Đề Xuất 5/2024 # Chó Bị Ho Chữa Trị Như Thế Nào? Phòng Bệnh Ra Sao? # Top 2 Yêu Thích

Vào những ngày thời tiết giao mùa không khí thường thay đổi 1 cách đột ngột, không phải chú chó nào cũng có khả năng thích nghi tốt với môi trường và ho chính là triệu chứng dễ bắt gặp nhất biểu hiện tình trạng căn bệnh nào đó mà chú chó nhà bạn đang gặp phải.

Ho chia làm nhiều tình trạng khác nhau: nặng, nhẹ, có đờm, không có đờm… Vậy nguyên nhân chính ở chúng là gì và biểu hiện của từng loại ra sao?

Viêm phế quản chính là nguồn nguyên nhân gây ra cơn ho kéo dài ở cún, đặc biệt là đối với những chú chó già lớn tuổi thì tình trạng này càng dễ bắt gặp nhiều. Biểu hiện của chúng thường bao gồm: Ho, sốt, rối loạn hô hấp, nước mũi chảy nhiều, thở khó.

Khi gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn, thân nhiệt của cún bấy giờ tăng cao, chúng có thể lên đến 40,6 – 41,1 độ C kèm với đó mắt, mũi liên tục chảy những dung dịch màu vàng. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng viêm gan nhưng nếu để lâu không chữa trị kịp thời đến thời kì cuối sẽ xảy ra tình trạng co giật mạnh ở phần thái dương, liệt – dạ dày, ruột và phổi bị viêm.

Nếu chú chó nhà bạn đau tai, nhức đầu với những dấu hiệu nghênh cố hay cử chỉ nào đó khác đặc trưng thì đó chính xác xuất phát từ vấn đề nhiễm khuẩn tai, mũi, họng.

Nặng nhất trong những triệu chứng ho chính là nguyên nhân xuất phát từ việc viêm gan ở chó, ngoài những biểu hiện nóng sốt khi thân nhiệt tăng, viêm gan ở chó còn làm kết mạc mắt bị viêm, miệng viêm, hạch amidan sưng, thân nhiệt tăng… và nặng nhất còn có thể dẫn đến tử vong chết đột ngột trong các trường hợp cấp tính. Đối với viêm gan, chỉ cần sờ nhẹ vào phần bụng là chú chó của bạn đã cảm thất đau thắt, chúng ho liên tục, thậm chí một số trường hợp giác mạc còn bị mờ – hoàng đản.

Giãn phế nang là căn bệnh thường ít gặp ở các giống chó, tuy nhiên việc cún nhà bạn cứ ho liên tục cũng không ngoại trừ trường hợp việc chúng đang mắc phải chứng giãn phế nang. Khi mắc bệnh này những cơn ho của cún khác thường hơn ở chỗ kéo dài và thở khó. Để nhận định rõ rằng chó của bạn có đang bị chứng nhiễm phế nang thực sự hay không thì cần phải đi chụp X quang mới có kết quả chính xác.

Từ 8- 12 tuần tuổi là khoảng thời gian cún con rất suy yếu, đề kháng kém, cầu khuẩn xuất hiện trong giai đoạn này thường khiến cún tử vong nếu không có những biện pháp hữu hiệu để điều trị kịp thời. Bên cạnh ho đôi khi triệu chứng của căn bệnh này lại là mắt và mũi thường xuyên chảy nước, sốt nhẹ, nếu dùng phiết kính kiểm tra sẽ thấy ấu trùng đang sinh sống.

Cũng như con người, cún cũng cần được cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất thiết yếu để bổ sung nguồn năng lượng trong cơ thể. Thiếu vitamin A ngoài việc dẫn đến việc cún bị quáng gà, viêm giác mạc thì ho cũng là một trong những triệu chứng rõ rệt nhất, hãy quan tâm và bổ sung nguồn dưỡng chất này cho chúng một cách sao cho phù hợp.

Không có những biểu hiện cụ thể như các chứng bệnh trên, nhiễm Toxoplasma biến đổi trên phạm vi diện rộng từ tiêu hóa khó khăn cho đến chứng chảy nước mũi, đi kéo lê chân xuống đất, chán ăn, đau bụng và kén ăn từng ngày. Nếu chó đang mang bầu, nguy cơ sinh con cả mẹ và con đều tử vong nằm ở mức tỉ lệ cao.

Biểu hiện của căn bệnh viêm phổi là những triệu chứng: thân nhiệt tăng, khó thở, ho, từ mũi và mắt chảy ra chất dịch có mủ, nôn, nghe phổi có âm phổi bệnh lý.

2. Làm thế nào khi chó mắc chứng ho khạc?

Bệnh ho khạc hay còn gọi là ho khan âm thanh khi phát ra như tiếng ngỗng kêu, âm vực đục, một số tài liệu dịch sang tiếng Việt là chứng ho củi thường gặp nhiều nhất ở những chú chó dưới 6 tháng tuổi.

Thời tiết thay đổi đột ngột khi từ vùng khí hậu lạnh ở nước ngoài chuyển về khiến các em cún không kịp thích nghi, tình trạng stress diễn ra từ tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe và chứng ho khan- viêm phế quản là bệnh tình dễ bắt gặp và thường thấy nhất. Thực chất chứng bệnh này là một dạng viêm cuống phổi, tương tự như bệnh viêm phổi mà con người mắc phải, ngay cả những chú chó khỏe mạnh nhất thì ít gì cũng phải trải qua căn bệnh này một lần trong đời.

