Xu Hướng 5/2024 # Bệnh Quai Bị Ở Người Lớn Triệu Chứng Và Cách Điều Trị # Top 5 Yêu Thích

Bệnh quai bị ở người lớn có triệu chứng mang tai sưng to, cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm…nếu không chữa trị đúng cách sẽ có những biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng của bệnh quai bị ở người lớn

Bệnh quai bị (tiếng Anh: Mumps) là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. Bệnh do một loại virut có tên là Paramyxovirus gây nên, rất dễ lây truyền, phát triển nhất là vào mùa xuân, hè. Virus quai bị thuộc loại Pramyxovirus, chỉ có duy nhất một type huyết thanh được tìm thấy năm 1934 bởi Johnson và Goodpasture. Loại virut có hình cầu hơi thô đường kính khoảng 85-300 micromet .

Sau khi tiếp xúc với virus quai bị khoảng 14-24 ngày, người bệnh có cảm giác khó chịu, ăn kém, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm.

Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần. Tuyến mang tai có thể sưng 1 bên hay 2 bên. Nếu sưng cả 2 bên thì 2 tuyến có thể không sưng cùng lúc, tuyến 2 bắt đầu sưng khi tuyến 1 đã giảm sưng. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài; có khi lan đến ngực gây phù trước xương ức.

Có cảm giác đau ở vùng tuyến bị sưng nhưng da trên vùng sưng không nóng và không sung huyết, ngược với những trường hợp viêm tuyến mang tai do vi khuẩn. Lỗ ống Stenon ở niêm mạc má 2 bên sưng đỏ, có khi có giả mạc.

Có cảm giác khó nói, khó nuốt, đôi khi phù thanh môn gây khó thở phải mở khí quản. Thời gian biểu hiện bệnh lý khoảng 10 ngày. Tuy nhiên có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có dấu hiệu bệnh lý rõ rệt, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không nhận biết. Bệnh quai bị gây miễn dịch bền vững khi đã mắc bệnh dù sưng 1 hay 2 bên tuyến mang tai nên ít khi bị quai bị lần 2.

Có thể có viêm tinh hoàn: phần nhiều hậu phát 5 dến 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai, có thể tiến phát và riêng lẻ phải nghĩ đến bệnh quai bị để khỏi phải chẩn đoán sai. Biểu hiện là có sốt trở lại 39 – 40 dộ. Bệnh nhân trằn trọc, có khi mê sảng. Một bên tinh hoàn sưng to, đau, tấy đỏ lên, nếu cả hai bên bị sưng thì có thể gây vô sinh. Khỏi sau 10 ngày nhưng phải sau 2 tháng mới bíêt rõ có teo hay không. Phụ nữ có thể có viêm buồng trứng.

Có thể gặp viêm màng não, viêm não và tuỵ tạng nhưng phần lớn đều tự khỏi không để llại di chứng trong vài ngày.

Bệnh quai bị có nguy hiểm không?

Bệnh quai bị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm não, viêm màng não và nguy hiểm nhất chính là gây vô sinh ở nam giới.

Một trong những biến chứng nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề của quai bị là gây viêm teo tinh hoàn ở nam giới (chiếm tỷ lệ cao) hoặc suy buồng trứng ở nữ giới (chiếm % nhỏ). Bệnh quai bị cần được phát hiện và điều trị kịp thời, và có chế độ kiêng hợp lý để không gây biến chứng nguy hiểm.

Cách điều trị bệnh quai bị ở người lớn

Bài 1. Huyền sâm 15 g, hạ khô thảo 6 g, bản lam căn 12 g, sắc uống.

Bài 2. Vỏ cây gạo 40 g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái lát, sao vàng, sắc uống.

Bài 3. Củ sắn dây 16 g, bạc hà 6 g, cúc tần sao 10 g, thăng ma 10 g, thạch cao sống 10 g, cam thảo 6 g, hoa cúc 15 g, hoàng cầm (nam) sắc uống.

Bài 4. Quả ké 12 g, sài đất 12 g, bồ công anh 12 g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần.

Bài 5. Hạ khô thảo 20 g, cây mũi mác 30 g, kim ngân 20 g sắc uống trong ngày.

