô khuẩn, Glycerin, Oxy kẽm, nước cất.

# Sử dụng hồ nước:

Công dụng: Hồ nước có tác dụng chữa các bệnh da liễu trong đó có bệnh chàm, loại bỏ các nốt ngứa da do côn trùng cắn, ngứa rộp. Hồ nước giúp làm mát da, sát khuẩn và giảm viêm, làm khô các vết tổn thương, che chắn bảo vệ vùng da chàm bị tổn thương. Bạn chỉ cần làm sạch vùng da bị tổn thương rồi lau khô và thoa một lớp hồ mỏng lên da.

Các loại dung dịch chữa bệnh chàm thường dùng đó là: Dung dịch Jarish, thuốc tím 0,001% hoặc vioform 1%. Các loại thuốc này được chỉ định dùng trong giai đoạn chàm bán cấp. Bạn chỉ cần vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ rồi dùng bông gòn thấm ướt dung dịch, đắp lên nơi bị tổn thương, đắp nhiều lần để có hiệu quả.

# Dung dịch chữa chàm da:

Các loại thuốc mỡ bôi hay dùng khi bị bệnh chàm đó là cream celestoderm-neomycin, cream synalar-neomycin. Mỡ bôi được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh chàm mạn tính. Thuốc mỡ có chứa thành phần corticoid nên chỉ sử dụng để bôi trên các vết tổn thương chàm khô, không nên dùng để bôi trong các trường hợp chàm bị nhiễm khuẩn. Cũng Không nên bôi quá nhiều với diện tích rộng, vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, tai biến ở da.

# Sử dụng thuốc mỡ:

Các loại thuốc uống được các bác sĩ chỉ định nhằm chống ngứa, một số thuốc được kể đến như cetirizine, sirô phenergan, sirô théralene, chlorpheniramin. Hoặc kết hợp uống viên vitamin E, viên uống alovera, uống mật ong ấm để giúp tái tạo tế bào da, kháng khuẩn da.

# Thuốc uống:

Trong trường hợp bệnh chàm có xuất hiện mủ thì cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách uống kháng sinh như amoxicilin, cephalosporin.

2. Cách chữa bệnh chàm bằng mẹo dân gian

Những cách chữa bệnh chàm bằng mẹo dân gian được kể đến như: Sử dụng dầu dừa, trà xanh, lá ổi, khoai tây, lá sim. Các cách này tuy đem lại hiệu quả cao, nhưng chỉ đối với những trường hợp bệnh nhẹ, đồng thời người bệnh cần kiên trì thực hiện thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn.

Dầu dừa có chứa nhiều các thành phần tự nhiên như vitamin A, C, D, E, những chất này giúp dưỡng ẩm và mềm da, hạn chế sự hình thành các lớp vảy sừng cứng trên da, làm giảm các triệu chứng khô rát, đau nhức, ngứa ngáy do bệnh gây ra. Đồng thời, các chất này có tác dụng giúp kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, chống oxy hóa tại vùng da bị bệnh giúp da nhanh lành hơn. Áp dụng ngay 3 cách chữa bệnh chàm bằng dầu dừa đơn giản như sau:

– Cách 2: Kết hợp 50ml dầu dừa với 300g quả phi lao khô, 10g kẽm oxit, 20g tóc rối. Lấy phần tóc rối và quả phi lao đốt nhưng không để cháy quá, sau đó nghiền nhuyễn thành bột mịn. Tiếp theo trộn 2 nguyên liệu này với oxit kẽm và dầu dừa thành hỗn hợp đặc sệt. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên vùng da bị chàm ngày 2-3 lần, thực hiện liên tục trong vài tuần các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm hẳn.

– Cách 3: Ngoài những cách dùng dầu dừa để bôi ngoài da trị bệnh chàm, người bệnh có thể ăn hoặc uống dầu dừa để hỗ trợ điều trị bệnh từ sâu bên trong. Bạn chỉ cần pha một chút dầu dừa để uống hoặc dùng dầu dừa để chế biến các món ăn trong ngày sẽ giúp các dưỡng chất đi sâu vào cơ thể, giúp quá trình chữa bệnh tốt hơn.

