Thịnh Hành 4/2024 # Tìm Hiểu Ung Thư Các Xoang Mặt # Top 9 Yêu Thích

1. Các yếu tố nguy cơ gây ung thư các xoang mặt

Nguyên nhân gây ung thư các xoang mặt chưa xác định rõ nhưng các yếu tố sau có nguy cơ phát triển thành bệnh:

Với bệnh tích viêm nhiễm mạn tính tại chỗ như bệnh tích thoái hoá viêm xoang sàng thành polip với ung thư­ xoang sàng.

Do bệnh nghề nghiệp: Tiếp xúc với hóa chất nh­ các công nhân tiếp xúc với niken, acsenic, crom, amiant…

2. Tổ chức học

Loại ung thư các xoang mặt phổ biến nhất là ung thư biểu mô lát (chiếm 80%), thường gặp thương tổn xuất phát từ niêm mạc bao phủ các xoang mặt và hốc mũi. Loại biểu mô của các niêm mạc trên là tế bào trụ có lông chuyển, ung thư­ xuất phát từ đó mang tính chất lát và do các xoang bị viêm nhiễm dẫn đến sự di sản tế bào lát và mang tính chất thật sự trạng thái tiền ung thư­. Loại ung thư­ biểu mô này nói chung hay gặp là hình thái một ung thư­ biểu mô dạng bì và ít khi có cầu sừng.

Còn loại ung thư­ liên kết (sacoma) thì ít gặp hơn và có nhiều chủng loại hơn. Đó là: sacoma sụn, sacoma xư­ơng, sacoma xơ (fibrosarcome), sacoma tuỷ, sacoma lư­ỡi…

3. Triệu chứng ung thư các xoang mặt

Triệu chứng ở mũi: hay gặp nhất, biểu hiện ở tắc ngạt mũi một bên, chảy mũi nhày lẫn chảy mủ hay lẫn máu, chảy máu cam.

Triệu chứng ở mắt: đau vùng hố mắt, nhãn cầu, chảy n­ước mắt, viêm túi lệ.

Triệu chứng biến dạng: mắt bị đẩy lồi, má bị đẩy phồng, rễ mũi bị dãn rộng, mất rãnh mũi má, cứng hàm… tuỳ theo vị trí và độ lan rộng của khối u.

Triệu chứng thần kinh: đau đầu, đau vùng trán mũi, tê bì vùng da mặt, mất khứu giác, giảm thị lực, mù…

Triệu chứng hạch cổ: thư­ờng xuất hiện ở giai đoạn muộn.

4. Phân loại ung thư các xoang mặt

Nhiều tác giả và các y văn trên thế giới đều dựa trên cơ sở giải phẫu, phôi thai học chia làm 3 loại:

Ung thư thượng tầng cấu trúc,

Ung thư trung tầng cấu trúc,

Ung thư hạ tầng cấu trúc.

5. Điều trị ung thư các xoang mặt

Điều trị bằng phẫu thuật:

Lựa chọn phương pháp phẫu thuật lệ thuộc vào vị trí lan rộng của ung thư. Với vùng thượng tầng kiến trúc, khi u chưa quá lan rộng có thể cắt một phần xương hàm trên, một phần thành dưới và thành trong hốc mắt cùng với xương chính của mũi bên bệnh. Với u vùng trung tầng: phần lớn bệnh nhân đến ở giai đoạn muộn nên nhiều tác giả chủ động cắt bỏ toàn bộ xương hàm trên. Còn đối với u hạ tầng kiến trúc căn cứ vào bệnh tích cụ thể mà tiến hành phẫu thuật bảo tồn (cắt một phần xương hàm trên).

Điều trị bằng tia xạ:

Là sự phối hợp quan trọng, có thể dùng hai cách: thông thường là tia xạ qua da Co 60 , lượng tia hàng ngày và tổng liều cũng giống như ung thư khác của vùng đầu mặt cổ, thờng 2Gy/ngày, mỗi tuần từ 1012Gy (trong 45tuần). Một số tác giả chủ trương đặt áp nguồn tia xạ vào ngay hố mổ, thường dùng nguồn Co 60 hay radium, gần đây nhiều người sử dụng indium 192 vì kinh nghiện cho thấy radium hay gây hoại tử xoang và nhiều biến chứng nặng.