Bằng nhiều cách khác nhau chứng ho khan có thể xâm nhiễm và làm hại sức khỏe chú chó nhà bạn bằng nhiều cách. Phổ biến nhất là nguồn khuẩn bệnh lan truyền trong không khí, chúng đậu trực tiếp lên cơ thể của những chú chó hoặc đáp ở các đồ vật thân thuộc rồi di chuyển sang. Mức độ lây lan của chứng ho khan cao, đặc biệt tại những nơi không gian khép kín thì tỉ lệ ấy gần như nhân đôi.

Nếu nhà bạn có nuôi số lượng từ 2 chú cún trở lên thì nên cẩn thận bởi 1 chú chó bị bệnh có thể dễ dàng lây cho 1 chú chó khỏe mạnh, ngay cả trong những trại tiêm phòng hay trại huấn luyện thì việc này cũng không thể tránh khỏi.

Vi khuẩn hình thành bệnh ho khan dễ lây lan đến độ thậm chí nếu để chú chó ở nhà vô tình dùng chung bát đũa với 1 con vật khác trong công viên hoặc nơi công cộng nào đó hay chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn hạn với 1 thú cưng mắc bệnh thì chúng cũng có thể bị lây nhiễm.

Khi phát hiện chó nhà mình bị nhiễm bệnh, biện pháp tốt nhất là đưa chúng đến trung tâm thú y gần nhất để khám và điều trị. Tuy nhiên với những tình trạng nhẹ, bạn có thể tự chữa trị cho các em cún tại nhà nhưng tốt hơn hết là dưới sự quan sát của bác sĩ. Cần lưu ý một số điều sau đây để các em cún nhanh khỏe mạnh lại:

– Cách ly các em cún bị bệnh với những em cún khỏe mạnh để có thể bảo vệ sức khỏe của chúng được tốt hơn.

– Máy làm ấm là một trong những thiết bị hỗ trợ đắc lực. Khi để trong phòng tắm, nước bốc hơi có thể làm dịu khoang họng giúp cún bớt đau rát.

– Giữ cún tránh xa khỏi khói thuốc và những chất kích thích độc hại, mùi khó chịu.

– Dùng thuốc để làm giảm tình trạng ho của các em cún, tuy nhiên nên lưu ý tham khảo và dùng dưới sự chỉ dẫn của các vị bác sĩ.

– Một lưu ý rất nhỏ nhưng mọi người cần phải quan tâm đấy chính là ngưng đeo dây cổ cho cún trong lúc chúng đang bị ho, cho đến khi triệu chứng suy giảm thì mới đeo lại.

Thông thường khi bị ho khan, trong khoảng 3 tuần sau điều trị thì chứng bệnh này sẽ chấm dứt, riêng đối với những con có sức đề kháng yếu (chó già, chó con vài tuần tuổi) thì có thể kéo dài hơn khoảng 6 tuần. Một vài trường hợp cá biệt là chú chó của bạn vẫn có thể mang mầm bệnh lây lan sang cho những con vật nuôi khác ngay cả khi chúng đã khỏe bệnh hoàn toàn.

Cần phải theo dõi sát sao tình trạng bệnh tình của chúng để có biện pháp ứng phó và chữa trị kịp thời khi có những trường hợp cấp bách, ngoài dự tính xảy ra.

3. Không để chó bị ho và sổ mũi phải phòng bằng cách nào?

Để tránh cho chú chó nhà mình mắc bệnh ho khan bạn nên giảm thiểu số lần dắt chúng ra những nơi công cộng tập trung nhiều động vật. Nếu môi trường sinh sống nơi bạn không thể lẫn tránh điều này thì tiêm phòng vaccin là điều bắt buộc mang đến sự an toàn nhất.

Mang ý nghĩa là an toàn nhưng vấn đề tiêm phòng bạn cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tùy tiện tự thực hiện bởi 1 số vaccine có những tác dụng phụ cao nếu không am hiểu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường.

Trong những nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy, bệnh ho khan ở chó hoàn toàn có thể lây lan qua cho người, nhất là những người có hệ miễn dịch suy yếu. Thông thường, nếu khỏe mạnh và có sức khỏe tốt thì bạn hãy cứ an tâm vì nguy cơ bị lây nhiễm khá thấp, tuy nhiên đối với trẻ em bạn nên dè chừng và cách ly nhằm đảm bảo sức khỏe cho bé.

– Bromhexine: Bromhexine có nhãn dán là chai thuốc giảm ho, chúng có công dụng giảm tiết dịch nhày, giảm ho, long đàm, dãn phế quản. Ngoài ho, Bromhexine còn có thể áp dụng trong các trường hợp như chó bị stress do áp lực, hen suyển hay dị ứng thời tiết…

Cứ 10kg của cún bạn tiêm cho chúng 1ml dung dịch thuốc vào bắp thịt, sử dụng liên tục từ 3- 5 ngày, bảo quản dưới nhiệt độ phù hợp, tránh ánh nắng cao.

– Dexamethasone: là loại thuốc sử dụng kèm với thuốc kháng sinh. Tỉ lệ trên cơ thể của cún là 10kg/ 1ml dung dịch. Chống chỉ định dùng trong trường hợp chó đang mang thai hoặc chó đang cho con bú.

– Doxycyclin: 5 viên, công dụng của Doxycyclin là thuốc kháng sinh.

– Ambron: 5 viên. Ambron trị chứng chó bị ho khạc liên tục hiệu quả cả chứng viêm xoan và viêm thanh quản.

– Theophylin: 2,5 viên. Khi chó bị khó thở, Theophylin giúp cún giảm bớt tình trạng này.

Đọc thật chậm: Bệnh Care chó là gì? Chữa trị thế nào? Có LÂY sang NGƯỜI không?