Thịnh Hành 5/2024 # Triệu Chứng Ung Thư Xương Ở Trẻ Em # Top 9 Yêu Thích

Tỷ lệ mắc ung thư xương ở trẻ em chiếm hơn 60% trong tổng số người bị bệnh này chính vì vậy nó là một vấn đề sức khỏe hết sức nghiêm trọng đối với trẻ em. Trẻ bị ung thư xương đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, nếu chữa khỏi, việc vận động sau này của trẻ cũng sẽ rất khó khăn. Do vậy việc phát hiện sớm triệu chứng ung thư xương là rất quan trọng.

1. Triệu chứng ung thư xương ở trẻ em

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư xương ở trẻ em là rất cao. Chỉ riêng vài năm trở lại đây, các ca ung thư xương đùi, xương chân dưới hay xương chân… của người nằm trong độ tuổi từ 10-18 chiếm đến 60% tổng số bệnh nhân. Vậy làm cách nào để phát hiện sớm ung thư xương ở trẻ nhỏ. Bởi căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con em mà còn tác động không nhỏ đến cuộc sống tương lai.

Dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em dễ nhận biết và phát hiện nhất chính là các cơn đau nhức. Những cơn đau này thường đi kèm hiện tượng sưng tấy. Chúng thường xuất hiện chủ yếu ở các khu vực như xương khớp chân hay cánh tay, gối.

Cơn đau này xuất hiện và biến mất một cách đột ngột, ngẫu nhiên mà không cần bất cứ biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, đây chỉ là cơn đau ở giai đoạn đầu, khi bệnh mới bắt đầu. Do đó, nếu không được điều trị, bệnh tiến triển nặng và nghiêm trọng hơn, cơn đau cũng do đó mà xuất hiện với tần suất và cường độ cao hơn nhiều.

Khi các tế bào ung thư phát triển mạnh, chúng sẽ xâm lấn vào khu vực mô mềm. Đồng thời tế bào này sẽ phá vỡ cấu trúc da gây nên tình trạng chảy máu. Đặc biệt, ở trẻ em, do ý thức chưa được cao nên việc bết thương viêm nhiễm là rất lớn. Điều này khiến người bệnh phải chịu đựng sự mệt mỏi và đau đớn.

Bên cạnh đó, ở một số trẻ sẽ xuất hiện thêm dấu hiệu ung thư xương như căng cứng cơ, khớp. Nó cũng gây ra cảm giác đau đớn và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại ở trẻ. Thêm vào đó, cơn đau cũng thường xuyên xuất hiện khi trẻ nghỉ ngơi, ngủ dẫn đến tình trạng mất ngủ, kiệt sức.

Thời gian đầu, những khối u do ung thư xương gây ra sẽ có dạng cứng chắc và bề mặt nhẵn bóng. Khi chạm vào, chúng không hề gây ra cảm giác đau đớn.

Tuy nhiên, khi bệnh nặng hơn, khối u cũng lớn hơn và sẽ dần biến dạng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức phần mềm và mạch máu nằm dưới da. Chính vì vậy, lúc này vùng da nổi khối u sẽ có màu hồng và ấm, lộ mạch máu nhỏ so với các khu vực khác. Điều này là do da bị căng do máu bị tụ.

Ngoài hai dấu hiệu điển hình kể trên, ung thư xương còn có nhiều dấu hiệu khác nữa. Tùy tình trạng thể lực, giai đoạn bệnh, kích thước và khu vực phát triển u xương ác tính ở trẻ mà các biểu hiện này có thể xuất hiện hoặc không. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe của con em. Cụ thể như sau:

– Trẻ đi lại, vận động khó khăn, có dấu hiệu đi không vững, tập tễnh

– Khả năng vận động, chạy nhảy kém

– Chân tay hay các khu vực khác trên cơ thể xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân

– Dễ bị đau, tổn thương khi bị ngã hay va chạm nhẹ

– Cơ thể mệt mỏi, lười vận động

– Sốt cao, kén ăn, sụt cân không rõ lý do

– Trẻ không còn năng động, ưa chạy nhảy, vui đùa như trước

Những triệu chứng này không phải luôn luôn gây ra bởi xương. Trên thực tế, chúng thường được gây ra bởi một tình trạng ít nghiêm trọng hơn.

