Xem Nhiều 5/2024 # #10 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Tận Gốc # Top 1 Yêu Thích

Thứ Ba, 15-05-2024

Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa cấp tính, được biểu hiện với lớp tế bào nguyên sinh được chuyển hóa dở dang và gây hiện tượng bong tróc. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn gây tổn thương da, khiến da nứt nẻ và tạo viêm nhiễm.

Trong dân gian vẫn lưu truyền một số cách chữa bệnh á sừng bằng nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, lá lốt, cây vòi voi, lá trầu không… Đây là những kinh nghiệm được đúc kết từ ngàn xưa và đang được các nhà khoa học tìm hiểu và công nhận mức độ an toàn.

Nội dung chính của bài viết bao gồm:I/ Tổng quan về bệnh á sừngII/ 4 cách chữa bệnh á sừng được đánh giá cao

Cách chữa bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian

Chăm sóc da khi bị bệnh á sừng

Thuốc tây trị bệnh á sừng

Dùng thuốc đông y chữa bệnh á sừng

III/ Một số lời khuyên khi điều trị bệnh á sừng

Tổng quan về bệnh á sừng

Dấu hiệu của bệnh á sừng rất dễ bị bỏ qua khiến nhiều người vô tư không điều trị ngay từ đầu làm bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn và tổn thương lan rộng. Do đó nên trước khi đến với cách chữa bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian chúng tôi muốn cảnh báo sớm các dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng.

Bệnh á sừng là gì?

Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa cấp tính, được biểu hiện với lớp tế bào nguyên sinh được chuyển hóa dở dang và gây hiện tượng bong tróc. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn gây tổn thương da, khiến da nứt nẻ và tạo viêm nhiễm.

Bệnh á sừng thường có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên da nhưng rõ rệt nhất là ở gót chân, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Lòng bàn tay bàn chân xuất hiện triệu chứng bong tróc, khô ráp nứt nẻ nhất là vùng gần rìa, gót chân.

Vào mùa nóng, bệnh thường ít nứt nẻ nhưng sẽ khiến cho da bị ngứa, nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa, lâu ngày, các móng bị bong tróc, làm da xù xì. Còn vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ sẽ càng nặng hơn, ở những vị trí da bị á sừng có thể bị toét, chảy máu, nứt sâu vào gót, gốc ngón hoặc nứt cổ gà khiến cho người bệnh vô cùng đau đớn.

Tại sao lại mắc bệnh á sừng?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân gây bệnh á sừng cụ thể. Tuy nhiên, dựa trên một số quan sát, người ta chỉ ra á sừng phát triển trên một số nguyên nhân như là:

– Yếu tố di truyền: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 3% tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh á sừng từ yếu tố di truyền. Tức gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh á sừng thì khả năng con sinh ra mắc bệnh á sừng cũng rất cao.

– Thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại: Kết quả nghiên cứu mới đây trên tờ New Daily, các nhà nghiên cứu Anh đã khẳng định rằng, những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại có khả năng mắc bệnh á sừng lên đến 80%.

– Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Thực tế, phần lớn người mắc bệnh vẩy nến á sừng đều rất ít bổ sung vitamin A, C, D, E và đây là nguyên nhân khiến cho chất lượng lớp sừng bị suy giảm.

– Nội tiết tố thay đổi: Mang thai, tuổi dậy thì, giai đoạn tiền mãn kinh là giai đoạn thường gặp phải rất nhiều vấn đề làm rối loạn nội tiết tố. Đây cũng có thể được xem là nguyên nhân gây bệnh á sừng phổ biến nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng thông qua giai đoạn bệnh

# Giai đoạn 1: Phát bệnh

Á sừng xuất hiện ở thời điểm mới chớm bệnh thường rất dễ nhầm lẫn với hiện tượng thiếu vitamin C gây bong tróc da đầu ngón tay, ngón chân. Dấu hiệu ban đầu là da khô, bong tróc và nứt da, rát và hơi ngứa châm chích. Thiếu vitamin C gây tróc da thì chỉ sau 2-3 ngày là khỏi, nhưng nếu bong tróc cứ liên tục, bóc lớp da khô còn bị chảy máu thì lúc này nên biết đây là dấu hiệu sớm của bệnh á sừng.

