Xem Nhiều 5/2024 # Tư Vấn Sức Khỏe: Hút Thuốc Lá Có Gây Ung Thư Gan Không? # Top 0 Yêu Thích

Thuốc lá có gây ung thư gan không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi mà tình trạng hút thuốc và tỷ lệ các ca mắc ung thư gan ngày càng gia tăng ở mức báo động. Hãy cùng Nhà thuốc Thanh Nghị tìm hiểu rõ điều này trong bài viết dưới đây.

1. Hút thuốc lá có gây ung thư gan không?

Câu trả lời là Có, chắc chắn là Có.

a. Tại sao hút thuốc lá gây ung thư gan?

– Hơn 60 hóa chất trong khói thuốc được lọc qua gan, gây viêm gan mãn tính, hình thành các vết sẹo trên gan. Hút thuốc lá làm sản sinh ra các chất hóa học tiềm ẩn tế bào độc hại làm tăng nguy cơ tử vong và xơ hóa.

Thêm vào đó, hút thuốc làm tăng việc sản sinh các cytokine gây viêm (IL-1, IL-6 và TNF-α) có thể gây tổn thương tế bào gan.Từ đó, làm tăng nguy cơ viêm gan B, C, u gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Tỷ lệ hút thuốc tăng đồng nghĩa với nguy cơ gia tăng mắc ung thư gan.

– Đặc biệt chất N-Nitroso trong thuốc lá gây ra các khối u ở gan và là tác nhân hàng đầu gây ra ung thư gan. Thành phần asen trong khói thuốc mà bạn hít vào cũng làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư gan.

Cùng với đó, khi tiếp xúc với khói thuốc, chức năng của gan dần hoạt động kém hiệu quả trong việc loại bỏ các độc tố xâm nhập vào cơ thể, đẩy nhanh sự phát triển bệnh và làm tăng nguy cơ bị ung thư gan.

b. Mối quan hệ giữa ung thư gan, thuốc lá và viêm gan B:

* Tác động của thuốc lá tới viêm gan B, ung thư gan:

Các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ khiến cho một người có khả năng triển ung thư tế bào gan cao hơn. Nhiễm trùng mạn tính với viêm gan virus B và C cũng như hút thuốc lá là các yếu tố nguy cơ được xác định gây ung thư gan.

Người bị nhiễm cả hai virus B và C có nguy cơ phát triển viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan cao. Thủ phạm chính gây nên bệnh ung thư gan là virus viêm gan B. Người bị nhiễm viêm viêm gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 200 lần so với người không bị nhiễm loại virus này.

Viêm gan B là gì?: Đây là bệnh do virus viêm gan B gây ra, có thể gây bệnh nhẹ kéo dài vài tuần hoặc làm bạn bệnh nặng, khó điều trị.

Viêm gan siêu vi B có hai loại là cấp tính (là bệnh ngắn hạn xảy ra trong vòng 6 tháng đầu tiên sau khi người bệnh tiếp xúc với siêu vi khuẩn viêm gan B) hoặc mãn tính (một căn bệnh lâu dài xảy ra khi virus viêm gan B vẫn còn tồn tại trong cơ thể con người, có thể dẫn đến: xơ gan, ung thư gan, thậm chí tử vong).

Vậy, hút thuốc lá có bị viêm gan B không?

Câu trả lời là có. Thuốc lá được cho là một trong những tác nhân chính gây ra bệnh viêm gan B, xơ gan, u gan và ung thư gan. Giữa chúng có mối quan hệ “hỗ trợ”, tỷ lệ thuận với nhau, càng hút nhiều thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh viêm gan B càng cao.

Với những người đã có trong cơ thể virus viêm gan B và được sự “hỗ trợ” của N-Nitroso trong khói thuốc lá thì nguy cơ cao viêm gan B sẽ phát triển thành mãn tính, gây ra xơ gan, ung thư gan.

Trước khi để bản thân và gia đình mắc phải căn bệnh ung thư gan quái ác tốt nhất nên duy trì lối sống khoa học, tránh tiếp xúc với các nguồn tác nhân gây viêm gan B, ung thư.

Đặc biệt nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt, đi kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ để phát hiện bệnh và tăng hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh.