Theo các nghiên cứu, chè xanh có chứa nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt mầm bệnh Eczema, đặc biệt là chất Phenol, Flavonol, Tanin, các vitamin A, B2, B3, B5, C. Ngoài ra những chất này còn giúp làm mát da, sát khuẩn hấp thu bụi bẩn từ môi trường bên ngoài ở bề mặt da tránh tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời, hàm lượng EGCG trong trà xanh cao giúp giảm quá trình sưng viêm, mưng mủ, các triệu chứng đau nhức và ngứa ngáy cho bệnh nhân.

Ngoài công dụng chữa bệnh chàm thì ngâm nước lá trà xanh còn giúp trị bệnh vẩy nến, rôm sảy, làm sáng da rất hiệu quả.

100-200 gam lá chè xanh tươi không quá non, cũng không quá già.

1 ít muối sạch.

1,5 lít nước sạch.

1 ấm đun nước.

1 chậu dùng để ngâm rửa.

Theo các nghiên cứu hiện đại thì trong lá ổi chứa nhiều tinh dầu, các chất như tanin, axit guajavalic, limonen, axit maslinic, vitamin K beta-sitosterol. Những thành phần này có tính diệt khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa cao, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh ngoài da vô cùng hiệu quả, trong đó có bệnh chàm. Khi sử dụng lá ổi chữa bệnh chàm sẽ giúp làm sạch các vùng viêm nhiễm, giảm các triệu chứng đau nhức và thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương do chàm gây ra. Bạn có thể áp dụng ngay 2 cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi đơn giản ngay tại nhà như sau:

– Cách 2: Sử dụng một nắm lá ổi rửa sạch, cho lá ổi vào nồi nấu với nước, cho sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp. Đổ nước ra chậu chờ nguội bớt rồi dùng nước này ngâm và rửa vùng da bị chàm. Khi ngâm bạn nên kết hợp phần bã lá ổi để chà xát nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương để giúp dưỡng chất thấm sâu hơn vào da.

Không chỉ có công dụng làm thực phẩm, giúp trị mụn trứng cá, giảm vết thâm, Tạo làn da sáng hồng, chống lão hóa da, mà khoai tây còn được dùng để hỗ trợ điều trị chứng bệnh chàm tại nhà hiệu quả. Sở dĩ khoai tây có tác dụng chữa bệnh chàm là vì khoai tây có chứa nhiều thành phần có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời làm mềm da, dịu da, giảm được các triệu chứng ngứa ngáy do chàm gây ra.

# Chữa bệnh chàm bằng khoai tây:

– Cách dùng: Rửa sạch vùng da do chàm rồi dùng khoai tây giã nát đắp lên da. Dùng băng băng kín trong khoảng 3 ngày, vết chàm da sẽ khô và lên da non. Lặp lại thao tác này khoảng 3 lần bệnh chàm sẽ cải thiện đáng kể.

Lá sim ngoài công dụng chữa chứng tiêu chảy, kiết lỵ, đau bụng, chữa lành vết thương, băng huyết, viêm thấp khớp, chữa các bệnh ngoài da trong đó có bệnh chàm. Sở dĩ lá sim chữa được bệnh chàm là vì trong lá sim còn chứa một số thành phần như Phenol, các loại axit amin, axit hữu cơ, Flavon -glucosid, Axit betulinec, Malvidin – 3 glucosid, hợp chất triterpen những chất này giúp kháng viêm và chống viêm loét.

3. Cách điều trị bệnh chàm qua chế độ ăn uống, sinh hoạt

# Bài thuốc chữa bệnh chàm từ lá sim:

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học góp phần làm giảm các triệu chứng bệnh chàm hiệu quả. Cụ thể, người bệnh chàm cần thực tốt những điều sau:

– Bổ sung các loại thức uống như nước lọc, nước ép từ trái cây tươi, trà xanh, các loại trà thảo mộc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, cần tránh xa rượu bia và các loại nước ngọt có ga.

– Bổ sung các thực phẩm giàu chất axit béo omega3 như các loại dầu cá, hạt lanh, quả óc chó, cá hồi, cá ngừ, các loại dầu ép từ thiên nhiên như dầu bơ, dầu dừa, dầu oliu.

# Chế độ ăn uống chữa bệnh chàm:

– Tăng cường các thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi probiotic như bifidus, acidophilus. Bởi vì, những chất này có tác dụng làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh chàm da, nhất là đối với trẻ em.

