Đề Xuất 5/2024 # Góc Hỏi Đáp: Gan Nhiễm Mỡ Có Nên Ăn Thịt Bò Không Thưa Bác Sĩ? # Top 3 Yêu Thích

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể ăn một lượng thịt bò thích hợp

Thịt bò chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nhưng nó cũng có những điều cấm kỵ khi sử dụng. Nếu như sử dụng không hợp lý, có thể sẽ mang đến những nguy nhiểm nhất định cho sức khỏe.

– Thịt bò và thịt lợn không nên ăn cùng nhau

Thịt bò và thịt lợn không ăn cùng nhau – đây là câu nói đã có từ xa xưa. Từ góc độ của Đông y mà xét thì thịt lợn có tính axít lạnh, âm hàn còn thịt bò có tính ấm, bổ lá lách, ích khí. Hai thứ, một nóng một lạnh, về tính chất là mâu thuẫn nhau, do đó không thích hợp để ăn cùng.

– Không nên ăn quá lượng

Đông y cho rằng thịt bò có tác dụng bổ trung ích khí, tốt cho tỳ vị, tăng cường gân cốt, tiêu đờm. Thịt bò tốt cho người trung khí không đủ (trung khí trong Đông y chỉ khí trong dạ dày, có tác dụng tiêu hoá thức ăn và dinh dưỡng của cơ thể), hụt hơi, thể lực yếu, gân cốt bủn rủn, thiếu máu, mặt vàng, cơ thể gầy còm, chóng mặt, hoa mắt. Lượng thịt bò thích hợp cho mỗi bữa khoảng 80g. Theo các bác sĩ, nếu như thường xuyên sử dụng nhiều loại thực phẩm này sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến và ung thư đại tràng.

– Trẻ em và người già nên hạn chế ăn

Trong thịt bò có nhiều cholesterol, nhiều mỡ cho nên người già, trẻ em và những người tiêu hóa kém thì không nên ăn nhiều.

– Không nên uống cùng rượu trắng

Nếu như ăn thịt bò và uống rượu trắng cùng lúc sẽ khiến cho răng lợi dễ bị nhiễm trùng, bởi rượu trắng là đồ uống có tính nóng nên nếu như người hay bị nóng trong mà lại uống rượu khi ăn thịt bò thì giống như đổ dầu vào lửa, rất không tốt cho cơ thể.

– Thịt bò không được nướng cháy

Thịt bò không được nướng, hun để tránh sản sinh ra chất gây ung thư như: nitrosamine và benzopyrene… có hại cho sức khỏe.

– Cẩn thận bị trúng độc khi kết hợp với thực phẩm khác

+ Thịt bò kết hợp cùng đường đỏ sẽ dẫn đến trướng khí.

+ Thịt bò kết hợp cùng đồ muối (rau, dưa muối) sẽ dễ bị trúng độc.

+ Thịt bò kết hợp cùng cá nheo, ốc đồng sẽ có thể bị trúng độc.

+ Thịt bò kết hợp cùng đậu tương sẽ có thể làm tổn thương ngũ tạng.

Đối với những người có sức khỏe bình thường có thể ăn theo nhu cầu, chế biến tùy thuộc vào khẩu vị (luộc, xào, hấp, sốt vang….). Tuy vậy, mọi người tuyệt đối không nên ăn thịt bò sống hay tái vì có thể lây nhiễm bệnh. Bởi quy trình chăn nuôi và giết mổ gia súc, vận chuyển và bảo quản thịt ở nhiều nơi chưa đảm bảo vệ sinh.

Theo các chuyên gia y tế, gan nhiễm mỡ xảy ra khi mỡ trong gan bị ứ lại. Thông thường, lượng mỡ trong máu ở mức 3 – 5% trọng lượng gan. Khi bị gan nhiễm mỡ tức là lượng mỡ trong gan ở mức 5 – 25% trọng lượng gan.

Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh phổ biến ngày nay. Theo thống kê, có tới 20% người trưởng thành bị bệnh gan nhiễm mỡ. Theo số liệu từ Bộ Y tế, con số này đang tăng lên trong những năm gần đây. Điều đáng nói ở đây, gan nhiễm mỡ là nguyên nhân gây nên hàng loạt bệnh lý như: ung thư gan, xơ gan….

Ước tính, có 20% số người bị gan nhiễm mỡ biến thành xơ gan và 5% có khả năng phát triển thành ung thư gan. Được biết, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không khoa học. Muốn đẩy lùi được căn bệnh này, mỗi người cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.

Chế độ ăn cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ

– Ăn nhiều rau củ quả

Rau, củ, quả: đây là những thực phẩm lý tưởng cho người bệnh gan nhiễm mỡ vì có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Ví dụ như là:

Ngô: chứa nhiều acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng.

Nấm hương: chứa nhiều chất làm giảm lượng cholesterol trong máu và tế bào gan.

Lá sen: giảm mỡ máu, gairm béo và chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Dùng để uống hoặc nấu cháo lá sen.

Rau cần: chứa nhiều virtamin, tác dụng mát gan, hạ cholesterol, thúc đầy quá trình bài tiết các chất thải và làm sạch huyết dịch.

