Thịnh Hành 5/2024 # Bệnh Viêm Da Cơ Địa Là Gì? Cách Chữa Trị Hiệu Quả # Top 9 Yêu Thích

Bệnh không lây nhiễm từ người bệnh sang người khác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có tính di truyền. Nếu trong gia đình bạn có ông bà, cha mẹ hoặc người thân mắc bệnh, thì con cái cũng có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Do đó, khi gặp các triệu chứng viêm da cơ địa bạn nên thăm khám và chữa trị sớm để tránh bệnh di truyền sang thế hệ sau. Đặc biệt là phụ nữ nên chữa khỏi trước khi có ý định mang thai và sinh nở.

Triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại khó chịu và dai dẳng

Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

Đỏ và khô da;

Da sần, nhạy cảm, sưng do gãi;

Da dày lên, nứt nẻ, chảy dịch và bong vảy;

Xuất hiện các vết sưng nhỏ, khi gãi có thể chảy mủ;

Ngoài ra, tình trạng ngứa cũng rất phổ biến đối với bệnh nhân viêm da cơ địa, có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là về đêm. Viêm da cơ địa ở trẻ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, kém ngủ, kém ăn, cơ thể gầy sút. Viêm da do cơ địa đôi khi có các biểu hiện gần giống các bệnh da liễu eczema, á sừng, tổ đỉa nên nhiều người dễ nhầm lẫn.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: Bệnh khởi phát sau khi sinh khoảng 3 tuần với các triệu chứng cấp tính, đỏ da, ngứa sau đó sẽ xuất hiện nhiều mụn nước nông, dễ vỡ, xuất tiết, đóng vảy tiết do đó rất dễ bội nhiễm, hạch lân cận sưng to. Vị trí thường gặp nhất là ở hai má, đầu, trán, cổ, thân người và mặt dưới các chi. Khi trẻ biết bò có thể xuất hiện tổn thương ở đầu gối.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em: Ờ giai đoạn từ 2 tuổi trở đi, đa số trẻ bị viêm da cơ địa là do chuyển từ giai đoạn sơ sinh sang với các thương tổn điển hình là sẩn đỏ, vết trợt, da dày, có mụn nước khu trú, lan tỏa cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát. Những vị trí thường gặp nhất là ở khoeo, nếp gấp khuỷu, tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, cổ.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn: Ở người lớn biểu hiện của viêm da cơ địa gồm mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hóa và ngứa. Vùng da thường gặp gồm nếp gấp khuỷu, khoeo, cổ, rốn, vùng da quanh mắt. 80% người bệnh bị viêm da cơ địa bắt đầu từ lòng bàn tay, bàn chân.

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Bệnh có tính chất tái phát do đó rất dễ để lại sẹo do tổn thương da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đặc trưng của bệnh là ngứa, càng ngứa càng gãi nhiều vì vậy da ngày một dày lên, nặng hơn và có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn mưng mủ, lở loét. Ở trẻ em, nếu thương tổn trên 50% diện tích da trẻ sẽ gặp biến chứng suy dinh dưỡng. Ở trẻ sơ sinh phần lớn trẻ bị viêm da cơ địa có xuất tiết, đóng vảy rất dễ xảy ra tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm.

Ngoài ra, vùng da phát bệnh phù nề, chảy dịch, bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh gây nhiễm khuẩn huyết. Đến giai đoạn này bệnh rất khó chữa, kháng nhiều loại kháng sinh, nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, viêm da gây ra những áp lực lớn về tâm lý cho người bệnh. Các biểu hiện ngoài da ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, luôn tìm cách che giấu vùng da bị bệnh. Do đó mà chất lượng cuộc sống, công việc đều bị ảnh hưởng.

Tiến triển của bệnh được các chuyên gia chỉ ra rằng khoảng 70% trẻ bị viêm da cơ địa sẽ khỏi nếu được điều trị đúng cách, 30% còn lại sẽ kéo dài dai dẳng. Và khoảng 30 – 50% người bệnh sẽ xuất hiện thêm các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa chưa rõ ràng

Đến nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác được nguyên nhân gây ra căn bệnh ngoài da này. Tuy nhiên, trên góc độ bệnh học các nhà khoa học đã tìm ra những yếu tố có thể là nguyên nhân hoặc khiến bệnh nặng hơn như:

Di truyền: Bố mẹ bị viêm da cơ địa con cái có nguy cơ cao mắc bệnh này, tỷ lệ này là 80% con mắc nếu cả bố và mẹ cùng mắc.

