Xem Nhiều 5/2024 # Lý Do Tại Sao Ho Ra Đờm Và Cách Chữa Trị # Top 0 Yêu Thích

Ho ra đờm là một phản xạ của cơ thể, nó giúp tống đẩy bụi và các dị vật có dại ra ngoài. Triệu chứng ho có đờm thường có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, ở các mục sau mình sẽ đi vào chi tiết về các nguyên nhân ho có đờm.

Thông thường việc ho có đờm tiềm ẩm rất nhiều nguy cơ dẩn đến và rất nguy hiểm, ho có đờm lâu ngày không khỏi có thể dẫn đến tắc thở, tử vong khi đờm tích tụ quá nhiều mà không được đẩy ra ngoài, và có nhiều di chứng tồn đọng trong cơ thể.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Căn bệnh phổi phổ biến này gây cản trở luồng không khí và dẫn đến khó thở. Người bệnh có thể mắc một hoặc cả hai dạng chính – viêm phế quản mãn tính và khí thủng phổi.

Một trong những triệu chứng chính là cơn ho kèm nhiều đờm, đặc biệt là vào buổi sáng. Các triệu chứng khác gồm khó thở, thở khò khè và mệt mỏi.

Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng thông thường, các triệu chứng gồm sốt kèm cảm giác ớn lạnh và run rẩy, khó thở và ho. Bạn có thể mắc viêm phổi từ nơi làm việc hoặc trường học, hoặc đôi khi ngay cả trong bệnh viện. Bệnh nhiễm trùng này có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phổi, nhưng bệnh đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già.

Hen suyễn

Bệnh hen suyễn là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây viêm khí quản và vì thế hạn chế luồng không khí vào trong phổi. Một số nguyên nhân khác của cơn hen suyễn có thể là phấn hoa, lông thú, khói thuốc, khí thải và một số thực phẩm nhất định. Ho hen thường kèm theo thở khò khè và tức ngực, đôi lúc nặng hơn vào ban đêm hay sau khi tập thể dục.

Bệnh giãn phế quản

Một trong số những bệnh gây ho và có đờm kéo dài lâu ngày. Đây là bệnh do hậu quả gây ra bởi các bệnh viêm phế quản cấp, mạn tính điều trị không dứt điểm. Bệnh ho kéo dài, xuất tiết nhiều nhất là ban đêm bởi vì khi nằm nhiều các chất xuất tiết (đờm) càng ứ đọng càng gây ho. Giãn phế quản có thể đưa đến một số hậu quả xấu cho người bệnh, các trường hợp ổ giãn phế quản tồn tại một thời gian dài, không phát hiện sớm và điều trị đúng thì giãn phế quản có thể lan rộng ra sau nhiều đợt bội nhiễm tái phát, gây ápxe phổi hoặc gây mủ phế quản, mủ phổi, mủ màng phổi, xơ phổi, khí phế thũng và vẫn gây ho và có đờm. Bệnh giãn phế quản gây ho nhiều vào buổi sáng khi thức dậy, đờm màu trắng đục như mủ thường đóng thành khuôn.

Bệnh lao phổi ho ra đờm

Một bệnh khác gây ho và có đờm kéo dài, đó là bệnh lao phổi. Đa số bệnh lao phổi thường gây ho, khạc đờm màu trắng đục như: sữa hay nước vo gạo, đôi khi lẫn máu đỏ tươi. Ngoài ra có thể gặp bệnh ho và có đờm kéo dài như bệnh ápxe phổi. Khi bị ápxe phổi, nếu ho mạnh có thể gây ọc mủ và thường xuất hiện từng đợt. Đặc điểm là mủ có mùi hôi rất khó chịu, nhất là ápxe phổi do tụ cầu vàng (S.aureus). Bệnh gây tổn thương nặng ở phổi và thường phải phẫu thuật loại bỏ ổ ápxe. Hoặc ho và có đờm kéo dài là bệnh viêm phổi. Bệnhthường có đờm vàng, màu gỉ sét, kèm theo hội chứng nhiễm trùng, đau tức ngực ở vùng phổi bị viêm. Bệnh lý này rất nguy hiểm có thể dẫn tới suy hô hấp và đưa tới tử vong, tuy nhiên bệnh có thể điều trị khỏi được nếu phát hiện sớm.

Ung thư phổi cũng gây hiện tượng ho ra đờm

Nghiên cứu BS. Raja M. Flores (Bệnh viện Mount Sinai, New York, Mỹ) cho biết 65% người bị ung thư phổi gặp triệu chứng ho có đờm lâu ngày hơn 3 tuần kèm theo khàn tiếng, nuốt khó và đau ngực.

Mẹo chuẩn đoán bệnh đơn giản qua màu đờm

Màu xanh lá hoặc vàng

Khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ phát hiện và sản sinh ra các bạch cầu. Những tế bào này có chứa protein có sắc tố đặc trưng khiến đờm khi ho có màu xanh.

Cảm cúm, viêm phế quản và viêm phổi lâu ngày là những nguyên nhân thường thấy gây ra hiện tượng ho có đờm màu xanh hoặc vàng.

Màu đỏ hoặc nâu

Nếu đờm có màu đỏ hoặc nâu chứng tỏ cổ họng đang xảy ra tình trạng nhiễm trùng và xuất huyết. Khi thấy hiện tượng ho có đờm màu đỏ người bệnh tốt nhất nên đi khám trong 24 giờ.

Một số bệnh khác có thể khiến xuất hiện đờm đỏ hoặc nâu tuy khá ít gặp là lao và ung thư phổi.

Màu trong

Đó có thể coi là tin tốt bởi đây là tình trạng ho có đờm hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng ho có đờm lâu ngày người cần phải cảnh giác và đi khám ngay.

Kết luận

Nếu bạn gặp phải tình trạng ho có đờm thường xuyên, dai dẵng mà không cảm thấy khuyên giảm nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể tránh gặp tình trạng nguy hiểm đến sức khoẻ.

Uống 1 cốc nước nóng và nhai, ngậm một ít thảo dược bạc hà sẽ giúp giảm và lạm dịu lại cơn ho của bạn tạm thời nếu gặp tình trạng ho cấp tính.

Phòng tránh ho có đờm tái phát

– Thường xuyên tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa ho có đờm lâu ngày tái phát.

– Tránh tiếp xúc với khói bụi, môi trường sống ô nhiễm là cách điều trị ho có đờm hiệu quả.

– Không sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia… sẽ làm giảm nguy cơ mắc ho có đờm.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý bổ sung nhiều rau xanh… cũng là cách chữa ho có đờm tránh tái phát nên áp dụng.

Một số bài thuốc dân gian chữa trị ho có đờm

Gừng tươi: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng chữa ho có đờm. Dùng khoảng hai đến ba ngày sẽ thấy tình trạng ho thuyên giảm nhiều.

Bạc hà: tìm một số loại thực phẩm chứa tinh chất bạc hà như kẹo viên ngậm hoặc dạng nước để giúp thông thoáng đường hô hấp.

Củ cải trắng: Cách trị ho có đờm lâu ngày không khỏi bằng củ cải trắng rất hiệu quả. Củ cải dùng ăn sống sẽ giúp mát họng, tiêu đờm.

Chuối và đường phèn: Chuối bóc vỏ đem hầm cùng đường phèn. Mỗi ngày ăn một lần giúp điều trị ho có đờm ở dạng nhẹ.