Bài 6. Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20 g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16 g, mã đề 12 g sắc uống ngày 1 thang.

Bài 7. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20 g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16 g, cam thảo 10 g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động.

Thuốc bôi, đắp hoặc dán ngoài

Bài 1. Hạt gấc (đốt thành than) 3-4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm (chừng 5 g), đốt thành than. Hai vị trộn đều, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ sưng.

Bài 2. Nhân hạt gấc (giã nát, đốt thành than) 4-5 hạt, giấm thanh 5 ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10 g, tất cả trộn đều, bôi vào chỗ sưng mỗi ngày 4-5 lần.

Bài 3. Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10 ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.

Bài 4. Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên chỗ sưng viêm, mỗi ngày thay thuốc một lần. Một công trình nghiên cứu trên 485 ca quai bị cho thấy, có 402 ca đạt hiệu quả ngay từ lần đầu.

Bài 5. Xích tiểu đậu 30 g, đại hoàng 15 g, thanh đại 30 g, tất cả tán bột, mỗi lần dùng 5 g trộn đều với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi sưng nhiều lần trong ngày.

Bài 6. Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Giã nát tỏi, trộn với giấm, bôi lên chỗ tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 7. Bột tiêu 1 g, bột mì 8 g, trộn 2 thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.

Bài 8. Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, 3 thứ rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi sưng.

Bài 9. Giun đất 2-3 con cho vào cốc, thêm một ít đường rồi đảo đều, sau nửa giờ dùng bông sạch thấm chất dịch do giun tiết ra rồi bôi lên nơi sưng, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài 10. Cóc 1 con, rửa sạch, chặt bỏ đầu từ phía dưới 2 u to, lột lấy da, dùng kéo cắt thành những miếng như cao dán rồi dán lên nơi sưng, sau chừng 8 giờ thì thay miếng khác. Thường sau 3 ngày thì khỏi.

Bài 11: Bồ công anh tươi 60 -120g, đem rửa sạch cả lá và rễ, thêm vào một lòng trắng trứng gà (thêm ít dấm cũng được), trộn đều, đem đắp chỗ đau, sau khi khô bỏ đi thay miếng khác.

Bài 12: Lấy một nắm hoa cúc tươi (hoặc lá hoa cúc dại) rửa sạch giã nát như bùn, thêm ít dấm, đắp chỗ đau, khô bỏ đi, thay miếng khác.

Bài 13: Lấy 1 – 2 miếng củ cải muối để lâu, đem đắp vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần.

Bài 14: Lấy 50 gam xương rồng bà, giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần.

Bài 15: lấy 50 – 100g rau sam giã nát, đắp vào chỗ sưng, ngày 2 – 3 lần.

Bài 16: lá hẹ 600g, giã nát, bỏ vào thêm 3g muối ăn, trộn đều chia làm 3 phần đắp vào chỗ đau, khô thay miếng khác. Ngày 3 – 5 lần

Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi.

Bệnh quai bị có được tắm không?

Thưa bác sĩ em bị quai bị. Em xem bài viết trên thấy bác sĩ hướng dẫn là nên uống nước chanh, nước cam để bổ sung vitamin C, trong khi đó em đọc những bài viết trên các trang web thì họ nói không nên ăn đồ chua làm tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn là xưng to hơn? Khi bị quai bị có được tắm rửa không bác sĩ! Bố mẹ em cấm không cho em tắm. ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội

Em có thể tắm, nên tắm nhanh trong thời gian ngắn và không nên tắm lạnh . + Em có thể uống nước chanh, nước cam vắt để cung cấp Vitamin C. Kiêng đồ chua; như kiêng ăn cóc, me, xấu… vì kích thích làm tăng tiết nước bọt.

Hạ sốt, hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng khăn ấm.

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.

Kiêng nước lạnh, kiêng gió.

Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).

Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển

Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.

Ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả tươi, giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng khả năng miễn dịch.

Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.

Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độ

tu khoa

triệu chứng bệnh quai bị ở nữ giới

dấu hiệu bệnh quai bị ở nữ

dấu hiệu ban đầu của bệnh quai bị

triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ nhỏ

quai bị có lây sang người lớn

người lớn có bị quai bị không

Có thế bạn quan tâm :