Điều trị bằng hoá chất:

Hoá chất có thể sử dụng qua đường tĩnh mạch hoặc động mạch. Các hoá chất hay dùng là 5Fu, Bléomycin, Méthotrexate. Việc điều trị hoá chất trong điều trị phối hợp ung thư mũi xoang được trường phái Nhật bản hết sức quan tâm.

6. Kết quả điều trị

20 năm trước đây khi nói đến ung thư vùng mũi xoang nhất là khi khối u đã lan quá một vùng giải phẫu (quá một xoang) thì kết quả điều trị nói chung là xấu, hơn nữa phẫu thuật cắt bỏ xương hàm trên gây nhiều biến chứng và di chứng cho người bệnh nên tiên lượng xấu. Gần đây, nhiều tác giả đã có những nhận xét khả quan hơn do sự phối hợp điều trị giữa phẫu thuật, tia xạ và hoá chất.

Nếu điều trị bằng tia xạ đơn thuần : kết quả rất kém, theo Lederman trên 55 bệnh nhân ung th biểu mô xoang sàng thì chỉ có 5% sống quá 5 năm. Nhng theo Errington (1985), điều trị 43 bệnh nhân bị ung th vùng mũi xoang đã lan rộng (85% là T4) bằng neutron với năng lượng yếu (7,5 MeV) cho 17 bệnh nhân ung thư dạng biểu bì, 11 u trụ, 8 ung thư tuyến, 5 ung thư biểu mô chuyển tiếp, 1 ung thư biểu mô không biệt hoá và 1 u hắc tố ác tính thì kết quả kéo dài tuổi thọ 3 năm là 47% và 72%, còn sau 5 năm là 30% và 55%.Tác giả nhận xét rằng sở dĩ đạt được kết quả trên là do tính chất tổ chức học của u, do tác dụng của neutron so với photon với các tế bào thiếu oxy.

Nếu điều trị bằng phẫu thuật đơn thuần thì chỉ nên áp dụng đối với các khối u còn bé, cha lan ra vùng xoang hoặc các tổ chức lân cận. Kết quả tốt nhất là đối với loại ung thư biểu mô của hạ tầng cấu trúc, từ 3050% có thể sống hơn 5 năm.

Điều trị phối hợp: Nếu phối hợp điều trị phẫu thuật với tia xạ thì rõ ràng là kết quả đạt cao nhất so với hai phương pháp trên. Vấn đề là tia xạ trước hay phẫu thuật trước. Nhiều báo cáo cho thấy kết quả của tia trước hay phẫu thuật trước đều không khác nhau mấy. Lập luận của trường phái tia xạ trước là cốt làm bé lại khối u, nhất là tiêu diệt các bệnh ung thư rất bé ở rải rác xung quanh tổn thương chính mà mắt thường không thấy được và có thể lan toả ra xa trong khi phẫu thuật. Trường phái tia xạ sau khi mổ nhấn mạnh tính chất kháng tia của khối u đã lan vào xương, ngoài ra còn nhận xét rằng mổ trước thì vết mổ sẽ liền tốt hơn. Phối hợp tia xạ sau khi mổ là phương thức điều trị phổ biến.

Phối hợp phẫu thuật với tia xạ đối với ung thư biểu mô vùng mũi xoang nói chung có thể đạt kết quả sống trên 3 năm khoảng 55% và sau 5 năm khoảng 48% (viện Gustave Roussy ở Pháp năm 1990). Gần đây, nhiều tác giả Nhật bản (Yamashta, Sato, Sakai, Shibuya và cộng sự) đã có nhiều báo cáo nói rõ kết quả của việc sử dụng hoá chất (dùng một chất hay nhiều chất) phối hợp phẫu thuật và tia xạ đã nâng cao hiệu quả điều trị cũng như tránh được một phẫu thuật quá rộng (thay thế một phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ xương hàm trên bằng một phẫu thuật cắt bỏ một phần xương hàm) những kết quả này đang còn trong giai đoạn thực nghiệm và có nhiều ý kiến khác nhau, tuy nhiên việc sử dụng hoá chất được áp dụng rộng rãi ở nhiều nớc trong lĩnh vực này.