Phổ Biến 5/2024 # Bệnh Chốc Ở Trẻ Em: Cách Nhận Biết Và Điều Trị Tận Gốc # Top 7 Yêu Thích

Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da có thể gặp ở mọi đối tượng, nhất là trẻ em. Bệnh chốc ở trẻ em gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Bạn cần nắm được các thông tin về bệnh để sớm phát hiện và đưa trẻ thăm khám khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Bệnh chốc ở trẻ em là gì?

Chốc lở còn được gọi là bệnh chốc, đây là bệnh nhiễm trùng da phổ biến ở trẻ em, nhất là những trẻ từ 2 – 5 tuổi. Nếu không sớm phát hiện, tổn thương da sẽ lan tỏa rất nhanh và dễ phát sinh các vấn đề nghiêm trọng.

Nguyên nhân

Trẻ em là nhóm đối tượng nhạy cảm có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị vi khuẩn gây chốc lở tấn công. Đặc biệt, bệnh sẽ dễ xuất hiện hơn khi da của trẻ đã gặp vấn đề do các yếu tố khác:

Sau khi bị bệnh chàm hay viêm da

Vết cắn côn trùng

Tổn thương trên da do trầy xước

Lúc này, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công và sinh sôi, nhất là khi trẻ gãi hay chà xát lên vùng da đang tổn thương. Ngoài ra, các thống kê cũng ghi nhận, ở trẻ em, bệnh chốc có thể khởi phát mặc dù không có bất cứ tổn thương nào rõ ràng xuất hiện trên da.

Bên cạnh đó, một vài yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm chốc ở trẻ:

Dấu hiệu nhận biết bệnh chốc ở trẻ

Triệu chứng của bệnh chốc ở trẻ em cũng sẽ biểu hiện tương tự như ở người lớn. Tuy nhiên, làn da của trẻ nhạy cảm hơn nên các triệu chứng của bệnh thường sẽ có phần nặng nề hơn.

Bất cứ vùng da nào trên cơ thể trẻ cũng có thể là khu vực bệnh xuất hiện. Nhưng đa phần, bệnh dễ khởi phát ở các vùng da sau:

Biểu hiện của triệu chứng phụ thuộc vào thể chốc mà trẻ mắc phải. Bạn có thể phát hiện bệnh ở trẻ thông qua một số dấu hiệu phổ biến sau đây:

Mụn nước nhỏ xuất hiện trên da.

Các vết mụn có thể vỡ ra và để lại một lớp vỏ có màu nâu hay vàng.

Trẻ có thể bị nổi các mụn nước lớn, tồn tại lâu trên da và rất khó vỡ.

Nếu bệnh trở nặng, tình trạng loét với lớp vỏ vàng sẽ dễ xuất hiện.

Vùng da tổn thương thường sẽ ngứa ngáy dữ dội khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.

Thông thường, nếu bệnh xuất hiện ở người lớn sẽ rất ít đi kèm với những triệu chứng toàn thân. Tuy nhiên đối với trường hợp trẻ em thì các triệu chứng ngoài da có thể đi cùng dấu hiệu sốt nhẹ.

Mức độ nguy hiểm

Chốc lở chỉ là bệnh nhiễm trùng ngoài da sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn không sớm phát hiện và điều trị cho trẻ đúng cách thì các vấn đề nghiêm trọng có thể sẽ phát sinh.

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh chốc đó là chàm hóa hay chốc loét. Tình trạng này thường sẽ phát sinh khi các phản ứng viêm không được ức chế khiến da bị tổn thương nghiêm trọng gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, một số đối tượng trẻ còn có thể gặp phải các biến chứng hiếm gặp hơn như:

Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán. Điều này sẽ giúp xác định cụ thể mức độ bệnh để có cách can thiệp phù hợp nhất.

Việc điều trị bệnh chốc ở trẻ em thường căn cứ vào các yếu tố sau:

Mức độ nặng nhẹ của triệu chứng

Độ tuổi của trẻ

Thể trạng và hệ miễn dịch

Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc trong điều trị bệnh chốc cho trẻ. Thuốc có thể ở dạng bôi ngoài da hay kháng sinh theo đường uống.

1. Thuốc bôi tại chỗ

Nhóm thuốc này thường được chỉ định khi biểu hiện triệu chứng trên da trẻ ở mức độ nhẹ. Thuốc bôi tại chỗ có thể ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn để giảm nguy cơ bệnh lây lan sang vùng da khỏa mạnh. Ngoài ra, các thuốc thuộc nhóm này còn có tác dụng làm giảm sưng, giảm ngứa, giúp da trẻ được xoa dịu.

Mupirocin: Có tác dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh chốc. Đồng thời, thuốc có thể giúp kiểm soát nhiễm khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng trên da.

