Phổ Biến 5/2024 # Sa Tử Cung Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Sa Tử Cung Chính Xác Nhất # Top 7 Yêu Thích

Nếu như bị mắc sa tử cung với mức độ nhẹ thì việc điều trị có thể không thực hiện, tuy nhiên trường hợp bệnh lý thuộc vào cấp độ nặng thì cuộc sống hàng ngày có thể bị thay đổi nặng nề. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về hiện tượng bệnh lý này.

Sa tử cung, thường còn được gọi là sa thành âm đạo, sa sinh dục hoặc là sa dạ con. Đây là hiện tượng mà tử cung sẽ bị tụt xuống dưới, ra phía ngoài của ống âm đạo, thậm chí là có thể lộ hẳn ra bên ngoài của âm đạo.

Hiện tượng này thường xảy ra đối với những chị em vừa mới sinh, có công việc nặng nề, các phụ nữ trung niên trở lên và sinh con nhiều lần… Đối với phụ nữ còn trẻ thì hiện tượng này không gặp thường xuyên. Chứng bệnh thành âm đạo bị sa xuống được chia ra làm nhiều cấp độ khác nhau.

Cấp độ 1: mặc dù tử cung đã bị sa xuống, tuy nhiên vẫn còn thuộc vào bên trong của ống âm đạo.

Cấp độ 2: tử cung có thể nhìn thấy từ bên ngoài, đây là lúc tử cung sa xuống tới cửa âm đạo.

Cấp độ 3: Tử cung đã lộ hẳn ra ngoài và tiếp xúc với da thịt hoặc trang phục bên ngoài.

Loét âm đạo: đây là dạng biến chứng đối với những người bị sa thành âm đạo mức độ nặng nhất. Khi này thì tử cung đã lộ hẳn ra ngoài của âm đạo và tiếp xúc với trang phục. Nếu như để tình trạng này xảy ra thì nguy cơ nhiễm trùng là rất cao.

Sa vùng chậu: một số các cơ quan xung quanh vùng chậu của người bị sa thành âm đạo có thể cũng bị sa xuống theo. Bàng quang, trực tràng… sa xuống khiến cho hoạt động vệ sinh bài tiết trở nên khó khăn hơn cũng như là nguy cơ nhiễm trùng cũng tăng lên.

Chứng bệnh thành âm đạo bị sa xuống sẽ ảnh hưởng tới tử cung, vậy thì lúc này chúng ta còn có thể quan hệ tình dục hoặc là mang thai hay sinh con được không?

Mang thai và sinh đẻ

Đối với việc mang thai thì cũng hoàn toàn có thể với điều kiện bạn chỉ mới bị sa thành âm đạo ở mức độ nhẹ. Tốt nhất là nên điều trị và chữa dứt điểm chứng sa thành âm đạo rồi mới mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Các bạn cũng hãy thăm khám và xin tư vấn của bác sĩ để biết chi tiết hơn.

Trong trường hợp bị sa thành âm đạo ở mức độ nặng hơn thì tử cung đã tụt xuống âm đạo, tỷ lệ thai chết lưu trở nên cao hơn và đây là lúc mà bạn không nên mang thai. Nếu như vẫn giữ ý định mang thai thì cần phải khám thường xuyên tối thiểu 1 lần/tháng để nắm được tình trạng sức khỏe và có kế hoạch sinh đẻ sao cho hợp lý.

Phụ nữ bị rối loạn đại tiện hoặc là táo bón sau khi sinh con.

Phụ nữ bị áp lực nặng nề ở vùng bụng và tử cung.

Bị chấn thương ở vùng xương chậu như là đáy xương chậu, các mô nâng tử cung…

Những thai phụ có thời gian chuyển dạ quá lâu hoặc là thai nhi quá lớn.

Có các dị tật bẩm sinh ở tử cung như là kích thước tử cung bất thường.

Bị thương tổn bởi lao động sau khi sinh con.

Một số thương tổn trong khi thực hiện phẫu thuật sinh đẻ, nội soi….

Gặp khó khăn trong việc vệ sinh đại tiểu tiện.

Bị són nước tiểu khi cười hoặc là hắt hơi.

Có cảm giác bị đau mỗi khi quan hệ tình dục.

Có khí hư màu trắng chảy ra từ âm đạo, có thể kèm theo máu.

Có cảm giác giống như một quả bóng hơi tồn tại trong âm đạo.

Bị đau nhức lưng ở vùng thấp.

Ngoài ra, đối với từng cấp độ của bệnh lý mà cũng có các triệu chứng cụ thể để các bạn tham khảo.

Cấp độ 1: mỗi trước khi đến kỳ kinh nguyệt bị đau và nặng bụng, đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu rất ít, bị đau lưng khi vận động nặng.

Cấp độ 2: khó khăn khi vệ sinh đại tiện, có khí hư loãng màu trắng dạng nhầy, khi quan hệ tình dục cảm giác tử cung bị tụt ra ngoài.

Cấp độ 3: cảm giác giống như có khối u ở trong tử cung, âm đạo bị lở loét hoặc là sưng phù. Có những trường hợp sẽ bị táo bón nặng và sốt cao.

Phụ nữ sau khi sinh con qua đường âm đạo.