Những loại rau tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống…những loại quả như cà chua, mướp đắng, dưa gang, dưa chuột…có công dụng gải nhiệt làm mát gan, thanh nhiệt…

– Dầu thực vật:

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên kiêng mỡ động vật và thay vào đó là nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương…những loại dầu này chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol.

– Cá tươi, nhộng tằm:

Những loại cá tươi hay nhộng tằm được xem là 1 trong những thức ăn rất tốt cho gan trong trường hợp bị gan nhiễm mỡ nhờ có khả năng hạn chế lượng cholesterol cũng như củng cố chức năng gan.

– Hoa atisô:

Người bệnh gan nhiễm mỡ có thể dùng hoa atisô để hầm với nấm hương và tàu hủ ki để bổ sung dinh dưỡng và tốt cho gan.

– Bưởi, cam chanh, táo:

Ngoài ra các loại quả như bưởi, cam, chanh táo cũng rất có ích cho việc điều trị gan nhiễm mỡ. Trong quá trình điều trị bệnh thì bệnh nhân cần tránh những công việc áp lực cao và việc nặng nhọc, nên nghĩ ngơi xã hơi và rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị để có hiệu quả cao.

cam, chanh, bưởi rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ​

Bệnh gan nhiễm mỡ phải kiêng rượu bia

Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị gan nhiễm mỡ thì chế độ ăn uống là một điều hết sức quan trọng. Góp phần không nhỏ vào việc điều trị bệnh. Một số món ăn người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn được các chuyên gia khuyên dùng như:

– Công dụng của cà rốt: Sẽ rất thiếu sót nếu chúng ta không sử dụng cà rốt trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ. Đây là loại thực phẩm cung cấp nguồn carotenoid rất dồi dào. Có tác dụng giữ cho gan khỏe mạnh. Hỗ trợ quá trình sản xuất mật ở gan để loại bỏ các chất thải trong cơ thể. Hơn nữa còn cung cấp lượng nước giúp quá trình lọc và trữ máu của gan đạt nhiều hiệu quả. Trong cà rốt cũng chứa một lượng chất xơ dồi dào hồ trợ quá trình tiêu hóa. Như vậy cà rốt có rất nhiều tác dụng đốt với gan đặc biệt trong chữa bệnh gan nhiễm mỡ.

– Cách thực hiện

+ Chuẩn bị: 3 củ cà rốt, 2 thìa dầu ăn. 1/2 củ hành tây, nửa chén gạo tẻ, 1 bát nước dùng gà, gia vị vừa đủ

+ Ngâm gạo trong nước trước khi nấu khoảng 30 phút.

+ Cho dầu ăn vào chảo đun nóng rồi khử hành tây trong vòng 2-3 phút.

+ Tiếp tục bỏ cà rốt và thịt gà thái nhỏ vào xào thêm vài phút nước, nêm một ít gia vị.

+ Bỏ gạo vào rồi cho nước dùng gà ngập đến nửa nồi. Tiếp tục nêm nếm cho vừa miệng rồi hầm liên tục đến khi cho gạo nở và cà rốt chín là được.

– Công dụng của nấm hương: Nấm hương chứa nhiều dinh dưỡng, chủ yếu chứa các thành phần protein, chất béo, đường, chất xơ, vitamin A1, B1, B2, D và niacin ( nicotinie), cholin và hơn 30 loại enzyme, 18 loại axit amin. Đặc biệt thành phần axit oleic và axit béo không bão hòa rất có ích trong việc điều trị gan nhiễm mỡ. Giúp làm giảm cholestrol trong máu cũng như trong tế bào gan.

– Hướng dẫn

+ Chuẩn bị: nấm hương, mộc nhĩ, thịt và gia vị…

+ Nấu nước sôi rồi thêm thịt vào cho ngọt nước.

+ Thêm nấm hương vào rồi nêm gia vị cho vừa ăn là được.

Canh nấm hương

– Tác dụng của rau cần và câu kỷ tử: Rau cần có rất nhiều vitamin và chất dinh dưỡng giúp thúc đẩy bài tiết chất cặn bã, hạ cholestrol trong máu, làm sạch máu và mát gan. Còn câu kỷ tử là một vị thuốc rất hữu ích trong dân gian giúp thúc đẩy tăng sinh tế bào, cải thiện chuyển hóa chất béo.

– Hướng dẫn

+ Chuẩn bị: 100g lá cần tây, 100g lá câu kỷ tử, gạo và gia vị

+ Bỏ gạo và nước vào nồi rồi nấu cho chín.

+ Thêm lá cần tây và câu kỷ tử vào nấu cho chín rồi nêm gia vị cho vừa miệng.

– Công dụng của ngô: Ngô là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều loại axit béo không no. Có khả năng thúc đẩy chuyển hóa của chất béo nói chung và cholestrol nói riêng.

– Hướng dẫn

+ Chuẩn bị: ngô đã tách hạt, tôm khô ngâm nước để ráo, hành lá, bơ thực vật và gia vị

+ Cho chảo nóng rồi thêm ít dầu ăn và gia vị

+ Đợi hành thơm rồi cho ngô và tôm khô vào. Xào cho chín rồi nêm gia vị vừa ăn

+ Thêm bơ thực vật vào rồi xào thêm cho ngấm gia vị

+ Thêm một ít hành rồi tắt bếp