Đặc biệt giai đoạn này bệnh á sừng đã biểu hiện các triệu chứng khá nặng. Nhiều trường hợp bị viêm nhiễm da còn xuất hiện viêm loét, chảy nước dịch rất khó điều trị.

4 cách chữa bệnh á sừng được đánh giá cao

Á sừng là bệnh rất khó để điều trị dứt điểm nhưng lại rất dễ tái phát. Chính vì vậy, việc điều trị á sừng cần có sự thống nhất và phối hợp điều trị của 3 phương pháp này với nhau để mang lại hiệu quả tốt hơn.

1- Cách chữa bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian

Vô số nguyên liệu được dùng chữa bệnh á sừng có trong tự nhiên nhưng không phải phương pháp nào cũng cho hiệu quả tốt. Điều quan trọng trong cách điều trị á sừng bằng mẹo dân gian bạn phải nhớ 3 yếu tố chính:

Kiên trì áp dụng đều đặn, không bỏ ngắt quãng

Dùng đúng cách tùy vào phương pháp bạn sử dụng

Kết hợp chăm sóc vệ sinh hợp lý

Các cách trị á sừng hay dùng nhất được dân gian lưu truyền lại cho tới ngày nay mà bạn có thể tham khảo.

1/ Cách chữa á sừng bằng dầu dừa

Tính chất dầu dừa có chứa các dưỡng chất, acid béo chưa no và vitamin E nhiều giúp chống lại quá trình oxy hóa tự nhiên, cấp ẩm cho da mềm hơn, giảm bong tróc nứt nẻ. Đồng thời khả năng diệt khuẩn tốt chống viêm nhiễm từ tinh dầu dừa cũng rất tốt. Có thể nói dùng dầu dừa chữa á sừng là một cách đơn giản giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng da.

→ Khi dùng dầu dừa chữa á sừng có thể dùng theo 2 cách: # Cách 1: Dầu dừa nguyên chất

Vệ sinh vùng da bị á sừng sạch sẽ với nước, loại bỏ bụi bẩn và tế bào da chết

Dùng tinh dầu dừa nguyên chất thoa đều lên vùng da bị khô bong tróc do á sừng. Dùng 2 bàn tay xoa đều và massage nhẹ cho thấm tinh dầu dừa sâu vào da.

Dùng tăm bông lăn trên bề mặt da để làm sạch dầu dừa dư thừa sau đó đi ngủ

Sáng hôm sau dậy rửa sạch lại với nước, bạn sẽ thấy da mình mềm hơn hẳn.

Lưu ý phải dùng trong một thời gian dài thì mới phát huy hết công dụng chữa bệnh á sừng của dầu dừa.

# Cách 2: Dầu dừa kết hợp thành thuốc mỡ

Lấy 50ml dầu dừa, 100g quả phi lao khô, 20g tóc rối và 10g kẽm oxit.

Quả phi lao và tóc đem đốt thành than, nhưng canh sao cho không thành tro và nghiền thành bột. Trộn với bột kẽm oxit rồi rót dầu dừa vào hòa tan đều.

Dùng hỗ hợp này bôi lên vùng da bị á sừng ngày 2-3 lần, dùng một thời gian sẽ giảm bệnh.

2/ Cách chữa á sừng bằng lá lốt

Lá lốt có tác dụng tốt trong việc chống viêm nhiễm, chữa lành thương tổn ngoài da, chống phong hàn và chứa chất giảm đau rất tốt. Bên cạnh đó, có thể dùng lá lốt chữa bệnh á sừng nhằm giảm tổn thương ngoài da, làm mềm da.

→ Khi dùng lá lốt chữa bệnh á sừng nên dùng theo cách:

Dùng lá lốt tươi rửa sạch, ráo nước rồi đem giã nát.

