Xem Nhiều 5/2024 # Tìm Hiểu Các Phương Pháp Phẫu Thuật Ung Thư Gan # Top 0 Yêu Thích

Phẫu thuật ung thư gan được coi là phương pháp duy nhất và tốt nhất có thể chữa khỏi ung thư gan ở giai đoạn đầu tiên của ung thư, tuy nhiên các phương pháp phẫu thuật ung thư gan cũng ẩn chứa nhiều rủi ro.

Ung thư gan là bệnh lý trong đó các tế bào ác tính phát sinh từ các mô trong gan.

Mỗi năm tại Việt Nam có 22.000 người tử vong vì ung thư gan. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, chiếm 60% các trường hợp mắc bệnh. Tỷ lệ người mắc ung thư gan cũng tăng mạnh theo tuổi tác, khoảng 70% số bệnh nhân thuộc nhóm tuổi từ 65 trở lên.

Để chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ có thể chỉ định:

Xét nghiệm máu: nhằm tìm ra các chỉ dấu sinh hóa, miễn dịch (do tế bào ung thư gan tiết ra) giúp phát hiện ung thư sớm, trước khi xuất hiện khối u để chẩn đoán sớm là vấn đề cấp thiết trên toàn thế giới. Với ung thư gan, chất chỉ điểm có giá trị cao nhất là AFP (Alpha-fetoprotein). Nhưng chất này không hiệu quả với bệnh ung thư khác và một số trường hợp mang thai vì thai phụ thường có biểu hiện tăng nồng độ AFP. Do đó, người bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm tầm soát ung thư gan khác.

Siêu âm: Đây là một trong những cách giúp quan sát toàn bộ gan để phát hiện sớm và rõ ràng nhất những bất thường hay bệnh ung thư gan..

Chụp CT: Khi tiến hành chụp CT, các bác sĩ sẽ thấy hình ảnh chi tiết của gan từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, để hình ảnh hiện lên rõ hơn, các bác sĩ có thể thực hiện thêm một thủ thuật nhỏ là tiêm thuốc nhuộm vào tĩnh mạch rồi mới tiến hành thực hiện tầm soát ung thư gan.

Sinh thiết: bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để kết luận ung thư gan.

2. Tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ung thư gan

Trong giai đoạn sớm của ung thư gan thì mổ ung thư gan là một trong các giải pháp được các bác sĩ lựa chọn để chữa ung thư gan cho bệnh nhân:

Mục đích của các phương pháp phẫu thuật ung thư gan

Phẫu thuật ung thư gan giúp loại bỏ những khối u và một số mô lành xung quanh. Mổ ung thư gan có cơ hội thành công rất cao nhất là trong các trường hợp khối u nhỏ hơn 5cm.

Trong trường hợp khối u đã lan ra ngoài gan hoặc người bệnh có những bệnh khác, bác sĩ sẽ không ưu tiên lựa chọn biện pháp phẫu thuật ung thư gan.

Các dạng phẫu thuật điều trị ung thư gan

Có 2 loại phẫu thuật ung thư gan được sử dụng khi điều trị ung thư gan:

Được sử dụng khi ung thư chưa lan ra ngoài gan, gan được hiến tặng thích hợp. Các tiêu chí để thực hiện ghép gan như kích thước khối u, khối u đơn 5cm hoặc 3 khối u đều có kích thước bé hơn 3cm.

Mổ ung thư gan bằng ghép gan đem đến cơ hội sống cao cho bệnh nhân tuy nhiên việc tìm gan hiến tặng vô cùng khó khăn. Ngoài ra sau phẫu thuật người bệnh cũng cần được theo dõi để xem cơ thể có từ chối cấy ghép hay không hay khối u có tái phát không. Người bệnh sẽ cần sử dụng thuốc để ngăn cơ thể xảy ra phản ứng đào thải với gan ghép này.

Sử dụng khi ung thư chỉ nằm ở 1 phần của gan, các phần còn lại của gan hoạt động tốt. Sau khi loại bỏ, gan có thể phát triển lại kích thước bình thường sau vài tuần. Tuy nhiên phẫu thuật cắt bỏ này có thể không tốt nếu người bệnh có tiến triển xơ gan dù khối u chưa phát triển lớn.

Do máu thường xuyên đi qua gan nên việc phẫu thuật loại bỏ một phần của gan mang đến nguy cơ chảy máu cao:

Rủi ro thường gặp trong phẫu thuật loại bỏ một phần của gan

Rủi ro thường gặp trong ghép gan

Ghép gan ngoài đem đến những rủi ro tương tự loại bỏ một phần của gan còn đem đến các rủi ro nguy hiểm khác như:

Tác dụng phụ của thuốc

Khi phẫu thuật người bệnh được dùng thuốc ngăn hệ thống miễn dịch từ chối gan, tăng khả năng chấp nhận của gan được hiến tặng. Tuy nhiên các loại thuốc này lại có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như:

Thúc đẩy ung thư phát triển nhanh hơn do miễn dịch bị ức chế

Nhiễm trùng nặng

Cholesterol cao

Tiểu đường

Suy yếu thận, xương

Cao huyết áp

Tăng lông trên cơ thể

Từ chối gan

Khi ghép một gan mới vào cơ thể sẽ xảy ra phản ứng từ chối gan mới được tiếp nhận bởi cơ thể được thiết kế các cơ chế bảo vệ khỏi các thành phần khác, dẫn đến việc không tiếp nhận gan được hiến tặng

Sau phẫu thuật bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu thường xuyên để xác định người bệnh có bị từ chối gan ghép hay không, nếu có sự xuất hiện của các enzym gan có khả năng cơ thể đã từ chối gan mới và bác sĩ phải thực hiện sinh thiết gan để xác định chính xác.

Ngoài ra một số dấu hiệu của việc từ chối gan có thể nhận ra như đau, sốt cao, vàng da, đau bụng…

4. Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật ung thư gan, bệnh nhân cần phải bổ sung nhiều loại thực phẩm nhằm nâng cao miễn dịch của cơ thể, chống lại tế bào ung thư như:

Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi hoặc các loại nước ép trái cây nhầm bổ sung vitamin cho cơ thể

Có thể bổ sung các loại bo bo, hạnh nhân, sứa biển, hàu biển…

Không hút thuốc lá, uống rượu bia và cần tránh các thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ

Bổ sung chất đạm calo chất xơ, các thực phẩm ít cholesterol như thịt nạc, trứng, sữa, các sản phẩm làm từ đậu

Tuy nhiên nên tránh các thực phẩm quá nhiều chất xơ

Nếu bệnh nhân bị sốt thì cần uống nhiều nước, giải nhiệt

Nếu bị ói mửa, nôn nhiều thì cần kiêng ăn, tránh kích ứng dạ dày

Nếu bị chướng bụng hạn chế ăn thực phẩm có nhiều muối.

Ngoài vấn đề ăn uống, vấn đề đi lại cũng là một vấn đề cần lưu ý cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ban đầu cơ thể bạn sẽ gần như không thể vận động, tuy nhiên sau 1 2 ngày sau phẫu thuật bạn sẽ được khuyến khích ngồi dậy rời khỏi giường, ngồi trên ghế. Sau vài ngày việc đi lại sẽ dễ dàng hơn và bạn sẽ cảm thấy cơ thể phục hồi trở lại.