Xem Nhiều 5/2024 # Dinh Dưỡng Cho Người Đang Điều Trị Bệnh Ung Thư Xương # Top 0 Yêu Thích

Ung thư xương là bệnh lý xuất hiện khi có những tế bào biến đổi gene phát triển trong xương. Những tế bào này không chịu sự kiểm soát của cơ thể mà liên tục phân chia, tăng trưởng không ngừng, tập hợp lại với nhau tạo thành khối u ác tính có khả năng xâm lấn các mô xung quanh và di căn đến nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư xương đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Quá trình điều trị có thể làm thay đổi các tác động của một số thực phẩm đến cơ thể, vì vậy bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.

Ung thư xương là bệnh lý xuất hiện khi có những tế bào biến đổi gene phát triển trong xương. Những tế bào này không chịu sự kiểm soát của cơ thể mà liên tục phân chia, tăng trưởng không ngừng, tập hợp lại với nhau tạo thành khối u ác tính có khả năng xâm lấn các mô xung quanh và di căn đến nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư xương đóng một vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Quá trình điều trị có thể làm thay đổi các tác động của một số thực phẩm đến cơ thể, vì vậy bạn cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.

Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe mỗi người, từ người khỏe mạnh đến những người đang chiến đấu với các bệnh lý nguy hiểm, nhất là ung thư xương. Khi mắc ung thư xương, triệu chứng của bệnh, tâm lý chán nản, tuyệt vọng hoặc các phương pháp điều trị đều có thể ảnh hưởng đến vị giác và sự thèm ăn của bệnh nhân, khiến người bệnh không muốn ăn, sụt giảm cân nặng và sức khỏe nhanh chóng.

Thực phẩm bạn ăn trước và trong khi điều trị ung thư xương có thể rất khác với những món ăn bạn thường ăn. Mục tiêu của chế độ này là giúp bạn giữ cân nặng ổn định. Cần ghi nhớ rằng bạn phải ăn, ngay cả khi không cảm thấy khỏe.

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Người Ung Thư Xương Trước Khi Điều Trị

Dinh dưỡng trước điều trị ung thư xương có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp người bệnh có sức khỏe và thể trạng tốt nhất để bắt đầu thực hiện các biện pháp chữa trị bệnh sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Chế độ ăn uống nên bao gồm:

Các loại thực phẩm giàu protein như các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt, gia cầm, cá, đậu, các loại đậu và các loại hạt.

Các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao như bơ và bơ thực vật, các sản phẩm từ sữa, nước sốt, nước thịt, nước sốt xà lách và các loại trái cây

Phẫu thuật. Cơ thể của bạn cần thêm calo và protein để chữa lành và hồi phục. Bạn hãy ăn bất cứ khi nào cảm thấy thèm ăn, nhưng đừng buồn nếu tác dụng phụ do phẫu thuật làm cho bạn khó ăn. Bạn nên chia các bữa ăn nhỏ và ăn nhẹ thường xuyên, uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Xạ trị. Khi trải qua xạ trị, bạn nên cố gắng ăn ít nhất một giờ trước mỗi lần điều trị. Ăn các bữa ăn nhỏ, thường xuyên thay vì ba bữa ăn lớn, đặc biệt là nếu bạn thấy thức ăn không ngon, gây tiêu chảy hoặc đau. Nếu sự thèm ăn có xu hướng tốt hơn vào một số thời điểm nhất định trong ngày, hãy thay đổi giờ phù hợp cho bữa ăn chính.

Hóa trị. Buồn nôn do các thuốc sử dụng trong hóa trị liệu có thể làm cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy thèm ăn và cảm thấy khỏe mạnh, hãy tận dụng để ăn được nhiều hơn. Khi không khỏe, bạn hãy thử ăn ít lại, ăn thường xuyên hoặc ăn nhẹ. Tránh thức ăn chiên rán hoặc dầu mỡ. Protein có thể giúp tăng cường năng lượng chống lại sự mệt mỏi thường đi kèm với hóa trị.