Đắp lên vùng da bị á sừng và để khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước.

Dùng thêm kem dưỡng ẩm để phát huy tác dụng tốt.

Lấy khoảng 100g lá lốt khô, đem rửa sạch và cho vào nồi chế thêm 1,2 lít nước và sắc nhỏ lửa

Sắc còn khoảng 600ml thì tắt bếp chia đều uống trong ngày.

Kết hợp bài thuốc sắc + đắp và bôi kem dưỡng ẩm đều đặn sẽ giảm bệnh á sừng rất hiệu quả.

3/ Cách chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi

Cây vòi voi là vị thuốc trị á sừng dùng rất phổ biến trong đông y, với tính chất trị bệnh có tính mát, vị đắng, mùi hăng. Có tác dụng tốt trong việc tiêu viêm, giảm đau và làm lành vết thương ngoài da nhanh. Hay được dùng trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da, á sừng, vẩy nến hay viêm da cơ địa, tổ đỉa.

→ Áp dụng cây vòi voi chữa bệnh á sừng theo cách sau:

Rửa sạch lá vòi voi, đem giã nát với muối.

Rửa sạch vùng da bị bệnh á sừng, sau đó đắp hỗn hợp lá vòi voi + muối lên vùng da bị á sừng và dùng một tấm vải mỏng cột lại cho hỗn hợp không rơi ra. Để khoảng 45 phút thì tháo ra rửa sạch lại với nước.

4/ Cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không

Lá trầu không có tính chống viêm, kháng khuẩn cực kì cao. Với những bệnh ngoài da như bệnh vẩy nến hay viêm da cơ địa thì việc dùng lá trầu không trị bệnh thu được hiệu quả giảm bệnh nhanh. Đặc biệt lá trầu không còn chữa bệnh á sừng rất tốt giúp ngừa nhiễm vi nấm, chống nhiễm khuẩn cho người bệnh.

→ Áp dụng lá trầu không trị bệnh á sừng rất đơn giản: # Cách 1: Lá trầu không nguyên chất

Chỉ cần lấy khoảng 10 lá trầu không, rửa sạch

Đem vò nát để các dưỡng chất trong trầu triết xuất ra nước phát huy tác dụng chữa bệnh tốt hơn.

Cho vào nồi nước đem đun sôi khoảng 15 phút là được.

Rót 1 cốc nước lá trầu không để uống, phần còn lại đem ngâm và dùng lá trầu không đắp lên vùng da bị á sừng cho hiệu quả giảm ngứa, bong tróc khô da rất tốt.

# Cách 2: Bài thuốc kết hợp chữa bệnh á sừng từ lá trầu không

Nguyên liệu cần: Lấy 10 lá trầu không, 2 nắm rau răm, vài hạt muối, 10 lá bèo hoa dâu.

Khi dùng đem rửa sạch các nguyên liệu trên, đem giã nát rồi đem đun sôi với nước khoảng 15 phút. Chờ nước nguội thì đem ngâm và rửa sạch vùng da bị á sừng. Tiến hành ngày 1 lần sau đó bôi thêm thuốc trị bệnh á sừng sẽ phát huy công dụng chữa bệnh hiệu quả nhất.

5/ Cách chữa bệnh á sừng bằng cây đinh lăng và lá huyết dụ

Đông y cho rằng, đinh lăng có vị ngọt, hơi nhẫn, tính mát có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tăng khả năng làm lành vết thương, chống nhiễm khuẩn, tăng cường sức đề kháng giúp khỏi bệnh nhanh hơn. Kết hợp với huyết dụ có vị nhạt, tính mát, tác dụng bồi bổ khí huyết, cầm máu, tan máu, giảm đau, thổ huyết ra máu, tiểu tiện ra máu.

Nhờ công dụng tuyệt vời khi phối hợp 2 vị thuốc dân gian này với nhau đã hình thành nên bài thuốc chữa á sừng hiệu quả. Đồng thời làm giảm triệu chứng á sừng như đau nhức, khô da, nứt nẻ, chảy máu…

Chuẩn bị: Lấy khoảng 50g lá đinh lăng, 40g lá huyết dụ đã khô.

Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị trên và đem đun với 1.3 lít nước. Khi nước bắt đầu sôi thì vặn lửa nhỏ để cho các vị thuốc chiết xuất ra ngoài nước. Nấu cho đến khi nước cạn khoảng 250ml thì chắt ra uống. Chia thuốc thành 3 lần uống và sử dụng sau bữa ăn.

6/ Cách chữa bệnh á sừng bằng lá sung, đu đủ và khoai tây

Lá sung,lá đu đủ và củ khoai tây ta sẽ có một bài thuốc điều trị bệnh á sừng vô cùng đơn giản, ít tốn kém và rất dễ thực hiện. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa các thảo dược.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá sung, 1 nắm lá đu đủ, 2 củ khoai tây đã được luộc chín.

Thực hiện: Rửa sạch lá sung và lá đu đủ, sau đó cho cả 3 nguyên liệu vào cối sạch và giã nhuyễn. Sau đó lấy một bó trà xanh còn tươi nấu khoảng 10 phút, sau đó để qua ngày cho thiu, dùng nước chè này ngâm rửa những vùng da bị bệnh. Tiếp theo là lấy hỗn hợp lá sung đã chuẩn bị trên thoa lên vùng da bị á sừng và cố định lại bằng tấm gạc sạch. Để hỗn hợp trên da qua đêm rồi rửa sạch vào sáng hôm sau.

Mỗi ngày thực hiện cách này khoảng 2 lần sẽ giúp lấy đi phần da thừa bên trên. Đây là một trong những cách chữa bệnh á sừng bằng đông y theo kinh nghiệm của dân gian.

7/ Cách chữa bệnh á sừng bằng rau răm và sài đất

Bài thuốc chữa bệnh á sừng từ rau răm và sài đất thường được sử dụng nhiều để làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, vết thương nhanh lành hơn. Người bị bệnh á sừng có thể học hỏi cách điều trị bệnh á sừng bằng rau răm đơn giản như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị: Chuẩn bị khoảng 50g lá và thân non rau răm, 50g cây sài đất tươi.

Cách dùng: Làm sạch 2 nguyên liệu đã chuẩn bị trên rồi đem ngâm qua với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn hay ký sinh trùng bám trên rau. Tiếp theo là vò nát rau răm và cây sài đất rồi cho vào nồi, thêm 1,5 lít nước vào đun sôi nhỏ lửa. Để nước sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Đợi nước nguội bớt thì dùng nước này để ngâm rửa vết thương bị á sừng.

Mỗi ngày thực hiện cách này một lần cũng có thể giúp cho tình trạng á sừng giảm thiểu một cách đáng kể.

2- Chăm sóc da khi bị bệnh á sừng

Những người mắc bệnh á sừng cần được chăm sóc đúng cách để nhanh chóng khôi phục tổn thương do á sừng gây ra. Bên cạnh những phương pháp điều trị được gợi ý trên, cần có sự cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để tăng cường sức đề kháng và sản sinh tế bào mới.

# Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bệnh á sừng thường gây ra hiện tượng bong tróc, nứt nẻ trên da và gây đau đớn khi thời tiết hanh khô. Vì vậy, việc dưỡng ẩm cho da là điều hết sức cần thiết.

Để hạn chế tình trạng bong tróc làm tổn thương da, tuyệt đối không được chà xát, cào gãi mạnh. Vì điều này có thể làm tổn thương biểu bì da, gây nhiễm khuẩn và khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hạn chế ngâm rửa tay, chân nhiều lần trong ngày. Bởi vì nó có thể làm cho lớp da á sừng dưới da dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm khi ẩm ướt. Khi chân, tay ướt thì phải dùng khăn bông thấm khô, sau đó bôi thuốc lên để giúp tái tạo tế bào da nhanh hơn.