Sức đề kháng kém: Người có hệ miễn dịch yếu dễ bị tấn công bởi các loại virus, vi khuẩn, tác động của môi trường.

Dị ứng thức ăn: Thường gặp ở trẻ em dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà… phụ huynh có thể kiểm tra bằng cách giảm các thức ăn này trong khẩu phần ăn và theo dõi tiến triển bệnh.

Tính chất công việc, cuộc sống: tiếp xúc với khói bụi, hóa chất… cũng là nguyên nhân thường gặp. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần do ảnh hưởng bởi các dị nguyên, môi trường và thay đổi tâm sinh lý của người bệnh.

Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?

Hiện nay chưa có thuốc điều trị viêm da cơ địa đặc hiệu, do đó chưa thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Các biện pháp điều trị chủ yếu tập trung vào giải quyết triệu chứng bệnh.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chọn đúng phương pháp chữa trị phù hợp, có quyết tâm điều trị, tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời chú ý tiết chế, kiêng khem trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày thì hoàn toàn có thể kiểm soát tốt căn bệnh này và ngăn chặn tối đa việc tái phát.

Cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả

Nguyên tắc chung để điều trị viêm da cơ địa cần đảm bảo dùng thuốc chống khô da, dịu da, chống nhiễm trùng, chống viêm, đồng thời tư vấn cho người bệnh và gia đình biết cách điều trị và phòng tái phát. Hiện nay, phương pháp điều trị viêm da cơ địa phổ biến nhất là Tây y và Đông y. Một số người bệnh tự tìm hiểu và chữa theo phương pháp dân gian, cụ thể:

Trong dân gian cũng có nhiều mẹo chữa viêm da và phổ biến nhất là các cách:

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không: Dùng 1 nắm lá trầu không, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bằng cách rửa thật sạch với nước, ngâm với chút muối, vò nát. Đun sôi lá trầu không với 1 – 2 lít nước, dùng nước đó để ngâm rửa vùng da bị bệnh.

Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi: Lấy 200gr tỏi, bóc vỏ, rửa sạch sẽ rồi để ráo nước, sau đó ngâm với 1 lít rượu trắng. Ngâm trong 1 đến 2 tuần có thể sử dụng được, lấy bông gòn thấm dung dịch thoa lên vùng da nhiễm bệnh, để qua đêm. Ngoài ra, nên bổ sung tỏi, tỏi đen vào khẩu phần ăn để tăng cường sức đề kháng.

Trị viêm da cơ địa bằng lá ổi: Hái 1 nắm lá ổi, rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước. Dùng nước này thấm lên tăm bông và thoa lên vùng bị viêm da cơ địa.

Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa: Rửa sạch thân và lá vòi voi, đun sôi với nước, cho thêm chút muối. Dùng nước này để tắm, rửa sát khuẩn ngoài da.

Hạn chế triệu chứng viêm da bằng lá lốt: Lấy 1 nắm lá lốt, rửa sạch. Đun sôi lá lốt với nước. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị viêm. Phần bã lá lốt có thể dùng để chườm nhẹ lên da để giảm ngứa.

Ngoài ra, còn một số cách chữa dân gian khác như bằng lá khế, lá đu đủ, lá tía tô, lá đinh lăng cũng được áp dụng tương tự các loại lá khác .

Nhìn chung các phương pháp dân gian điều trị viêm da cơ địa theo dân gian đều sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên hoặc một số loại thảo dược dễ kiếm có tính sát khuẩn, dưỡng ẩm da. Các cách chữa bệnh này đều khá lành tính và an toàn cho sức khỏe, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Tuy nhiên, sử dụng mẹo dân gian chỉ giúp làm giảm bớt được các triệu chứng khó chịu của bệnh như da khô, ngứa ngáy, giảm tình trạng viêm nhiễm. Hiệu quả điều trị bệnh thấp và không giúp làm dứt hẳn các triệu chứng. Do đó, bệnh nhân vẫn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị tốt nhất.

Thuốc trị viêm da cơ địa từ tây y

Với Tây y, điều trị viêm da cơ địa sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh để áp dụng điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân hoặc cả 2, cụ thể:

Điều trị tại chỗ: Sẽ gồm tắm nước ấm với xà phòng ít chất kiềm, sau đó dùng thuốc làm ẩm da. Tiếp theo sẽ sử dụng các loại thuốc theo chỉ định gồm:

Trẻ em sử dụng loại corticoid hoạt tính yếu như hydrocortison 1-2,5%. Người lớn dùng loại hoạt tính trung bình như desonid, clobetasonbutyrat.