– Bổ sung thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn uống hàng ngày, bởi vì kẽm thường là nguyên tố vi lượng bị thiếu hụt đối với người bệnh chàm. Kẽm đóng vai trò trong chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Đồng thời giúp kháng khuẩn, làm lành vết thương, chống viêm và bảo vệ da chống lại tia cực tím. Những thực phẩm giàu kẽm mà người bệnh chàm nên bổ sung như thịt bò, thịt cừu, tôm, cua, cá, hàu, sò.

– Ngoài những thực phẩm cần bổ sung nói trên, người bệnh chàm cũng nên tránh những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như trứng, sữa, lúa mì, socola, bánh mì, đường, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm có chứa chất tạo màu và hương liệu.

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh cũng như tránh để các vết tổn thương vị viêm nhiễm, người bệnh chàm cần lưu ý chế độ sinh hoạt sau:

– Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, chỉ nên tắm mỗi lần khoảng 5-10 phút, bạn có thể sử dụng các loại nguyên liệu thiên nhiên như lá ổi, lá sim để nấu nước tắm. Tuy nhiên, không được tắm nước nóng quá vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da và làm khô da, khiến các triệu chứng thêm nặng nề hơn.

– Nên dùng các loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ, không chứa nhiều hương liệu hoặc chất hóa học cao. Việc giặt quần áo bạn cũng nên chọn các loại bột giặt có chất tẩy rửa không quá mạnh.

– Lựa chọn các loại quần áo có vải mềm, thoáng mát, tránh dùng len hoặc các loại vải thô cứng, sần sùi dễ gây kích ứng da.

– Giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu nhất, tránh để không khí quá khô, quá nóng sẽ làm đổ mồ hôi và tỏa nhiệt nhiều gây ngứa và các triệu chứng bệnh sẽ thêm nghiêm trọng hơn.

– Loại bỏ các chất dễ gây dị ứng trong nhà như hạn chế nuôi hoặc tiếp xúc với chó mèo, hạn chế cắm các loại hoa thơm. Tránh tiếp xúc với khói bụi, chất độc hóa học.

– Nên giữ móng tay ngắn, vệ sinh sạch sẽ, tránh để sắc nhọn vì khi ngứa chúng ta sẽ gãi nhiều và làm tổn thương da. Bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các vết thương vì sẽ làm chúng gia tăng tình trạng nhiễm khuẩn.

# Chế độ sinh hoạt chữa bệnh chàm:

– Dùng kem dưỡng ẩm cho da, giúp giảm mất nước, chống lão hóa và giảm kích ứng cho da bằng cách thoa các loại thuốc mỡ, kem.

Cách phòng ngừa bệnh chàm tái phát

Bệnh chàm có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Hậu quả của chứng bệnh này gây ra không nhỏ. Do đó, chúng ta cần phải biết cách phòng ngừa, hạn chế nguy cơ mắc phải. Để phòng ngừa bệnh chàm, chúng ta nên:

– Chú ý phát hiện và giải quyết sớm, triệt để các chứng bệnh ngoài da, tránh để bệnh nặng có nguy cơ lây lan và chuyển sang thể nặng.

– Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý bằng cách bổ sung các thực phẩm có tính mát như bí đao, rau má, bí đỏ, đậu xanh, các loại trái cây và rau củ quả tươi và hạn chế những thức ăn có tính nóng, nhiệt dễ gây bệnh ngoài da. Uống đủ nước mỗi ngày, vì nước giúp thanh lọc, bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể. Tốt nhất nên uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

– Cẩn thận khi ăn những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng như hải sản, gà, vịt, mắm, nhất là đối với những người có làn da mẫn cảm, dễ kích ứng.

– Bị bệnh chàm da cần thường xuyên bổ sung các thực phẩm, các viên uống chức năng có tác dụng giải độc gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả.

– Luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ, ăn mặc thoáng mát, tránh để cơ thể thường xuyên ra nhiều mồ hôi.

– Hạn chế lạm dụng kháng sinh hoặc các loại thuốc có liều nặng, vì chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho da.

– Luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress, làm việc quá sức cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh chàm hiệu quả.

– Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để bệnh tái phát rất khó chữa.