Chế Độ Dinh Dưỡng Sau Khi Điều Trị Ung Thư Xương

Khi điều trị ung thư xương kết thúc, bạn sẽ cần phải chuyển sang chế độ ăn uống đơn giản hơn. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lập kế hoạch ăn uống hợp lý và lành mạnh bao gồm:

Ăn ít nhất 5 – 7 phần trái cây và rau quả mỗi ngày, bảo đảm ăn nhiều loại rau khác nhau.

Ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc.

Ăn ít chất béo trong bữa ăn; chọn cách nấu thực phẩm với lò nướng hoặc hấp luộc thay vì chiên rán.

Dùng sữa ít chất béo và các sản phẩm từ sữa.

Bạn cũng có thể giải quyết một số tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng, gồm:

Vitamin tổng hợp có chứa vitamin A, C, E, vitamin B phức hợp và các khoáng chất vi lượng như magiê, canxi, kẽm và selenium.

Các axit béo omega-3 như dầu cá giúp giảm viêm và hỗ trợ miễn dịch.

Canxi citrate và vitamin D hỗ trợ xương.

Bổ sung probiotic giúp duy trì sức khỏe đường tiêu hóa và miễn dịch.

Hãy hỏi bác sĩ về bất kỳ chất bổ sung nào trước khi bạn bắt đầu sử dụng.

Các Loại Thực Phẩm Cần Kiêng Kỵ Cho Người Mất Bệnh Ung Thư Xương

Đây đều là những chất kích thích gây cản trở cho quá trình liền và tái tạo xương.

Rượu bia làm rối loạn hoạt động của những tế bào xương và còn làm các tế bào ung thư xương nhanh chóng phát triển, di căn, tăng nhanh quá trình thoái hóa xương.

Café thì lại làm giảm lượng canxi mà cơ thể hấp thụ được nên khiến xương yếu đi và dễ bị tổn thương bởi các tế bào ung thư hoặc các tác nhân bên ngoài.

Trà đặc, nước ngọt có gas, thực phẩm nhiều dầu mỡ,…

Tất cả những thứ trên đều không tốt cho bệnh nhân ung thư xương. Đặc biệt là chất béo có trong những thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể kết hợp với canxi để tạo thành một chất bọt mà cơ thể không thể hấp thụ được và buộc phải đào thải ra bên ngoài làm giảm hấp thụ canxi cho cơ thể.

Thịt chế biến sẵn:

Những loại thực phẩm này rất nhiều dầu mỡ và chất bảo quản, khá nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư xương do những chất gây ung thư xuất hiện khi thịt được nấu chín ở nhiệt độ cao hoặc được xử lý bằng các chất như nitrat rất độc và nguy hiểm.

Vậy nên, bạn cần ăn dưới 200g thịt đỏ mỗi ngày, hạn chế đến mức thấp nhất xúc xích, đồ hộp, thịt muối,…

Những thực phẩm ẩm mốc, lên men:

Đó là dưa cà muối, cá muối, thịt muối,… có thể gây bệnh ung thư hoặc khiến bệnh ung thư nghiêm trọng hơn.

Đường và đồ ngọt:

Đường là loại thực phẩm mà tế bào ung thư rất ưa thích vì nó chính là thức ăn quan trọng nhất của tế bào ung thư.

Đường giúp các tế bào ung thư liên tục phân chia, phát triển và di căn nên bạn cần hạn chế đường, đồ ngọt, bánh mứt kẹo, chocolate, nước ngọt,… khi bị ung thư xương nói riêng và bệnh ung thư nói chung.

Thực phẩm nướng, chiên rán:

Nem nướng, xúc xích nướng,… nên hạn chế vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và thúc đẩy tế bào ung thư phát triển nhờ formol – một hóa chất gây ung thư được sinh ra trong quá trình nướng thức ăn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn!

Ngọc Nguyễn