Không ngâm rửa chân tay bằng nước muối đặc. Bởi đặc tính sát khuẩn mạnh cùng với tính hút nước cao muối có thể khiến cho da bị tổn thương rộng hơn, da khô hơn. Đối với những vùng da bị tổn thương nặng, việc ngâm nước muối còn bị đau rát.

Cần hạn chế tiếp xúc với sữa tắm, hóa chất có tính tẩy rửa cao. Trong trường hợp bắt buộc sử dụng thì nên sử dụng thiết bị bảo vệ để hạn chế tối thiểu việc tiếp xúc. Lưu ý nên dùng bao tay làm từ latex chứ không nên dùng bao tay cao su.

Giữ ấm cơ thể khi vào mùa đông, hạn chế để vùng da á sừng tiếp xúc với không khí lạnh và làm cho tình trạng nứt nẻ trở nên nghiêm trọng.

Thận trọng khi sử dụng các dụng cụ mạ nickel cùng các đồ thuộc da như giày dép da,…

Ngủ đủ giấc, đúng giờ cũng là một cách giúp ngăn chặn á sừng phát triển.

# Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt thì việc cải thiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng được các chuyên gia khuyến khích. Bởi chế độ dinh dưỡng có thể khiến cho tình trạng á sừng trở nên nghiêm trọng hơn, nếu sử dụng không phù hợp.

Người mắc bệnh á sừng cần bổ sung đủ nước, khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Có thể sử dụng nước ép trái cây cũng rất tốt. Nước có tác dụng giúp cho quá trình chuyển hóa vận động hiệu quả và tăng cường độ ẩm cho làn da.

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như A, E, C như đu đủ, cam, bưởi, xoài, cùng với thực phẩm chứa nhiều kẽm như cua, hàu, sò, nấm. Tuy nhiên, đối với nhóm hải sản, nên sử dụng theo đúng lượng vì chúng có khả năng kích ứng mạnh.

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, ngũ cốc, bơ, dầu thực vật,…

Tuyệt đối không sử dụng bia, rượu, chất kích thích, cafe trong thời gian á sừng bùng phát.

# Cân bằng tâm lý:

Yếu tố tâm lý đóng vai trò quyết định trong việc á sừng phát triển hay chấm dứt. Khi cơ thể căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm cho nội tiết tố tăng tiết một số hormone và làm á sừng tái phát.

+ Hãy thư giãn cơ thể bằng những bài tập nhẹ nhàng.

+ Cân bằng thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.

+ Tránh tình trạng âu lo, căng thẳng kéo dài.

3- Điều trị bệnh á sừng bằng thuốc Tây

Y học hiện hiện đại sử dụng công nghệ, thông tin đã được nghiên cứu xác thực rõ ràng chữa bệnh. Còn phương pháp dân gian chủ yếu là điều trị bệnh theo kinh nghiệm truyền lại, thông tin chữa bệnh còn nhiều hạn chế về mặt khoa học cũng như tác dụng nhận được. Hiện nay, có một số loại thuốc Tây được sử dụng cho trường hợp á sừng đó là:

– Nhóm thuốc acid salycilic: Có tác dụng đẩy mạnh quá trình sừng hóa đồng thời định hình lớp sừng và hạn chế khô ráp da. Cách sử dụng phù hợp đó là dùng loại thuốc bôi này khoảng 1-3 lần/ ngày với một lượng vừa phải và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

– Nhóm thuốc chứa corticoid fucicort: Được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn, khoảng 2-3 lần/tuần, và dùng cho vết thương hẹp. Tác dụng chính của thuốc lá kháng viêm, diệt khuẩn, loại bỏ sừng, nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong và kích thích tái tạo làn da mới. Một số nhóm thuốc được chỉ định như là Fexofenadin, Certerizin, Prednisolon theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với Gentrizone – một loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng trị nhiễm trùng da, trị nấm, viêm ngứa, giảm sừng hóa, cung cấp độ ẩm cho da khá ổn định.