MỘT SỐ THÔNG TIN HỮU ÍCH CHIA SẺ VỚI BẠN

2. Tổng quan về bệnh ung thư gan:

a. Ung thư gan là gì?

Ung thư gan là ung thư phát sinh từ tế bào gan (ung thư gan nguyên phát) viết tắt là HCC. Bệnh chiếm 80% tổng số ca mắc ung thư gan, xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 50-60 tuổi và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Ung thư gan phát sinh từ tế bào gan, đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Ngoài ra còn có ung thư di căn gan. Đây là loại ung thư xuất phát từ tế bào của các bộ phận khác rồi lan, xâm lấn đến gan.

Tùy thuộc tế bào ung thư xuất phát từ cơ quan nào di căn đến gan mà sẽ gọi tên bệnh theo đó: ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa,…

b. Nguyên nhân ung thư gan:

* Viêm gan siêu vi:

Viêm gan do vi-rút là một nhóm các bệnh truyền nhiễm dựa trên gan, do nhiều loại siêu vi viêm gan khác nhau gây ra: viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. Trong đó, yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây ra ung thư gan là nhiễm trùng mãn tính với viêm gan B.

Những bệnh này dẫn đến xơ gan và “biến” ung thư gan trở thành loại ung thư phổ biến nhất ở nhiều nơi trên thế giới.

Người bị nhiễm cả hai loại virus B và C có nguy cơ phát triển viêm gan mãn tính, xơ gan và ung thư gan cao.

* Chất độc hại Aflatoxin trong nấm mốc: Aflatoxin là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư rất lớn, các chất chuyển hóa của toxigenic flavus và Aspergillus Aspergillus ký sinh sẽ tạo ra sự trao đổi chất, phổ biến tồn tại trong các loại ngũ cốc như ngô, lạc, gạo, lúa mì và các loại ngũ cốc khác bị mốc..

* Nguồn nước ô nhiễm: sử dụng nguồn ngước bị ô nhiễm thường có tỉ lệ mắc ung thư gan và tỉ lệ tử vong rất cao. Đặc biệt nếu trong nguồn nước có mặt của các hợp chất: cacbon tetraclorua, chloroform, trichloro, tetrachloroethylene, trichloroethane,… thì nguy cơ mắc ung thư gan khá cao.

* Tiếp xúc các hóa chất gây ung thư gan phổ biến nhất là các hợp chất N-nitroso có nhiều trong khói thuốc lá. Cùng với đó uống rượu kéo dài dẫn tới xơ gan là nguyên nhân thường gặp nhất của ung thư gan trên toàn thế giới. Những người bị xơ gan do rượu nếu ngừng uống khoảng 10 năm thì sau đó cũng tiến triển tới ung thư gan.

Ở nước ta, hậu quả của chiến tranh để lại với hàng triệu tấn chất độc màu da cam có chứa chất Dioxin cũng là một yếu tố nguy cơ chính gây nên căn bệnh này. * Yếu tố di truyền: Ung thư tế bào gan cũng xuất hiện ở trên 30% bệnh nhân bị ứ sắt có tính chất di truyền.

c. Biểu hiện triệu trứng và mức độ nguy hiểm của ung thư gan:

Bệnh ung thư gan thường khó phát hiện, chỉ xuất hiện một vài triệu chứng như: sút cân, chán ăn, đau thượng vị, buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, gan to, đau bụng, bụng sưng, tụ dịch trong bụng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu tối, mẩn ngứa,…

Thông thường người bệnh thường chủ quan và dễ dàng bỏ qua, tự ý mua thuốc về điều trị triệu chứng có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn muộn, khối u tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao.

Triệu chứng nghèo nàn, thường bị bỏ qua, khi phát hiện thì đã ở giai đoạn cuối.

Nếu tế bào ung thư chỉ mới phát triển hạn chế trong gan, bệnh nhân vẫn có thể kéo dài thời gian sống đến 5 năm, hoặc có thể hơn nếu điều trị sớm và đúng phương pháp. Còn với các trường hợp tế bào ung thư đã phát triển và di căn thì tỷ lệ sống 5 năm chỉ có 2 – 7%.

Thay vì trông chờ sự tiến bộ của y học tìm ra phương pháp chữa trị ung thư, hãy tự cứu lấy mình và người thân bằng cách tránh xa thuốc lá càng sớm càng tốt.