Đề Xuất 5/2024 # Trung Tâm Y Học Hạt Nhân Và Ung Bướu # Top 3 Yêu Thích

Tôi vừa được xuất viện, trở lại làm việc bình thường trong tình trạng sức khoẻ hồi phục rất tốt sau hơn 2 tháng điều trị ung thư thực quản giai đoạn 3 – 4 tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai (TTUBBM).

Sự tuyệt vọng

Tôi vốn bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hẹp 4 khúc thân mạch vành, bloc nhánh trái hoàn toàn… Tháng 11/2009, tôi nuốt bị nghẹn, bệnh cảnh ngày một tăng dần. Loanh quanh các bệnh viện với nhiều chẩn đoán khác nhau: bị viêm loét thực quản, bị trào ngược dạ dày, bị chèn ép dây thần kinh số 9…(?) rồi tôi bị ru ngủ bởi một kết quả chụp Xquang có uống thuốc cản quang kết luận rằng tôi “không có u cục gì”. Thật đáng tiếc tôi không được chỉ định nội soi sớm, loay hoay mất gần nửa năm, chứng nuốt nghẹn ngày càng tồi tệ hơn, thậm chí đã đến lúc… nuốt sữa cũng bị nghẹn!

Bệnh nhân Phan Huy Tường đang được xạ trị trên máy gia tốc điều biến liều (từ trái sang phải: BS. Phạm Văn Thái và KTV Đỗ Trình Sa). Ảnh: Kim Vinh

Cho đến ngày “nguyệt tận” của tháng 4 tôi mới đi làm nội soi và bấm sinh thiết ở Bệnh viện 108, kết quả là tôi đã bị ung thư biểu mô vảy không sừng hoá. Tôi vô cùng hoảng hốt những mong đó không phải là sự thật. Tôi làm tiếp nội soi và lấy vi thể, lần này Bộ môn Giải phẫu bệnh Đại học Y Hà Nội vẫn có chung một kết luận như vậy. Gần nửa năm vòng vo, lại thêm chờ đợi hết một kỳ nghỉ lễ dài ngày, tôi hốt hoảng chạy đua thục mạng với nguy cơ di căn.

Một số vị trong ngành y khuyên tôi phải mổ vì may mà khối u của tôi ở 1/3 thực quản dưới và chỉ có thể mổ vì ung thư biểu mô thực quản xạ trị không ăn thua gì!?

Thế là xác định tôi phải mổ (nghe đâu phải cắt bỏ phần thực quản dưới nối với ruột non, bỏ qua dạ dày vì khối u của tôi sát với dạ dày nối dễ bị dò). Vị giáo sư nổi tiếng là người cầm dao mổ hàng đầu của ta hiện nay nhận lời mổ cho tôi, nhưng tôi phải vượt qua được 7 cuộc “sát hạch” sức khoẻ nghiệt ngã trước mổ tại các bệnh viện: Việt Đức, Đại học Y, K và Bạch Mai. Cuối cùng tôi “thi trượt”, không mổ được vì bị vôi hoá mạch vành.

Phẫu trị không được, xạ trị không xong, lúc này tâm trạng tôi hoảng loạn đến tột đỉnh. Lâm bệnh thì phải vái tứ phương, tôi nhờ người thân đi tìm “cao thủ” tư vấn thì nhận được câu trả lời xanh rờn: “Đã ung thư lại còn bị xơ vữa mạch vành thì chữa gì nữa, thôi hãy ở lại vui vẻ với gia đình vài tháng nữa thôi”. Tìm đến “dương trợ” thì như vậy, quá tuyệt vọng, tôi tìm đến “âm phù” thì lại đụng phải một ông thầy tử vi phán như đinh đóng cột: “Không qua khỏi tháng 5 này đâu”?!

Gặp thầy gặp thuốc

Cả nhà lo sốt vó, sục sạo trên mạng, tình cờ tìm được trang web chúng tôi thì được biết Trung tâm Ung bướu Bạch Mai đang sở hữu những máy móc tối tân ứng dụng các thành tựu y học công nghệ cao và đã điều trị thành công nhiều ca ung thư thực quản. Ngay lập tức tôi xin nhập viện trong tâm trạng không mấy tin tưởng và ngao ngán trước tình trạng quá tải và cơ sở vật chất thiếu thốn!

Ngay ngày hôm sau, tôi được chụp kiểm tra bằng máy PET/CT. Đây là một công nghệ cao, giá cũng cao ngất ngưởng: 28.200.000đ/lần chụp, chưa được trừ bảo hiểm. Lúc này tôi đang ở trong tình trạng sắp “chết đói” vì thực quản đã bị bít chặt lại rồi, hoặc phải mở thông dạ dày ăn qua đường ống sonde hoặc phải đặt stent nong thực quản!

Ngay khi nhập viện, tôi được các chúng tôi tại Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai giải thích và thông báo cho biết tôi sẽ được áp dụng những kỹ thuật xạ trị hiện đại có sử dụng hình ảnh của PET/CT (Positron Emission Tomography) để làm mô phỏng và lập kế hoạch xạ trị trên máy gia tốc với kỹ thuật xạ trị điều biến liều (Intensity Modulated Radiation Therapy – IMRT). Qua tìm hiểu, tôi được biết những công nghệ cao này chỉ có thể thực hiện được ở một số nước phát triển, một số nước trong khu vực châu Á cũng chưa tiến hành được kỹ thuật đó. Vậy mà Trung tâm Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai của ta đã làm chủ được kỹ thuật hiện đại này. May mà tôi đã bỏ kế hoạch đi Singapore hay Quảng Châu theo gợi ý của một số người, nếu không thì đã mất toi tiền tỷ! Bởi vì rõ ràng ở Bệnh viện Bạch Mai chẳng thua kém gì nếu không muốn nói là có phần hơn (trừ điều kiện cung cấp dịch vụ y tế).

Hình ảnh khối u thực quản trước

điều trị trên phim chụp PET/CT. Sau điều trị không còn khối u.

Tôi được xạ trị trên máy gia tốc điều biến liều với liệu trình 30 mũi, liên tục 6 mũi/1tuần từ một kế hoạch xạ trị trên toạ độ mô phỏng mà chùm tia xạ được tính toán chính xác đến từng milimet. Đến mũi thứ 25, tôi bắt đầu cảm thấy nuốt đỡ nghẹn, càng về sau càng “thông thoáng” từng ngày. Hết liệu trình, tôi ăn uống trở lại gần như bình thường. Tôi đã được kiểm tra tổng thể phần tim mạch sau xạ trị, kết quả cho thấy không hề hấn gì, nghĩa là tôi đã được các giáo sư, bác sĩ ở đây điều trị với một kế hoạch xạ trị tài tình đến mức không gây tổn thương cho các tế bào lành khi mà khối u của tôi khu trú tại một vùng đặc biệt nhạy cảm như ở vùng trung thất.

Kết thúc liệu trình xạ trị, ngày 21/7/2010, kết quả PET/CT kiểm tra lần cuối cho thấy khối u của tôi đã tan hết, không còn tìm thấy dấu vết tế bào ung thư trong cơ thể!

Như vậy, chỉ trong vòng 9 tuần lễ, tôi đã được Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai cứu thoát khỏi căn bệnh ung thư được coi là nan y mà hầu như không có phản ứng phụ gì.

Thay lời kết

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

– chúng tôi Đỗ Doãn Lợi (Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai).

– chúng tôi Mai Trọng Khoa (Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu BVBM).

– chúng tôi nội trú Phạm Văn Thái và kỹ sư vật lý Trần Văn Thống.

– KTV xạ trị máy gia tốc điều biến liều Đỗ Trình Sa và cộng sự.

– chúng tôi Nguyễn Thị The, chuyên gia đọc hình ảnh PET/CT. Và các y tá, CBCNV khác của trung tâm

Thành công kỳ diệu ngoài sức tưởng tượng này có được do những thành tựu y học hiện đại, công nghệ cao điển hình là máy chụp PET/CT và máy xạ trị gia tốc điều biến liều mà TTUBBM đang sở hữu và các giáo sư, bác sĩ ở đây đã chứng tỏ đầy đủ bản lĩnh của mình trong ứng dụng điều trị. Đáng tiếc là giá thành quá cao, nếu không được chi trả bảo hiểm y tế thì sẽ thiệt thòi cho nhiều người bệnh vì họ ít có cơ hội được tiếp cận với công nghệ cao này.

Nhân đây, là người trong cuộc, tôi thiết tha đề nghị Liên Bộ Y tế -Tài chính cần xem xét chi trả bảo hiểm cho các dịch vụ công nghệ cao trong điều trị bệnh ung thư ngõ hầu dành nhiều cơ hội sống sót cho nhiều người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân nghèo.

Tôi cũng xin lạm bàn đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét nâng cấp Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu Bạch Mai lên một tầm quy mô mới để tương xứng với năng lực và những thành tựu rực rỡ mà Trung tâm đã đạt được và đó cũng là kỳ vọng của đông đảo người bệnh, nhất là trong tình trạng quá tải như hiện nay.

Qua bài viết, tôi muốn nhắn gửi đến những người không may mắc phải căn bệnh ung thư quái ác này hãy bình tĩnh, hãy tin rằng ung thư không còn là căn bệnh nan y, hoàn toàn có thể chữa khỏi, hoàn toàn có thể “cải tử hoàn sinh” với chất lượng sống được cải thiện rõ rệt.

Phan Huy Tường