Đề Xuất 5/2024 # Tìm Hiểu: Ung Thư Dạ Dày Di Căn Đến Những Cơ Quan Nào Trên Cơ Thể? # Top 3 Yêu Thích

1. Thế nào ung thư dạ dày di căn?

Ung thư dạ dày được hình thành khi trong dạ dày có chứa các gen bị đột biến, các gen này phát triển nhanh chóng và không kiểm soát được lan rộng ra các mô xung quanh dưới dạng, dưới dạng khối u ác tính làm tổn thương dạ dày và được gọi là tế bào ung thư.

Ung thư dạ dày di căn xảy ra khi các tế bào ung thư đi theo các đường bạch huyết lan rộng đến những cơ quan khác, đây còn được gọi là ung thư giai đoạn cuối. Nếu không chữa trị kịp thời, các tế bào ung thư sẽ phát triển nhanh chóng và di căn đến các cơ quan lân cận dạ dày gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Theo số liệu của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng 10.400 người ung thư dạ dày được phát hiện, tỉ lệ tử vong của căn bệnh này lên tới 8000 ca/ năm trên tổng số 11000 ca mắc mới/năm, dự báo tăng lên khoảng 11.500 ca vào năm 2024. Ung thư dạ dày xếp thứ 3 trong số các bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam do tỷ lệ phát hiện sớm bệnh rất thấp. Phần lớn người bệnh không được tầm soát kịp thời khi đến bệnh viện điều trị đều ở giai đoạn cuối.

2. Ung thư dạ dày di căn đến cơ quan nào trên cơ thể?

2.1. Ung thư dạ dày di căn sang gan

Gan là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể, vừa đảm nhiệm chức năng ngoại tiết và nội tiết; vừa là kho dự trữ của nhiều chất đồng thời cũng là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể, khi các tế bào ung thư dạ dày di căn sang gan, sức khỏe người bệnh lúc này suy yếu, do các khối u lớn thâm nhập và chèn ép vào gan. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng chướng bụng, buồn nôn, nôn ra máu, da vàng, mắt vàng, sốt, đổ mô hôi nhiều, chán ăn, sút cân, đại tiện ra máu, đau tức bụng phần phía trên rốn, gan bị cứng lại. Để điều trị cho bệnh nhân, biện pháp điều trị là dùng phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ khối u di căn sang gan bên cạnh đó có thể sử dụng phương pháp hóa, xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư nhằm kéo dài tuổi thọ, giảm đau đớn cho bệnh nhân.

2.2. Ung thư dạ dày di căn sang phổi

Ở giai đoạn đầu thường bệnh nhân rất khó phát hiện dấu hiệu di căn. Tuy nhiên, khi tế bào di căn triệu chứng của bệnh xuất hiện các dấu hiệu như cơ thể bị suy nhược, ho, nôn ra máu diễn ra thường xuyên, mệt mỏi, căng thẳng, hay cáu gắt, đau và tức ngực, thắt ngực bất thường, chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, đại tiện ra máu. Để điều trị cho bệnh nhân, phương pháp chủ yếu dùng phương pháp hóa, xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư di căn, hình thức phẫu thuật không thể áp dụng đối với trường hợp di căn sang phổi, hóa trị và xạ trị không điều trị khỏi dứt điểm cho bệnh nhân và chỉ giúp kéo dài sự sống 1 – 2 năm cho bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong khi di căn sang phổi rất cao.

Thường xảy ra trong trường hợp tế bào ung thư từ ổ nguyên phát di căn đến xương bao gồm xương cẳng tay, xương sống, xương sườn, xương sọ, xương chậu… làm cho người bệnh khó vận động, đau nhức xương, dẫn đến việc sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện các biểu hiện như đau nhức các khớp xương ở chân, tay, lưng, các khớp xương sưng phù, bụng lúc nào cảm thấy chướng, đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu, táo bón, sút cân nhanh chóng, tăng đột ngột lượng canxi trong máu, hay quên, giảm trí nhớ, giảm tiểu cầu…Phương pháp điều trị cho bệnh nhân di căn giai đoạn này, dùng các thuốc kháng sinh, chống viêm để giảm các cơn đau xương hoặc sử dụng hình thức phóng xạ, xạ trị hoặc liệu pháp quang động học để điều trị, các phương pháp này chủ yếu giảm các cơn đau cho bệnh nhân và kéo dài sự sống.

2.4. Ung thư dạ dày di căn sang não

Trên cơ thể não bộ là cơ quan quan trọng nhất và có cấu tạo phức tạp để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người, do đó khi tế bào ung thư dạ dày di căn sang não, người bệnh có những triệu chứng: đau đầu thường xuyên, giảm trí nhớ, thị lực kém, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, ăn vào nôn ra, tinh thần rối loạn, dễ bị động kinh, không kiểm soát được hành động. Phương pháp điều trị cho bệnh nhân chủ yếu là dùng các loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng, kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Việc chữa khỏi là không thể, tỷ lệ tử vong rất cao, tuy nhiên người bệnh ở giai đoạn này cần giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress, xây dựng chế độ ăn uống khoa học.

2.5. Ung thư dạ dày di căn sang hạch

Khi các tế bào ung thư dạ dày di căn theo đường bạch huyết lây lan sang hạch, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các hạch ở vùng cổ, ngực, háng, kèm theo các biểu hiện đau sưng, có thể vỡ ra gây viêm loét trầm trọng, hạch bạch huyết, nổi u cục cứng, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sụt cân, đại tiện ra máu, chướng hơi, đầy bụng, trường hợp không được điều trị kịp thời hạch sẽ di chuyển khắp cơ thể. Phương pháp điều trị dùng phương pháp: phẫu thuật, hóa, xạ trị để loại bỏ,tiêu diệt tế bào ung, đồng thời sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng để ngăn chặn sự lây lan của khối u để kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

2.6. Ung thư dạ dày di căn sang buồng trứng

Đây là hiện tượng khối u xuất hiện ở buồng trứng, nơi sản sinh ra tế bào trứng đồng thời tiết ra hormone giới tính nữ là estrogen và progesterone. Triệu chứng người bệnh thường bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như kinh nguyệt không đúng ngày, đau bụng khi hành kinh, táo bón, đại tiện ra máu, đau dạ dày, đau vùng xương chậu, vùng bụng dưới, mệt mỏi, chướng bụng, khó tiêu, chán ăn. Phương pháp điều trị dùng phương pháp phẫu thuật, hóa, xạ trị để tiêu diệt khối u, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Ngoài những bộ phận phổ biến trên thì ung thư dạ dày còn di căn sang các bộ phận khác như tuyến tụy, đại tràng hay phúc mạc…

Để phòng tránh, hạn chế nguy cơ ung thư dạ dày di căn sang các cơ quan trên cơ thể, ngay từ khi phát hiện bệnh, người bệnh cần nên tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ, để có những phương pháp điều trị ngay lập tức và kịp thời. Tránh được những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng đến cuộc sống, tốn kém chi phí. Đồng thời, theo các chuyên gia y tế cho biết, đối với những bệnh nhân ung thư dạ dày cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, giữ vững tâm lý vui vẻ sẽ giúp người bệnh kéo dài được sự sống.