Retapamulin: Loại thuốc này chống chỉ định với đối tượng trẻ em dưới 9 tháng tuổi. Cần lưu ý không bôi thuốc lên niêm mạc mũi bởi thuốc có thể phát sinh phản ứng phụ, khiến trẻ bị chảy máu cam.

Hướng dẫn cách bôi thuốc điều trị chốc cho trẻ:

Dùng khăn sạch ngâm trong xà phòng kháng khuẩn rồi vắt ráo nước và vệ sinh nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh của trẻ. Dùng khăn mềm để lau khô da cho bé.

Bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn cả trước và sau khi tiếp xúc với thuốc.

Lấy lượng thuốc vừa đủ theo chỉ định rồi thoa 1 lớp mỏng nhẹ lên vùng da bị bệnh.

Tránh bôi thuốc quá dày hay dùng băng gạc để quấn vào vùng da trẻ đang tổn thương.

2. Các loại kháng sinh đường uống

Trong trường hợp biểu hiện của triệu chứng trở nên nặng nề, tổn thương da lan rộng, các loại thuốc điều trị tại chỗ sẽ không thể kiểm soát. Lúc này, để ức chế diễn tiến của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng kháng sinh đường uống.

Dicloxacillin và Cephalosporin thế hệ đầu tiên là hai loại kháng sinh đường uống được dùng phổ biến để điều trị bệnh chốc ở trẻ em. Đối với những trẻ có hệ miễn dịch quá yếu thì bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh đường tiêm. Bởi với thể trạng yếu sẽ khiến trẻ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

**Lưu ý: Các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh chốc ở trẻ em rất dễ phát sinh các phản ứng phụ. Chính vì thế, bạn cần cho trẻ dùng thuốc đúng chỉ định từ bác sĩ. Theo dõi sát sao quá trình điều trị cho trẻ, khi có vấn đề bất thường xuất hiện cần báo cho bác sĩ ngay.

3. Mẹo dân gian chữa bệnh chốc lở ở trẻ

Các loại nguyên liệu từ tự nhiên thường tương đối an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ. Chính vì thế mà bạn có thể dùng chúng để làm dịu da và ngăn ngừa diễn tiến của phản ứng viêm khi trẻ bị chốc lở.

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: Bồ kết khô 8 quả, 7g gừng, 10g nghệ tươi, 25g lá chè xanh.

Thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi cho vào nồi nấu sôi trong khoảng 15 phút. Dùng nước này để pha chung với nước sạch cho vừa ấm rồi dùng tắm cho trẻ.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: 50g sài đất tươi, 50g lá tía tô.

Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rồi đun nước tắm cho trẻ. Khoảng 3 – 5 ngày thì bài thuốc bắt đầu phát huy tác dụng.

Bài thuốc 3:

Nguyên liệu: 1 lá nha đam tươi.

Thực hiện: Rửa sạch rồi gọt vỏ lá nha đam và cạo lấy phần gel. Dùng gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị chốc. Sau 15 phút, rửa sạch da với nhẹ nhàng với nước ấm.

4. Chăm sóc trẻ khi bị chốc lở

Khi trẻ bị chốc lở, ngoài việc nghiêm túc điều trị, bạn cần chăm sóc trẻ đúng cách để tổn thương chóng lành. Cần chú ý đến các vấn đề sau:

Vệ sinh vùng da tổn thương cho trẻ sạch sẽ bằng nước ấm và lau khô với khăn mềm.

Mặc quần áo rộng thoáng thấm hút tốt cho trẻ.

Không cho trẻ gãi hay chà xát lên vùng da đang bị chốc.

Xây dựng chế độ ăn cho trẻ hợp lý, tránh xa các thực phẩm cay nóng, đồ chế biến sẵn.

Tránh cho trẻ tới trường hay ra ngoài khi vết loét trên da chưa lành.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh chốc ở trẻ em

Vệ sinh cá nhân cho trẻ cẩn thận. Thường xuyên thay quần áo cho trẻ, nhất là những ngày thời tiết nóng bức.

Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh trẻ gãi gây tổn thương da.

Khi da trẻ bị trầy xước hay tổn thương cần xử lý ngay để tránh vi khuẩn xâm nhập.

Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc hay dùng chung đồ cá nhân với người đang bị chốc.

Thường xuyên khử trùng đồ chơi của trẻ để ngăn ngừa mầm bệnh.

Giữ gìn không gian sống của trẻ sạch sẽ, khô thoáng.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ để nâng cao sức đề kháng.

Bệnh chốc lở nếu khởi phát ở trẻ em thường diễn tiến rất nhanh nếu không can thiệp đúng cách. Chính vì thế bạn cần chú ý đến biểu hiện cơ thể trẻ để có thể phát hiện sớm. Tốt nhất nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Bệnh chốc lở dùng thuốc gì nhanh khỏi? (thuốc bôi & thuốc uống)