→ Nhược điểm: Mặc dù thuốc Tây mang lại hiệu quả điều trị á sừng khá cao nhưng các chuyên gia khuyến cáo, thuốc Tây thường gây ra nhiều tác dụng phụ hơn và không thể sử dụng thuốc trong thời gian dài. Vì vậy việc dùng thuốc điều trị cần tuân thủ đúng theo chỉ định của các bác sĩ để bệnh được điều trị chính xác.

4- Dùng thuốc Đông y chữa bệnh á sừng

Bên cạnh việc điều trị á sừng bằng Tây y, các bạn hoàn toàn có thể kết với với các bài thuốc Đông y để tăng cường tính hiệu quả. Song, việc kết hợp điều trị này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

# Đối với trường hợp á sừng mới bùng phát:

+ Bài thuốc uống trong: Chuẩn bị ké đầu ngựa, hà thủ ô, huyền sâm, kim ngân hoa, hỏa ma nhân, sinh địa mỗi vị 12g cho vào ấm và sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 lần cho đến khi bệnh thuyên giảm hẳn.

+ Bài thuốc dùng ngoài: Sử dụng hỏa tiêu, phác tiêu, khô phàn, dã cúc hoa mỗi vị một lượng vừa đủ đem đi nấu với nước cho sôi để ngâm rửa mỗi ngày. Kết hợp đều đặn với bài thuốc uống sẽ cho hiệu quả nhanh chóng làm giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh á sừng phát triển.

# Thuốc chữa bệnh á sừng trên diện rộng

+ Thuốc uống trong: Kinh giới, rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa, cây trinh nữ, bạc sau, xích đồng, thổ phục linh, vỏ gạo, hạ khô thảo, kim ngân, khổ sâm, xác ve sầu, đơn đỏ mỗi vị 12g. Sắc các nguyên liệu trên với nước và chia thành 2 lần uống, sử dụng hết trong ngày. Mỗi thang thuốc có thể uống 1-2 ngày.

Có thể dùng bã thuốc đun với nước để tắm, ngâm vết thương do á sừng.

+ Bài thuốc dùng ngoài: Măng tiêu 500g, cúc hoa dại 240g, khô phàn và xuyên tiêu mỗi thứ 120g mang đi sắc với nước và dùng để ngâm vết thương. Kiên trì sử dụng cách này thường xuyên có thể giúp cho tình trạng á sừng thuyên giảm đáng kể.

Một số lời khuyên khi điều trị bệnh á sừng

Tại Bệnh viện Bạch Mai – Chuyên khoa da liễu đã thu nhận không ít trường hợp bị bỏng rát, hoại tử da ăn sâu vào mô mềm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nặng nhất là trường hợp Chị Thanh Hoa ( Tên đã được đổi) 2 năm về trước. Bị bệnh á sừng nhưng chữa mẹo đã dùng cây thuốc không rõ ràng đắp trị á sừng, gây hoại tử vào xương phải phẫu thuật cắt bỏ các chi bàn chân.

Có thể nói, y học hiện đại không phủ nhận nhiều bài thuốc dân gian, y học cổ truyền dùng cây cỏ thảo mộc giúp điều trị giảm bệnh khá tốt, lại không gây ra tác dụng phụ như thuốc tây y. Tuy nhiên các bác sĩ Da liễu luôn khuyến cáo người bệnh á sừng không nên lạm dụng tự ý chẩn đoán bệnh, tự ý chữa bệnh á sừng một cách tùy tiện bởi không có kiến thức chuyên môn sâu rất dễ gặp phải sai lầm trong điều trị khiến bệnh nặng hơn. Các chuyên gia khuyên rằng người bệnh nên thăm khám và điều trị á sừng trực tiếp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý dùng thuốc điều trị bệnh khi chưa được hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về cách chữa bệnh á sừng với các nguyên liệu tự nhiên đã giúp bạn có thêm hướng đi cho việc điều trị bệnh. Tốt nhất, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên tới bệnh viện chẩn đoán cụ thể, áp dụng đúng phương pháp điều trị theo lời khuyên của bác sĩ giúp điều trị bệnh á sừng đạt hiệu quả cao.