2. Các giai đoạn của ung thư xương

Ung thư có hai nhóm giai đoạn chính, giai đoạn đầu và giai đoạn sau.

Giai đoạn đầu tiên của ung thư xương gồm giai đoạn I và giai đoạn II.

Giai đoạn I: ung thư phát triển chỉ trong xương, chưa lan sang các khu vực khác của cơ thể. Sau khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết, xác định ung thư xương giai đoạn I thuộc cấp độ nhẹ, không quá nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị đúng cách.

Giai đoạn II: cấp độ trung bình, ung thư phát triển giới hạn ở trong xương, chưa lan ra hạch bạch huyết xung quanh hay các vị trí khác của cơ thể. Ở giai đoạn II, bệnh ung thư xương vẫn có tiên lượng tương đối tốt.

Giai đoạn III: ung thư xương xuất hiện ở 2 hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cùng một xương và đã lan ra bề mặt của xương nhưng chưa phát triển hay xâm lấn vào các hạch bạch huyết xung quanh xương hoặc các mô lân cận.

Giai đoạn IV: ung thư đã lan rộng từ xương ra các hạch bạch huyết, mạch máu lớn để di căn đến gan, não, phổi,…

3. ĐIều trị bệnh ung thư xương

Phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên nhất để chữa trị ung thư bởi nó có thể giải quyết tận gốc khối u, mang lại sự sống mới cho người bệnh, vậy nên ung thư xương không phải là ngoại lệ.

Có thể nói phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất với ung thư xương. Vì căn bệnh này có thể tái phát gần vị trí ban đầu nên phẫu thuật sẽ giúp lấy bỏ khối ung thư một niềm mô lành xung quanh nó.

Nếu ung xương xảy ra ở một cánh tay hay chân, bác sĩ sẽ lấy u và một vùng mô lành xung quanh u.

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc điều trị ung thư xương để giết chết tế bào ung thư đang phân chia. Thuốc có thể uống hoặc tiêm vào cơ hay mạch máu, và thường được kết hợp với những phương pháp điều trị bệnh ung thư khác để tăng hiệu quả điều trị.

Hóa trị có thể được dùng để thu nhỏ khối u hỗ trợ cho việc phẫu thuật, hoặc được dùng để tiêu diệt những tế bào còn sót lại hậu phẫu thuật và phòng ngừa tái phát trở lại.

3.3. Xạ trị

Các bác sĩ sẽ dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Trong vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hay dưỡng đường mỗi ngày để xạ trị. Thời gian điều trị thường kéo dài 5 ngày một tuần, trong vòng 5 đến 8 tuần. Xạ trị ít hiệu quả với điều trị ung thư xương nên chỉ là giải pháp phối hợp trong điều trị ung thư xương trẻ em.

4. Phòng ngừa bệnh ung thư xương tái phát và mắc mới ung thư

Ung thư xương là một căn bệnh nguy hiểm khi mà nó có thể dễ dàng lấy đi một bộ phận trên cơ thể bạn cho dù có thể điều trị kịp thời và chữa khỏi bệnh. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh một cách chủ động là giải pháp tối ưu để bảo vệ cơ thể.

Việc phòng ngừa tái phát và mắc mới ung thư xương có những điểm chung như sau:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Khẩu phần bổ sung canxi, magie và stronti; giảm lượng chất béo, tăng cường trái cây, rau xanh, ăn nhiều cá..

Duy trì lối sống khỏe mạnh: tránh xa khói thuốc, thường xuyên giải tỏa căng thẳng..

Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Tập thể dục thể thao thường xuyên làm tăng khả năng miễn dịch, giúp xương luôn chắc khỏe.

Tránh tiếp xúc với hóa chất

Cảnh giác với nguy cơ mắc bệnh như dấu hiệu, tiền sử bệnh gia đình.

Ở độ độ tuổi này, trẻ không thể tự mình ý thức hay nhận biết được những vấn đề nghiêm trọng mà mình sẽ phải đối diện. Bởi vậy, các bậc phụ huynh, cha mẹ, ông bà cần phải nắm rõ triệu chứng ung thư xương ở trẻ để phát hiện kịp thời. Hãy tìm hiểu và trò chuyện với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời để bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ.