Xem Nhiều 5/2024 # Ung Thư Vòm Họng Là Bệnh Gì? Triệu Chứng & Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 1 Yêu Thích

Ung thư vòm họng xảy ra ở vòm họng (phần trên của họng phía sau mũi). Ung thư vòm họng là một dạng hiếm của ung thư đầu cổ và thường xuyên xảy ra hơn ở Đông Nam Á.

hát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm sẽ rất khó khăn đối với bác sĩ. Nguyên nhân là vì rất khó để khám vùng mũi họng và triệu chứng của ung thư vòm họng giống một số bệnh khác. Ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Nó thông qua mô, hệ thống bạch huyết và máu. Di căn phổ biến nhất là xương, phổi và gan.

Bệnh gồm có 4 giai đoạn, giai đoạn càng ít thì khả năng ung thư di căn đến các cơ quan khác càng thấp, bao gồm:

Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu của ung thư vòm họng

Giai đoạn 2: Giai đoạn trung gian của ung thư vòm họng

Các giai đoạn 3 và 4: Giai đoạn tiến triển và giai đoạn cuối của ung thư vòm họng

Triệu chứng của cả hai bệnh này đều rất giống nhau nên rất khó để phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng. Tuy nhiên ung thư vòm họng có sự khác biệt như sụt cân nhanh nhưng cũng thường rất mờ nhạt. Tuy vậy điều khác biệt lớn nhất chính là thời gian kéo dài triệu chứng. Nếu triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần, thì bạn nên đi bác sĩ để có kết quả chính xác.

Viêm họng và ung thư vòm họng đều có triệu chứng là đau rát cổ họng. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này lại khác nhau.

Các triệu chứng của giai đoạn đầu ung thư vòm họng rất mờ nhạt và rất khó phát hiện. Các triệu chứng của căn bệnh chỉ biểu hiện khi bệnh đã bước đến giai đoạn nặng hơn. Bên cạnh đó chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ suy giảm rất nhiều. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là đi tầm soát ung thư một năm ít nhất 2 lần.

Yếu tố môi trường: Những yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến vòm họng của bạn. Gồm điều kiện vi khí hậu, khói bụi. Còn có ở tình trạng ô nhiễm cùng với tập quán ăn uống như ăn cá muối, ăn tương, cà và các chất mốc,… bởi các thứ này có chứa Nitrosamine là chất gây ung thư.

Do virus Epstein Barr (EBV): Các nhà khoa học đã phát hiện được bộ gen của virus Epstein Barr trong tế bào của khối u vòm họng và trong huyết thanh của bệnh nhân ung thư vòm họng. Đồng thời hiệu giá kháng thể IgA kháng VCA-EBV rất cao ở bệnh nhân mắc ung thư vòm họng. Trong khi đó kháng thể này lại rất thấp hoặc không có ở người bình thường hoặc bị các bệnh ung thư khác.

Yếu tố gen di truyền: Theo một số tác giả thì người cùng huyết thống có khả năng cùng mắc bệnh ung thư vòm họng. Các nhà khoa học đã tìm thấy khoảng 30 gen ung thư nội sinh. Bình thường, các gen này ở trạng thái nằm im. Một khi cơ thể có một cơ chế cảm ứng nào đó, chúng sẽ thúc đẩy phát triển tạo thành ung thư.

Khàn tiếng: Bệnh ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển có thể gây ảnh hưởng đến các dây thanh âm, khiến cho bệnh nhân bị khàn tiếng.

ENZYM GOLD 6+ – Kích Thích Trẻ Ăn Ngon Miệng. Hãy tìm hiểu ngay

Với sự nguy hại và mức độ ngày càng phổ biến của bệnh ung thư vòm họng, nhiều người lo ngại rằng căn bệnh này có thể lây từ người sang người. Vậy tiếp xúc với người bị ung thư vòm họng có lây không? Câu trả lời là không.

Bệnh ung thư vòm họng không phải là bệnh truyền nhiễm, nên không có khả năng lây nhiễm trực tiếp. Bệnh chỉ có thể lây một cách gián tiếp thông qua vi rút HPV – virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Virus HPV có thể lây truyền thông qua việc quan hệ tình dục với người bị bệnh, quan hệ tình dục bằng miệng.

Ung thư vòm họng là một tình trạng phổ biến, nhưng khá hiếm so với các loại ung thư khác. Ung thư vòm họng có nhiều khả năng xảy ra ở nam giới hơn phụ nữ. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng, chẳng hạn như:

Giới tính: nam giới thường có nguy cơ cao mắc bệnh này;

Chủng tộc: loại ung thư này thường xuất hiện ở các khu vực Trung Quốc, Đông Nam Á và Bắc Phi;

Tuổi tác: bệnh thường xảy ra ở người lớn trong độ tuổi từ 30 và 50;

Những thực phẩm chứa muối: chế độ ăn nhiều cá và thịt muối khi còn trẻ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn;

Bệnh sử gia đình: nếu thành viên trong gia đình bị ung thư vòm họng, nguy cơ bạn mắc bệnh sẽ tăng lên;

Rượu và thuốc lá: nếu bạn uống hoặc hút một lượng lớn các chất này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật sau đây:

Khám sức khỏe và bệnh sử: bác sĩ sẽ khám tổng quát cơ thể để kiểm tra các dấu hiệu chung về sức khỏe, bao gồm kiểm tra các dấu hiệu bệnh như sưng các hạch bạch huyết ở cổ hoặc bất cứ điều gì khác mà trông không bình thường. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về bệnh sử và các phương pháp từng điều trị;

Sinh thiết: bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi để xem các tế bào hoặc mô nhằm kiểm tra các dấu hiệu bệnh ung thư. Bác sĩ thường lấy các mẫu mô trong khi nội soi mũi;

Xét nghiệm: bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), X-ray.

Bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm khác như kiểm tra virus Epstein-Barr (EBV), kiểm tra thính giác.

Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

Xạ trị là cách sử dụng năng lượng cao từ các tia X và proton để đưa bức xạ tới những tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.

Xạ trị được thực hiện bởi một cỗ máy lớn từ ngoài cơ thể bạn (bức xạ chùm ngoài). Có thể sử dụng xạ trị từ các hạt phóng xạ nhỏ được đặt bên trong cơ thể bệnh nhân, gần ung thư (xạ trị).

Đối với người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu, xạ trị là phương pháp điều trị hữu hiệu. Đối với người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn III, IV, xạ trị cần được kết hợp với hóa trị hoặc phẫu thuật.

Phẫu thuật ung thư vòm họng giai đoạn đầu. Các khối u ung thư giới hạn ở bề mặt của cổ họng hoặc dây thanh âm thường được điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Bác sĩ sẽ chèn một ống nội soi rỗng vào cổ họng và chuyển dụng cụ phẫu thuật đặc biệt (laser) qua đó. Sử dụng những công cụ này, bác sĩ sẽ cạo, cắt ra hoặc dùng laser làm bay khối u ung thư.

Phẫu thuật loại bỏ tất cả hoặc một phần thanh quản. Với những khối u nhỏ hơn, bác sĩ sẽ loại bỏ phần thanh quản bị ảnh hưởng bởi ung thư. Nếu như để lại càng nhiều thanh quản không bị ảnh hưởng càng tốt. Với các khối u lớn hơn, sẽ cần phải loại bỏ toàn bộ thanh quản. Khí quản sau đó được gắn vào một lỗ khí trong cổ họng để thở.

Phẫu thuật cắt bỏ một phần cổ họng. Ung thư vòm họng nhỏ hơn sẽ chỉ cần loại bỏ các phần nhỏ của cổ họng khi phẫu thuật. Những bộ phận được loại có thể được dựng lại và cho phép bạn nuốt thức ăn như bình thường. Bác sĩ có thể tái tạo lại cổ họng để cho phép nuốt thức ăn.

Phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết ung thư (mổ bóc tách cổ). Nếu ung thư vòm họng đã lan sâu trong cổ họng, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để loại bỏ một số hạch bạch huyết để xem chúng có chứa tế bào ung thư không.

Trong quá trình phẫu thuật có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng. Các biến chứng khác như khó nói hoặc nuốt sẽ phụ thuộc vào từng loại phẫu thuật bạn đã thực hiện.

Hóa trị là cách sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị thường được sử dụng cùng với xạ trị để điều trị ung thư về vòm họng. Một số loại thuốc hóa trị khiến cho các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với xạ trị. Tuy nhiên khi kết hợp hóa trị với xạ trị sẽ làm tăng tác dụng của cả hai phương pháp điều trị này.

Thuốc tây điều trị căn bệnh này bằng cách tận dụng các điểm yếu trong tế bào ung thư. Nó giúp kìm hãm sự phát triển của các tế bào này.

Ví dụ, thuốc Cetuximab (Erbitux) điều trị ung thư vòm họng. Cetuximab ngăn chặn hoạt động của loại protein có trong nhiều loại tế bào ung thư.

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh ung thư này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Hệ quả của việc xạ trị cho ung thư vòm họng là khô miệng. Việc này dẫn tới nhiễm trùng thường xuyên trong miệng. Nó sẽ gây khó khăn trong ăn, nuốt, nói và các vấn đề về sức khỏe răng miệng.

Đánh răng nhiều lần mỗi ngày. Nên sử dụng loại bàn chải lông mịn nếu miệng của bạn quá nhạy cảm.

Dùng dung dịch nước muối ấm để súc miệng sau bữa ăn. Pha dung dịch nước ấm, muối và baking soda và súc miệng bằng dung dịch này sau mỗi bữa ăn;

Giữ miệng ẩm bằng nước hoặc kẹo không đường. Uống nước cả ngày để giữ miệng ẩm. Hãy thử dùng kẹo cao su hoặc kẹo không đường để kích thích miệng sản xuất nước bọt;

Chọn thực phẩm ẩm. Tránh các loại thực phẩm khô. Bạn nên làm ẩm thực phẩm khô với nước sốt, nước thịt, nước dùng, bơ hoặc sữa;

Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit hoặc cay. Bạn nên chọn những món ăn không gây kích ứng miệng và tránh đồ uống có chứa caffein và cồn.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị khô miệng. Bác sĩ có thể cung cấp các phương pháp điều trị để giúp bạn đối phó với các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Bạn cũng có thể đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để chọn những loại thức ăn phù hợp khi đang bị khô miệng.

Nguồn: Phúc Nguyên Đường