Với tổn thương lichen hóa, vị trí da dầy sẽ dùng loại corticoid hoạt tình mạnh hơn như clobetasol propionat.

Ngoài ra, có thể sử dụng mỡ kháng sinh, mỡ corticoid chống nhiễm khuẩn, đắp dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10.000, nước muối sinh lý 0,9%, thuốc bong sừng bạt vảy như mỡ salicyle 5%, 10%, mỡ goudron, ichthyol, crysophanic, thuốc ức chế miễn dịch…

Lưu ý: Chỉ dùng lượng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ, bôi lớp mỏng, bôi trong 1 tuần và giảm liều một cách từ từ, tránh tái phát.

Với điều trị toàn thân: Được chỉ định với những bệnh nhân bị nặng bằng cách loại thuốc sau đây:

Thuốc kháng histamin H1 như Chlorpheniramin, Fexofenadin, Certerizin

Kháng sinh chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm cephalosphorin thế hệ 1, uống theo đợt.

Corticoid Prednisolon (dùng thời gian ngắn, khi bệnh bùng phát nặng) …

Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Tây y cho tác dụng nhanh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa chứa corticoid trong thời gian dài có thể tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, ảnh hưởng tuyến thượng thận, làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng.

Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, viêm da cơ địa được gọi là Can tiễn hoặc Ngưu bì tiễn. Nguyên nhân là do phong, thấp, nhiệt gây nên, trong đó yếu tố phong là chính. Khi phong tồn tại trong cơ thể lâu ngày sẽ hóa nhiệt, chính nhiệt táo của phong kết hợp với nhiều yếu tố khác gây ra bệnh.

Để điều trị viêm da cơ địa theo y học cổ truyền cần phải xác định do nguyên nhân nào sẽ có phép trị tương ứng, cụ thể:

📌 Nếu viêm da cơ địa do phong với biểu hiện ngứa sẽ dùng phép trị khu phong như kinh giới, phòng phong, bạc hà, ké đầu ngựa…

📌 Nếu viêm da cơ địa do nhiệt (hỏa) với biểu hiện nóng rát, sưng nề… sẽ dùng phép trị thanh nhiệt, giải độc như sài đất, bồ công anh, liên kiều…

📌 Nếu viêm da cơ địa do huyết ứ với biểu hiện nổi sẩn, khó chịu sẽ dùng phép chữa hoạt huyết với các vị thuốc như đào nhân, tảo giác thích…

📌 Nếu viêm da cơ địa do thấp nhiệt với biểu hiện có mụn nước, chảy nước vàng, viêm nhiễm sẽ dùng phép trừ thanh trừ thấp nhiệt như hoàng bá, khổ sâm, hoàng liên…

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc chắt lọc tinh hoa từ hơn 100 bài thuốc dân tộc cổ truyền quý giá. Bài thuốc do Công ty Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc bào chế đặc trị bệnh viêm da cơ địa, vẩy nến, á sừng, tổ đỉa, eczema.

Bài thuốc sử dụng 100% thảo dược sạch tự nhiên, tuyệt đối không chứa corticoid. Tất cả các dược liệu trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt, đảm bảo đạt chuẩn GAP – WHO. Trong đó, phần lớn nguyên liệu được cung ứng từ vườn dược liệu sạch do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phát triển tại các tỉnh Hà Giang, Hải Dương, Hòa Bình…

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo chuyên gia đánh giá cao về công thức thành phần vượt trội và hiệu quả toàn diện trong điều trị viêm da cơ địa. Rất nhiều đầu báo uy tín cũng đã biết đến và đưa tin về bài thuốc.

VTV2 ĐƯA TIN VỀ THANH BÌ DƯỠNG CAN THANGĐặc biệt, bài thuốc còn vinh dự được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu tới hàng triệu khán giả xem truyền hình trong số phát sóng ngày 17/11/2024. Chương trình đã dẫn chứng nhiều trường hợp bệnh nhân đã điều trị thành công bằng bài thuốc này, đó là minh chứng cho hiệu quả rõ rệt của bài thuốc.

Các thành phần chủ dược của Thanh bì dưỡng can thang trong 3 chế phẩm gồm:

85% bệnh nhân kiểm soát bệnh ổn định hoàn toàn sau 2 – 3 tháng.

15% bệnh nhân chấm dứt các triệu chứng viêm da cơ địa sau 4 – 5 tháng.

5% bệnh nhân thuyên giảm chậm do các nguyên nhân như cơ địa khó hấp thu dược chất, hoặc bệnh nhân không tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn của bác sĩ.

Đặc biệt, thấu hiểu sự lo lắng, xót xa của những ông bố bà mẹ có con nhỏ bị bệnh chàm sữa, có thể bị ở trên mặt, trên cằm hoặc toàn thân gây ngứa ngáy, đau, khó chịu làm bé quấy khóc cả ngày. Với mong muốn tìm và nghiên cứu ra 1 bài thuốc chuyên biệt để điều trị chàm sữa cho trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, nhưng phải an toàn cho sự phát triển của các bé.

Sau nhiều năm dày công nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm đã bào chế thành công bài thuốc đặc trị chàm sữa trẻ em hoàn toàn bằng thuốc nam, cho hiệu quả vượt trội, có thể chữa dứt điểm chàm sữa trẻ em trong 1-2 tháng điều trị và đặc biệt an toàn cho trẻ nhỏ. Sau 7-10 ngày sử dụng vùng tổn thương trên da của các bé sẽ được thuyên giảm theo ngày, bé sẽ ăn ngon, ngủ ngon và bớt quấy khóc hơn.

Thuốc bôi – Đặc trị chàm sữa trẻ em Thành phần: Hoa mận đỏ, Hoa cau non, Nấm trắng, Kim ngân hoa, Tang bạch bì … Công dụng: Loại bỏ da chết, tái tạo tế bào da, tăng cường sự đàn hồi của da. Đặc trị chàm sữa trẻ sơ sinh; trị nổi ban đỏ, mụn đỏ, ngứa, đau, rát ở vùng mặt, cằm của trẻ em.

Kết quả thử nghiệm lâm sàng trên 100 bệnh nhân cho thấy: 83 người phục hồi sau 2 tháng, 12 người khỏi bệnh sau 3 tháng và có 5 người thuyên giảm chậm do thường xuyên tiếp xúc với hóa chất. Ngoài ra, không có ghi nhận nào về tác dụng phụ.

Bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em điển hình có bé Trần Đức Trung cũng đã khỏi nhờ bài thuốc của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bé đã được gia đình đi chạy chữa khắp các bệnh viện lớn nhưng kết quả không khả quan, phụ huynh đã quyết định chuyển hướng sang điều trị Đông y đã thấy hiệu quả rõ rệt. Thời gian điều trị của bé Trung cũng đáp ứng tốt với thuốc nên sau 3 tháng bé đã khỏi các triệu chứng và thể trạng được nâng cao. [Xem hành trình điều trị của bé Trung TẠI ĐÂY].

Viêm da cơ địa kiêng gì và ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc, ngoài việc điều trị người bệnh cần quan tâm đến vấn đề viêm da cơ địa ăn gì và kiêng gì. Theo đó, người bệnh nên kiêng những vấn đề sau:

Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa…

Cẩn thận với các thực phẩm và món ăn lạ như: Hải sản, đồ tanh, đồ cay nóng, thực phẩm gây dị ứng…

Không lạm dụng các loại thuốc tây, kem dưỡng da.

Tránh cơ thể bị lạnh, nóng đột ngột

Tránh tiếp xúc với phấn hoa, các dị ứng nguyên trong môi trường

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, nước và các loại ngũ cốc để giảm nhẹ triệu chứng viêm da cơ địa.

Phác đồ điều trị viêm da cơ địa bằng thảo dược tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bác sĩ sẽ tư vấn và cung cấp miễn phí tài liệu hướng dẫn chi tiết nên ăn gì, kiêng gì, cách chăm sóc da chuẩn khoa học.

Độc giả quan tâm đến phương pháp đẩy lùi bệnh viêm da cơ địa bằng Đông y và bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang vui lòng liên hệ trực tiếp với Trung tâm Thuốc dân tộc. Các bác sĩ YHCT giỏi và giàu kinh nghiệm luôn sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ bạn qua hệ thống 24/7. Bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc sẽ trực tiếp chẩn đoán tình trạng bệnh và tư vấn phác đồ điều trị ban đầu thông qua hình ảnh bệnh nhân cung cấp.