Phụ nữ mang thai quá lớn hoặc chuyển dạ lâu.

Phụ nữ thực hiện các công việc nặng nề sau khi sinh con.

Phụ nữ lớn tuổi, đang bước vào giai đoạn lão hóa hoặc tiền mãn kinh.

Những chị em đã mang thai và sinh con nhiều lần.

Có song thai hoặc là đa thai.

Gặp phải thương tổn do công việc hoặc phẫu thuật.

Thăm khám vùng chậu, kiểm tra xem có dấu hiệu nào của việc thành âm đạo bị sa xuống hay không qua hành động nằm xuống – đứng lên.

Qua một số câu hỏi về cuộc sống hàng ngày, bác sĩ sẽ thu thập dữ liệu về chất lượng cuộc sống để chuẩn đoán sao cho chính xác.

Sử dụng một số thiết bị siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ để kiểm tra chính xác xem tình trạng của thành âm đạo có bất thường hay không.

Nếu như thành âm đạo chỉ bị sa với mức độ nhẹ, cuộc sống hàng ngày vẫn đảm bảo thì có thể không cần phẫu thuật mà điều chỉnh sinh hoạt là được. Đặc biệt với những người có sức khỏe không quá tốt hoặc lớn tuổi thì không được hoạt động quá sức, thường xuyên nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh. Người bệnh cũng có thể tập luyện các động tác thể dục như kegel để tăng cường sức khỏe vùng chậu.

Trong trường hợp thành âm đạo bị sa ra ngoài hoặc là quá nặng, thì việc phẫu thuật gần như là cần thiết. Lúc này tử cung sẽ cần cắt bỏ toàn phần hoặc một phần để đảm bảo không viêm loét hay có biến chứng xấu xảy ra. Thêm nữa là người bệnh có thể sẽ được cố định tử cung bằng dụng cụ chuyên khoa cùng với liệu pháp estrogen để cơ và dây chằng được đảm bảo ổn định.

Chứng bệnh sa tử cung không phải là hiếm gặp, tuy nhiên nếu như có thể phòng chống đúng cách thì bạn sẽ tránh gặp phải các rắc rối mà chứng bệnh lý này mang lại.

Chứng bệnh này thường gặp nhất là ở phụ nữ sau khi sinh và có các hoạt động mạnh, bởi vậy mà các bạn cần phải giữ sức khỏe, nghỉ ngơi điều độ.

Không vận động mạnh hoặc là làm việc nặng sau khi sinh con.

Chăm chỉ hoạt động thư giãn, không nằm hoặc ngồi quá nhiều trên giường.

Bổ xung nhiều nước, chất xơ và thực phẩm nhuận tràng để tránh bị táo bón.

Giữ sức khỏe, nhiệt độ mỗi khi bị ho, chú ý tới nhiệt độ của phòng ở.

Nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý sau khi sinh để hạn chế bị sa thành âm đạo.

Nguyên nhân của chứng bệnh này bị gây ra bởi áp lực ở vùng tử cung và vùng chậu, chính vì vậy mà các bạn có thể thực hiện các bài tập cải thiện cho vùng chậu. Kegel là một bài tập hữu hiệu và được nhiều người áp dụng, các bạn có thể tham khảo.

Bước 1: nằm trên sàn nhà hoặc là ngồi ở trên ghế.

Bước 2: thả lỏng toàn bộ khu vực bụng và mông.

Bước 3: duỗi thẳng lưng và đặt 2 cánh tay song song cơ thể.

Bước 3: co và nâng đầu gối lên, thịt chặt cơ sàn chậu và mông.

Bước 4: giữ nguyên tư thế nâng trong khoảng 3-5 giây đồng hồ.

Bước 5: hạ mông và cơ chậu xuống, thả lỏng cơ thể trong khoảng 10 giây.

Bước 6: lặp lại toàn bộ các động tác vừa thực hiện.

Sau một thời gian tập luyện và đã quen với hình thức này, các bạn có thể lặp đi lặp lại động tác càng nhiều lần càng tốt, qua đó cải thiện được sức khỏe và áp lực ở vùng chậu. Trong hoạt động và quá trình chăm sóc hàng ngày, các bạn có thể kết hợp sử dụng thêm mầm đậu nành Bảo Xuân cũng rất tốt cho sức khỏe.

Mầm đậu nành Bảo Xuân có thể bổ sung cho cơ thể lượng dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể khó có thể tự tổng hợp được. Ngoài ra thì sản phẩm này cũng sẽ hạn chế những dấu hiệu, triệu chứng của phụ nữ đang bước vào giai đoạn mãn kinh.

Hiện tượng sa tử cung chủ yếu xảy ra khi có áp lực lớn vùng chậu. Với mầm đậu nành thì các bạn sẽ đảm bảo được sức khỏe của xương, đẩy lùi tình trạng mãn kinh hoặc tiền mãn kinh cũng như mang lại cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Thông qua đó thì sẽ giúp phòng ngừa rất tốt hiện tượng bị sa thành âm đạo.

Đặc điểm của mầm đậu nành này là đem lại tác dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng hấp thụ, thậm chí còn có khả năng tăng cường sinh lý nữ cho nên đây cũng là giải pháp phòng chống hoặc là điều trị sa tử cung được nhiều chị em áp dụng.